Trung Quốc cam kết bảo vệ “người thổi còi”
Giới chức Trung Quốc ngày 28/10 tuyên bố những người tố giác các hành vi tham nhũng hoặc những việc làm sai trái khác sẽ được bảo vệ, trong bối cảnh Bắc Kinh đang đẩy mạnh một chiến dịch chống tham nhũng.
Viện kiểm soát nhân dân tối cao của Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng lần đầu tiên cơ quan này vạch rõ các quyền lợi dành cho những người phanh phui các hành động phi pháp, trong đó có quyền được bảo vệ và tặng thưởng.
Viện hối thúc các công dân thông báo về các vụ việc theo cách thức hợp pháp thông qua các kênh chính thức và cam kết trả lời nhanh chóng.
“Sau khi nhận được báo cáo từ ai đó vốn cung cấp tên thật, Viện kiểm soát phải thực hiện một đánh giá rủi ro và áp dụng kế hoạch bảo vệ và ngăn chặn các hành vi trả đũa nhằm vào những người tiết lộ thông tin”, tuyên bố của Viện kiểm soát nhân cho biết.
Viện cũng khuyến khích các công dân thông báo qua đường dây nóng điện thoại và một trang web của chính phủ.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã đặt ưu tiên chống tham nhũng trong đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012.
Video đang HOT
Hồi năm ngoái, cơ quan chống tham nhũng của đảng – Ủy ban trung ương về kiểm tra và kỹ luật – đã thiết lập một trang web cho “những người thổi còi”.
Vào năm 2009, chính phủ đã lập một trang web dành riêng cho việc tố cáo tham nhũng. Giới chức đã điều tra vài cáo buộc trên mạng và xử phạt một số quan chức cấp thấp.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu thông tin mà trang web hiện được trong những tháng gần đây. Từ năm 2008-2012, ủy ban cho biết đã nhận được 301.000 thông tin của những người thổi còi trên mạng.
Tuy nhiên, Trung Quốc không cung cấp bảo vệ pháp lý cho “những người thổi còi” bên ngoài các kênh chính thức, như sử dụng mạng xã hội Weibo, hoặc thậm chí trên báo chí chính thống.
An Bình
Theo BBC
Snowden đã sử dụng các phần mềm "rẻ tiền" để làm NSA muối mặt
Cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), Edward Snowden đã sử dụng các phần mềm rẻ tiền và phổ biến rộng rãi để "cạo" các thông tin mật từ cơ quan này. Snowden đã thu được rất nhiều tài liệu mật theo cách mà không ai ngờ tới lại dễ như vậy.
Sử dụng phần mềm "web crawler" được thiết kế cho việc tìm kiếm, chỉ mục và sao lưu một trang web, Snowden đã "đánh cắp dữ liệu ra khỏi hệ thống của chúng tôi", một quan chức tình báo cấp cao cho biết.
"Snowden không ngồi một chổ và tải các tài liệu mật về máy tính. Quá trình này, gần như tự động", ông này cho biết thêm.
NSA, "người bảo vệ" nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công mạng tinh vi từ các quốc gia thù địch, thường là Nga và Trung Quốc, đã không thể chống nổi " kẻ thù bên trong", Snowden.
Theo các điều tra viên, phần mềm mà Snowden sử dụng khá rẻ tiền và không hề tinh vi nhưng lại thu được hiệu quả vô cùng lớn. Việc bắt giữ Snowden sẽ vô cùng sớm và dễ dàng nếu các biện pháp an ninh tại nơi anh ta làm việc được nâng cấp kịp thời.
Phần mềm "web crawler", còn được gọi là "Nhện" tự động di chuyển từ trang web này sang trang web khác, theo những liên kết được nhúng trong các tài liệu và thu thập mọi thứ trên đường đi của chúng.
Bằng cách đó, Snowden đã tải về hơn 1,7 triệu tài liệu mật, trong đó có những thông tin liên quan đến những bí mật quân sự và chương trình nghe lén gây tranh cãi của Mỹ.
Rất may cho cựu nhân viên NSA khi anh được làm việc tại Hawaii, nơi hàng rào an ninh chưa được gia cố mạnh mẽ như những nơi khác.
Một yếu tố nữa khiến Snowden thành công trong việc xâm nhập hệ thống của NSA chính là văn hóa làm việc của cơ quan này. Từ khi còn làm việc cho Dell và sau này là Booz Allen Hamilton, công ty chuyên triển khai các dịch vụ bảo mật máy tính cho Chính phủ Mỹ, Snowden dần nhận ra "lề lối" và cách thức làm việc của NSA.
Đối với "các kẻ thù từ bên ngoài", hàng rào an ninh mà NSA dựng lên cực kì chắc chắn và tinh vi, đủ sức khiến mọi kẻ tấn công phải ngao ngán. Nhưng điều đó lại hoàn toàn ngược lại đối với những người trong nội bộ, hàng rào khá thô sơ và dễ phá vỡ.
Một quan chức cấp cao giấu tên đã từ chối đưa ra nhận xét về phần mềm mà Snowden sử dụng cũng như không loại trừ khả năng này do chính anh tự viết.
Kĩ thuật tấn công lần này tương tự với những gì mà Chelsea Manning đã làm vào năm 2010 khi công bố các đoạn video và hình ảnh mật trên trang Wikileaks. Tuy nhiên, phần mềm của Snowden mạnh và hiệu quả hơn hẳn.
"NSA nắm biện pháp giải quyết chuyện này trong lòng bàn tay, nhưng đơn giản, họ đã không hành động kịp thời", James Lewis, một chuyên gia máy tính tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết.
Theo The New York Times