Trung Quốc cam kết không đánh cắp thông tin tình báo của Anh
Trung Quốc cam kết sẽ không đánh cắp thông tin tình báo của Vương quốc Anh và cải thiện vấn đề nhân quyền. Cam kết này đã được đưa ra trong chuyến công du của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Anh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong buổi yến tiệc của Hoàng gia Anh – Ảnh: Reuters
Thủ tướng Anh David Cameron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng đưa ra tuyên bố mà 2 nhà lãnh đạo này thỏa thuận và đạt được sau hội đàm trong ngày thứ 2 viếng thăm Vương quốc Anh của ông Tập.
Trung Quốc cam kết sẽ không sử dụng tình báo mạng để đánh cắp thông tin, bí mật thương mại của Anh. Cam kết của lãnh đạo Trung Quốc được thể hiện trong thỏa thuận an ninh được ký giữa Bắc Kinh và London, The Guardian ngày 21.10 đưa tin.
Thủ tướng Cameron xem thỏa thuận an ninh mạng là bước đi đầu tiên trong mối quan hệ hợp tác rộng hơn giữa Trung Quốc và Anh trong lĩnh vực an ninh, theo đó hai bên sẽ không dung túng và thực hiện hoạt động tình báo để lấy cắp thông tin bí mật về kinh doanh hoặc sở hữu trí tuệ của nhau.
Theo cơ quan theo dõi an ninh mạng của Anh, những cuộc tấn công mạng có tính chất gây rối nhắm vào các công ty của Anh phần lớn đến từ Trung Quốc và Nga.
Thỏa thuận an ninh mạng giữa Trung Quốc và Anh được nói là tương tự thỏa thuận giữa Trung Quốc và Mỹ ký hồi tháng 9.2015 trong chuyến công du của ông Tập đến Mỹ. Tuy nhiên, theo nhóm giám sát an ninh mạng của Mỹ CrowdStrike, thỏa thuận trên dường như đã bị xâm phạm khi xuất hiện những vụ tấn công mạng tiếp theo từ Trung Quốc sau khi thỏa thuận ký kết không lâu.
Ngoài an ninh mạng, Chủ tịch Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ cải thiện vấn đề nhân quyền và sẵn sàng hợp tác với nhiều nước, trong đó có Mỹ và Anh, về vấn đề được xem là nhạy cảm này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Sáu vấn đề 'nóng' chờ Chủ tịch Trung Quốc ở Nhà Trắng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đối mặt với nhiều vấn đề nóng mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt ra trong chuyến công du lần đầu tiên đến Mỹ vào cuối tuần này của ông Tập.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đối mặt với sáu vấn đề nóng ở phòng Bầu dục - Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn của Mỹ AP ngày 21.9 cho rằng có 6 vấn đề nóng đang chờ ông Tập ở phòng Bầu dục của Nhà Trắng. Ông sẽ phải giải đáp những câu hỏi liên quan đến 6 vấn đề nóng này với chủ nhân Nhà Trắng.
1. An ninh mạng
Vụ tấn công của tin tặc, được cho do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn, nhắm vào các cơ quan chính phủ và công ty Mỹ là khởi nguồn làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Trung Quốc bị nghi ngờ đánh cắp thông tin, dữ liệu của hàng triệu nhân viên, quan chức và công ty Mỹ. Theo AP, điều Washington quan tâm nhiều nhất là các tin tặc này lấy cắp thông tin nhằm phục vụ lợi ích của công ty Trung Quốc và nó vượt quá giới hạn của thu thập thông tin tình báo truyền thống.
Hồi tháng 5.2015, giới chức Mỹ cáo buộc 5 người được cho là của quân đội Trung Quốc đánh cắp thông tin của công ty Mỹ. Trung Quốc đã chấp thuận đưa vấn đề này vào hội đàm về không gian mạng với Mỹ, trong khi Washington cho biết đang nghiên cứu giải pháp trừng phạt gián điệp công nghiệp, dù biện pháp này có thể không chỉ nhắm vào Bắc Kinh.
2. Biển Đông
Biển Đông được xem là vấn đề nóng thứ 2 sau an ninh mạng mà Chủ tịch Trung Quốc phải đối mặt - Ảnh: Reuters
Trung Quốc vừa qua đánh tiếng thừa nhận tiến trình xây đảo nhân tạo phi pháp quy mô lớn nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền phi lý của mình trên các đảo, bãi đá ở Biển Đông. Bắc Kinh cải tạo và bồi đắp 1.210 ha đất trong vòng 18 tháng bằng cách khai thác cát ở lòng biển, gây hủy hoại môi trường.
Mỹ không có tranh chấp ở Biển Đông nhưng vẫn chỉ trích chiến dịch xây đảo nhân tạo của Bắc Kinh, Washignton cho rằng điều này gây căng thẳng và đe dọa tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế vốn đóng vai trò quan trọng cho giao thương toàn cầu.
