Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường vốn
Phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ngày 29/3, ông Xu Zhibin, Phó giám đốc Cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc (SAFE), cho biết Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chuyển vốn vào và ra khỏi nước này, đồng thời nới lỏng quy định với thị trường tài chính.
Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trước tình hình căng thẳng địa chính trị gia tăng. Ông Xu Zhibin cho biết: “Chúng tôi sẽ dần thúc đẩy việc mở cửa thị trường vốn ở cả hai chiều, và tăng cường sự kế nối giữa các thị trường tài chính trong và ngoài nước”. Quan chức này cho biết thêm Trung Quốc sẽ mở rộng các loại hình và phạm vi đầu tư để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn vào thị trường tài chính nước này.
Ông Xu cũng cam kết sẽ hỗ trợ các công ty có chất lượng của Trung Quốc bán cổ phiếu và trái phiếu ở các thị trường nước ngoài, cũng như khuyến khích các quỹ đầu tư quốc gia và các nhà đầu tư tổ chức khác đầu tư một cách có trật tự.
Những năm qua, nhiều nhà đầu tư toàn cầu đã rời khỏi, hoặc giảm sự tập trung vào thị trường Trung Quốc, trước những lo ngại về thể trạng kinh tế, định hướng chính sách của nước này, cũng như căng thẳng Mỹ-Trung.
Trong khi đó, hoạt động niêm yết tại nước ngoài của các công ty Trung Quốc đang giảm xuống, dò sự kiểm soát gắt gao hơn về an ninh quốc gia và dữ liệu của cả Chính phủ Trung Quốc và các nước phương Tây.
Trung Quốc cam kết duy trì cải cách và mở cửa thị trường
Ngày 30/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường khẳng định Trung Quốc sẽ theo đuổi cải cách, mở cửa và phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, bất kể tình hình thế giới thay đổi như thế nào.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phát biểu khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) năm 2023 tại Bác Ngao, tỉnh Hải Nam (miền Nam Trung Quốc), Thủ tướng Lý Cường nêu rõ thông qua chủ trương trên, Trung Quốc sẽ không chỉ mang đến động lực mới cho nền kinh tế thế giới, mà còn chia sẻ với thế giới cơ hội và lợi ích từ sự phát triển của nước này. Đánh giá về kinh tế Trung Quốc, Thủ tướng Lý Cường nhận định tình hình kinh tế nước này trong tháng 3 có sự cải thiện so với 2 tháng đầu năm. Các chỉ số kinh tế quan trọng như mức tiêu thụ và đầu tư tiếp tục cải thiện, trong khi tỷ lệ việc làm và giá cả nhìn chung ổn định. Dự kiến Trung Quốc sẽ công bố loạt biện pháp mới nhằm mở rộng tiếp cận thị trường, tối ưu hóa môi trường doanh nghiệp và tạo điều kiện cho việc thực thi dự án. Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc có lòng tin và năng lực thúc đẩy nền kinh tế bứt phá, duy trì tăng trưởng ổn định và bền vững, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của kinh tế thế giới.
Nền kinh tế thứ hai thế giới đang trên đà phục hồi sau khi nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2022 sau khi bỏ lỡ mục tiêu của năm 2022.
Hội nghị BFA diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28-31/3, với chủ đề "Một thế giới không chắc chắn: Đoàn kết và hợp tác để phát triển giữa những thách thức". Năm nay là lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hội nghị khôi phục đầy đủ các cuộc họp trực tiếp, với sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu từ các chính phủ, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và truyền thông từ hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới. Các đại biểu năm nay tập trung thảo luận sâu về chủ đề của hội nghị và 4 module cấu thành chủ đề hội nghị, bao gồm "Phát triển và Toàn diện", "Hiệu quả và An ninh", "Khu vực và Toàn cầu" cùng "Hiện tại và Tương lai", tìm kiếm các con đường phát triển trong thời kỳ hậu COVID-19 và tăng cường hợp tác trong cộng đồng quốc tế.
Khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2023 Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, sáng 30/3, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) năm 2023 đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Bác Ngao, tỉnh Hải Nam (miền Nam Trung Quốc). Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác...