Trung Quốc cấm đánh bắt ngoài khơi bờ đông Triều Tiên
Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm các tàu nước này đánh bắt ở vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông của Triều Tiên do một tranh cãi liên quan tới việc cung cấp nhiên liệu, căng thẳng mới nhất trong mối quan hệ giữa 2 đồng minh thân cận.
Các tàu cá Trung Quốc tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.
Triều Tiên hồi tháng trước đã quy định rằng các tàu Trung Quốc hoạt động hợp pháp trong vùng biển của Triều Tiên phải mua nhiên liệu từ các nhà cung cấp nước này thay vì tự mua như trước đây, chính phủ Trung Quốc cho biết hôm 8/7.
“Các chủ tàu cá và các công ty của chúng tôi tin rằng quyết định trên của Triều Tiên sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn và các hoạt động đánh bắt thông thường, gây ra những mối nguy hiểm và các rủi ro”, chính phủ Trung Quốc cho biết trên trên trang web chính thức, trích dẫn thông tin từ Bộ nông nghiệp.
Vùng biển ở phía đông Triều Tiên cũng đặc biệt mạo hiểm do “tình hình phức tạp, dễ thay đổi trên bán đảo Triều Tiên” và nằm gần Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Video đang HOT
“Nhiều trong số các tàu cá của chúng ta hoạt động ở vùng biển của Triều Tiên và nếu các tàu này không được quản lý và tổ chức tốt thì các căng thẳng ngoại giao rất dễ xảy ra”, chính phủ Trung Quốc nói thêm.
Tuyên bố trên không đề cập tới các tàu của Trung Quốc hoạt động gần bờ biển phía đông của Triều Tiên.
Hồi tháng 5, Triều Tiên đã bắt giữ một tàu cá Trung Quốc tại vùng biển ngoài khơi bờ đông, khiến Bắc Kinh nổi giận. Con tàu đã được thả sau nửa tháng nhờ có sự can thiệp của Bộ ngoại giao Trung Quốc.
Căng thẳng đã gia tăng giữa Triều Tiên và Trung Quốc dù Bắc Kinh là bên hỗ trợ chính trị và kinh tế quan trọng nhất của Bình Nhưỡng.
Một số ngân hàng Trung Quốc đã đóng băng giao dịch với ngân hàng ngoại hối chính của Triều Tiên trong bối cảnh Bắc Kinh giận dữ về việc Bình Nhưỡng tiếp tục đẩy mạnh các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc.
Theo Dantri
Nhiều kỹ sư trên tàu sân bay Trung Quốc làm việc tới chết
Tờ Washington Times ngày 13/6 đưa tin ít nhất 15 người Trung Quốc đã phải làm việc tới chết nhằm thực hiện lệnh hoàn thành tiến trình tân trang tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của nước này.
Tàu sân bay "Liêu Ninh" mang số hiệu 16 trong lễ treo quốc kỳ
Tờ báo Mỹ đã dẫn lời Wang Zhiguo, kỹ sư hệ thống của dự án tàu Liêu Ninh, hé lộ thông tin trên khi thảo luận về các con số thống kê trong quá trình tái tân trang tàu trên ấn bản mạng của tờ Nhật báo thanh niên Trung Quốc (China Youth Daily) vào ngày 31/5.
"Dự án tân trang đòi hỏi rất nhiều công việc và chúng tôi được giao hạn rất gắt, khiến một số đồng nghiệp của tôi đã tử vong", ông Wang bày tỏ đau buồn trước sự mất mát.
Ông cho biết, theo lệnh từ Bắc Kinh, tàu sân bay phải hoàn thành trong vòng 30 tháng. Nhưng cảng xây dựng lại con tàu cũ của Ukraine lại nằm ở Đại Liên, thuộc vùng đông bắc lạnh giá của Trung Quốc.
"Chúng tôi đã phải trải qua thời tiết đóng băng, lạnh nhất trong 50 năm và nhiều dự án kỹ thuật liên quan đến việc tân trang tàu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết, mất rất nhiều thời gian", ông Wang cho biết thêm.
Tuy nhiên các lãnh đạo chính trị ở Bắc Kinh từ chối gia hạn thêm và cuối cùng tất cả công việc đã được hoàn thành chỉ trong 15 tháng, trước giới hạn 15 tháng.
Liêu Ninh được biên chế cho hải quân Trung Quốc vào tháng 9. Các lãnh đạo cấp cao, gồm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi đó, đã tham dự và phát biểu tại sự kiện.
Liêu Ninh hiện đang được tiến hành thử nghiệm và sửa chữa. Vào ngày 25/11, Luo Yang, 51 tuổi, giám đốc dự án, phụ trách không lực trên tàu, đã bị đau tim khi ở trên tàu và qua đời ngay sau đó.
Theo Dantri
Nhà máy lọc dầu Trung Quốc bốc cháy ngùn ngụt, 2 người mất tích 2 công nhân đã bị thương nặng và 2 người khác mất tích sau một vụ nổ gây hỏa hoạn lớn tại nhà máy lọc dầu ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Người dân quan sát vụ cháy từ xa. Báo chí Trung Quốc đưa tin, hai bể dầu chứa nhiên liệu đã phát nổ liên tiếp vào khoảng...