Các nghị sĩ Mỹ gây áp lực đòi quốc hội nước này cho phép hải quân Mỹ "nắn gân" Trung Quốc bằng việc đưa tàu chiến áp sát các đào nhân tạo để khẳng định quan điểm không công nhận đòi hỏi chủ quyền vô lý của Bắc Kinh. Trung Quốc đã phản bác lại, nói rằng Washington nên tập trung chuyện của nhà mình hơn là can thiệp vào chuyện của thiên hạ.
3. Biến đổi khí hậu
Trung Quốc và Mỹ là 2 cường quốc công nghiệp có lượng khí thải lớn, vì vậy cần phải có trách nhiệm hợp tác trong việc giữ gìn môi trường trái đất.
Vấn đề môi trường đang là thách thức cho cả Mỹ và Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg
Tháng 11.2014, ông Obama và ông Tập cùng ra tuyên bố chung Trung Quốc và Mỹ sẽ cắt giảm khí thải, làm tiền đề cho lãnh đạo các nước khác trên thế giới sẽ nhóm họp vào tháng 12.2015 ở Paris, Pháp thực hiện theo. Bắc Kinh và Washington cũng tuyên bố cùng nghiên cứu và cắt giảm khí thải ở các thành phố trọng điểm của 2 nước.
4. Kinh tế
Nền kinh tế của 2 cường quốc này phụ thuộc khá chặt vào nhau khi tổng thương mại 2 chiều đạt 600 tỉ USD, nhưng cán cân thặng dư nghiêng về phía Trung Quốc. Từ lâu, Mỹ ép Trung Quốc phải áp dụng một mô hình kinh tế tự do được quyết định bởi nhu cầu nội địa hơn là xuất khẩu và đầu tư, và cho phép các công ty Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc nhiều hơn.
Trong khi đó, Trung Quốc "đủng đỉnh" cải cách kinh tế. Tổng thống Obama sẽ không bỏ lỡ cơ hội gặp ông Tập ở phòng Bầu dục để tiếp tục gây sức ép lên Trung Quốc.
Suy giảm kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng cả thị trường toàn cầu - Ảnh: Reuters
Những thay đổi Trung Quốc tạo ra góp phần làm suy thoái kinh tế, và việc can thiệp hàng tỉ USD của Trung Quốc nhằm ngăn đà tuột dốc của thị trường chứng khoán đã dấy lên nhiều câu hỏi về khả năng quản lý kinh tế của Bắc Kinh. Ngoài ra, việc phá giá đồng nhân dân tệ đặt ra nhiều lo ngại rằng Bắc Kinh đang cố gắng mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc.
5. Nhân quyền
Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp cương quyết đối với các nhà hoạt động xã hội dân sự trong những năm gần đây. Đó cũng là một phần trong nỗ lực ngăn cản quyền tự do theo kiểu phương Tây xâm nhập vào xã hội Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt hơn đối với Công giáo, nhóm tôn giáo thiểu số ở Tây Tạng và Tân Cương. Chính quyền Obama đã thẳng thắn chỉ trích về vấn đề này của Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền luôn bị các vấn đề nóng khác làm mờ đi trong chương trình nghị sự Mỹ - Trung.
6. Triều Tiên
Vấn đề của Triều Tiên cũng được đưa lên bàn thảo luận của nguyên thủ Mỹ - Trung - Ảnh: Reuters
Triều Tiên tuần qua tuyên bố khởi động lại các lò hạt nhân để chuẩn bị phục vụ các vụ phóng tên lửa với mục đích "mừng ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên" vào ngày 10.10.
Vụ sắp phóng tên lửa gây căng thẳng cho mối quan hệ truyền thống giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, nhưng ngược lại khiến Mỹ và Trung Quốc tiến lại gần nhau hơn nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát Triều Tiên. Cả Mỹ và Trung Quốc sẽ tìm cách ngăn những đòn khiêu khích của Bình Nhưỡng, dù đó là nhiệm vụ khó khăn cho cả hai.
Mỹ muốn Trung Quốc sử dụng đòn kinh tế để gây áp lực với Triều Tiên, trong khi Trung Quốc muốn Mỹ xuống nước trong cuộc đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã gián đoạn quá lâu.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Ngắm con dâu hoàng gia Anh đội vương miện dự quốc yến Buổi tiệc chiêu đãi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng là lần đầu tiên, cô con dâu "cực hot" của Hoàng gia Anh, Kate Middleton, được dự quốc yến. Cô đã chọn bộ đầm rực đỏ và cài chiếc vương miện kim cương của nữ hoàng. Kate Middleton được xếp ngồi ngay bên phải vị khách mời Tập Cận Bình -...