Trung Quốc cấm chỉ trích Tổng thống Putin trên mạng xã hội
Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được bảo vệ trước những lời chỉ trích trên Internet tại Trung Quốc khi Bắc Kinh được cho là đã kiểm duyệt chặt chẽ các bình luận tiêu cực về ông chủ Điện Kremlin trên mạng xã hội nước này, trang tin Newsweek cho biết.
Tổng thống Nga Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Reuters)
Theo Newsweek, vào cuối tuần qua khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Đức, nhiều tài khoản mạng xã hội Sina Weibo phổ biến tại Trung Quốc đã tự động bị khóa phần bình luận khi đề cập tới tên của nhà lãnh đạo Nga.
Theo đó, bất kỳ blogger nào có tài khoản Weibo với hơn 1.000 người theo dõi sẽ không thể đăng tải các bài viết và bình luận về Tổng thống Putin trên mạng xã hội này. Nếu có bất kỳ ai cố tình bình luận về nhà lãnh đạo Nga trên mạng xã hội, tài khoản của họ lập tức nhận được thông báo: “Bài viết này không được phép bình luận”.
Điều đáng lưu ý là chỉ khi các tài khoản Weibo đề cập tới tên Tổng thống Putin thì mới bị chặn lại, còn nếu đề cập tới các nhà lãnh đạo khác như Tổng thống Mỹ Donald Trump thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường.
Video đang HOT
Một số người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc đã tỏ ra bất bình với vấn đề này. Họ đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau để có thể vẫn đề cập tới tên tổng thống Nga mà không bị khóa bình luận, trong đó có việc gọi tên Tổng thống Putin theo ký hiệu như VVP (3 chữ cái đầu của tên Tổng thống Nga là Vladimir Vladimirovich Putin).
Quan hệ Nga – Trung thời gian gần đây có sự tiến triển rõ rệt, đặc biệt sau khi mối quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) gặp khó khăn do các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow. Trước khi tới Đức dự hội nghị G20, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm Nga và ca ngợi quan hệ Nga – Trung là “tốt nhất từ trước đến nay”.
Thành Đạt
Theo Newsweek
Ông Abe giục ông Tập cắt nguồn dầu sang Triều Tiên
Thủ tướng Nhật Bản hối thúc Chủ tịch Trung Quốc thể hiện vai trò trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trái, gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Đức. Ảnh: Kyodo.
Ông Shinzo Abe đã thúc giục ông Tập Cận Bình ngừng xuất khẩu dầu sang Triều Tiên, khi hai lãnh đạo gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tuần qua tại Đức, Nikkei ngày 11/7 dẫn các nguồn tin thân cận với chính phủ cho hay.
"Việc tăng áp lực lên Triều Tiên đang là vấn đề cốt yếu, và tôi muốn ông đóng vai trò mang tính xây dựng hơn", ông Abe nói với ông Tập.
Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc cho hay Bắc Kinh đang thực hiện trách nhiệm của mình để thực hiện các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Bình Nhưỡng, nhắc đến việc đã ngưng nhập khẩu than đá của Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Tập cho hay Trung Quốc tập trung vào đối thoại song song với lệnh trừng phạt, phản đối "các lệnh trừng phạt đơn phương".
Nikkei dẫn số liệu chính thức cho thấy đến năm 2013, Trung Quốc xuất khoảng 500.000 tấn dầu cho Triều Tiên mỗi năm. Từ năm 2014 trở đi, xuất khẩu dầu mỏ của Trung Quốc sang Triều Tiên đã giảm dần và ngưng hẳn. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn bị cho là bí mật cấp dầu thô cho Bình Nhưỡng.
Trung Quốc được cho là chưa quyết tâm ngưng xuất dầu sang Triều Tiên do lo ngại động thái có thể khiến người tị nạn tràn qua biên giới sang Bắc Kinh.
Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc cho biết giá dầu mỏ đang có mức giá cao ở Triều Tiên. Chưa rõ nguyên nhân là do Bắc Kinh giảm xuất dầu sang hay do Bình Nhưỡng hạn chế đưa ra thị trường.
Triều Tiên nhập dầu chủ yếu từ Trung Quốc, nên Bắc Kinh đang được coi là có vai trò đòn bẩy quan trọng trong việc trừng phạt chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng
Nhật Bản đang nