Trung Quốc cam kết bảo vệ 2.000 tàu cá ở Senkaku/Điếu Ngư
Các tàu cá Trung Quốc – Ảnh: AFP
Nhà chức trách Trung Quốc cam kết bảo đảm an toàn cho gần 2.000 tàu cá bắt đầu tiến vào vùng biển tranh chấp ở biển Hoa Đông vào hôm 17.9, sau khi Nhật cảnh báo sẽ bắt bất kỳ ai cố gắng đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Cục Quản lý Ngư nghiệp sẽ hỗ trợ các tàu cá trong vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Video đang HOT
Các tường thuật trước đó từ Tân Hoa xã và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết có gần 2.000 tàu cá từ tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang đang hướng đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 16.9, sau khi lệnh cấm đánh cá trong ba tháng rưỡi do Bắc Kinh áp đặt ở biển Hoa Đông hết hiệu lực.
Tân Hoa xã đưa tin ít nhất sáu tàu công vụ thuộc Cục Ngư nghiệp, Cục Hải giám Trung Quốc (CMS) và lực lượng tuần duyên đang tuần tra thường xuyên tại vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Phó Cục trưởng CMS Tiêu Hội Vũ nói với Tân Hoa xã hôm 16.9 rằng, các tàu hải giám của cục này đang hoàn thành thành công sứ mệnh xác lập chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo trong một cuộc đối đầu với tuần duyên Nhật.
Tường thuật của phóng viên đi theo một tàu hải giám tiết lộ bốn tàu tuần tra Trung Quốc đã đến cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ 1,55 hải lý và bị ba tàu tuần duyên và ba trực thăng Nhật theo dõi chặt chẽ.
Hai bên đã trao đổi các thông điệp qua sóng vô tuyến, cảnh báo phía bên kia rời khỏi vùng biển tranh chấp.
Tờ Asahi Shimbun dẫn lời một người phụ tá của Thủ tướng Yoshihiko Noda nói Nhật không thể làm ngơ nếu tàu cá Trung Quốc đến gần quần đảo tranh chấp, một động thái có thể khiến tranh chấp tăng lên một mức độ mới.
Theo tờ Asahi Shimbun, chính phủ Nhật đã kiềm chế thực hiện các hành động khiêu khích trước các cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra ở khắp Trung Quốc. Song các tường thuật về số lượng lớn tàu cá Trung Quốc hướng đến Senkaku/Điếu Ngư đã làm gia tăng lo ngại của chính phủ Nhật.
Theo TNO
Tàu chiến Anh bắt đầu tới biển tranh chấp Argentina
Ngày 4/4, tàu khu trục HMS Dauntless - một trong những tàu chiến hiện đại nhất của quân đội Anh, đã rời cảng Portsmount bắt đầu hành trình tới vùng biển Nam Đại Tây Dương, nơi có quần đảo Falklands đang tranh chấp với Argentina.
Tàu khu trục HMS Dauntless (Nguồn: Telegraph)
Tàu HMS Dauntless là tàu khu trục thế hệ mới, được trang bị hệ thống tên lửa Sea Viper có khả năng bắn hạ các mục tiêu trên không ở độ cao lên tới 115km. Sứ mệnh lần này của HMS Dauntless dự kiến kéo dài 6 tháng.Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi tròn 30 năm ngày nổ ra cuộc chiến giữa Anh và Argentina tại quần đảo Falklands mà Buenos Aires gọi là Malvinas. Trước đó, Argentina đã nhiều lần phản đối Anh "quân sự hóa" quần đảo tranh chấp này và phê phán London tiếp tục duy trì chế độ thực dân tại đây.
Quan hệ giữa Anh và Argentina liên quan quần đảo Falklands/Malvinas đã trở nên căng thẳng sau khi London cho phép các công ty thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển tranh chấp. Với tổng diện tích vùng biển bao quanh có khả năng khai thác dầu khí lên tới 400.000km2, Falklands/Malvinas được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng dầu khí khổng lồ.
Cách đây 30 năm, ngày 2/4/1982, chính quyền Argentina từng cho quân đổ bộ lên Falklands/Malvinas với mong muốn giành lại quần đảo bị Anh chiếm giữ từ năm 1833, song đã thất bại sau cuộc chiến kéo dài 74 ngày.
Năm 1995, hai nước đã ký Tuyên bố chung về về hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển Falklands/Malvinas, song Argentina đã quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bản này vào năm 2007 do Anh đơn phương tổ chức đấu thầu thăm dò và khai thác dầu khí ở đây. Đến nay, Liên hợp quốc đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, tuy nhiên, phía Anh cho rằng không tồn tại tranh chấp về chủ quyền tại Falklands/Malvinas./.
Theo TTXVN
Hàn Quốc tập trận gần vùng biển tranh chấp Quân đội Hàn Quốc hôm qua bắt đầu cuộc tập trận lớn gần biên giới tranh chấp trên biển với Triều Tiên. Tàu chiến Hàn Quốc. Ảnh: Defence talk Cuộc tập trận kéo dài hai ngày diễn ra ở gần Baengnyeong, đảo tiền tiêu trên biển Hoàng Hải. Đây là một phần của cuộc tập trận trên toàn quốc Hoguk, kéo dài từ...