Trung Quốc cam kết không xây dựng tại bãi cạn Scarborough
Chủ tịch Trung Quốc cam kết với tổng thống Philippines rằng Bắc Kinh sẽ không xây công trình trên bãi cạn Scarborough, khu vực hai nước có tranh chấp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: GMA Network.
“Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết với Tổng thống Rodrigo Duterte rằng họ sẽ không cải tạo và xây công trình trên bãi cạn Scarborough”, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm nay phát biểu với báo giới.
Theo Yasay, ông Tập đưa ra cam kết trên trong cuộc gặp song phương với ông Duterte tại Bắc Kinh hồi tháng 10.
Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, hồi đầu tháng 2 cho biết ông tin Trung Quốc cuối cùng sẽ chiếm Scarborough, bãi cạn chỉ cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Manila lo ngại Bắc Kinh tìm cách xây dựng trên bãi cạn Scarborough, động thái “không thể chấp nhận” ở vùng biển này.
Video đang HOT
Bắc Kinh đã xây dựng trên một số đảo nhỏ và bãi cạn ở Biển Đông, đặt căn cứ quân sự trên một vài điểm trong số này. Giới phân tích nói rằng các căn cứ tương tự ở Scarborough có thể giúp Trung Quốc kiểm soát quân sự một cách có hiệu quả ở Biển Đông, điều Mỹ từng tuyên bố không chấp nhận.
Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012, sau đó thường xuyên điều tàu đến khu vực trên và ngăn ngư dân Philippines tiếp cận ngư trường xung quanh.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc bị nghi xây 20 nhà chứa tên lửa ở Biển Đông
Trung Quốc được cho là gần như hoàn thành hơn 20 công trình có thiết kế giống nhà chứa tên lửa đất đối không tầm xa trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Nhà chứa máy bay và các cấu trúc lạ Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập của Việt Nam. Ảnh: CSIS
"Trung Quốc không xây các công trình ở Biển Đông mà không có ý đồ, các cấu trúc này giống như nhà để tên lửa SAM", Reuters hôm nay dẫn lời một quan chức tình báo Mỹ giấu tên.
Quan chức Mỹ cho rằng các cấu trúc mới do Trung Quốc đang xây dựng trái phép có thể giúp Bắc Kinh mở rộng "chiếc ô phòng không".
Một quan chức khác nói các cấu trúc này dài khoảng 20 m, cao 10 m. Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết Mỹ duy trì cam kết "không quân sự hóa ở Biển Đông", kêu gọi các bên hành động phù hợp luật pháp quốc tế.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra bình luận về phát ngôn của các quan chức Mỹ.
Các cấu trúc có mái di động do Trung Quốc xây trái phép trên đá Subi, Vành Khăn, Chữ Thập thuộc Trường Sa của Việt Nam, bị các quan chức Mỹ coi là hành động leo thang quân sự.
Tháng 12/2016, Greg Poling, chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), Washington, cho biết Trung Quốc dường như lắp đặt vũ khí gồm súng phòng không và hệ thống tên lửa đối không trên cả 7 thực thể cưỡng chiếm trái phép của Việt Nam tại Trường Sa.
Chas Freeman, cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, nói ông nghiêng về giả thuyết Trung Quốc đưa vũ khí lên các đảo nhân tạo xây trái phép là để phục vụ mục đích quân sự, củng cố yêu sách chủ quyền, hơn là tín hiệu chính trị gửi tới Mỹ.
Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hồi tháng 1, Ngoại trưởng Rex Tillerson tuyên bố Trung Quốc cần phải bị cấm lên các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Tillerson xem hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông là "cực kỳ đáng lo ngại" và nó là mối đe dọa "nền kinh tế toàn cầu" nếu Bắc Kinh có thể ra lệnh cho việc ra vào ở vùng biển này, vốn có tầm quan trọng quân sự chiến lược và là tuyến thương mại lớn.
Văn Việt
Theo VNE
Trung Quốc tức tối vì Mỹ điều nhóm tác chiến tàu sân bay tới tuần tra Biển Đông Trung Quốc phản đối các nước có hành động với lý do tự do đi lại để gây ảnh hưởng xấu đến nước này, sau khi Mỹ điều một nhóm tác chiến tàu sân bay tới tuần tra Biển Đông. Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Xinhua. Nhóm tác chiến tàu sân bay 1 (CSG 1), hải quân...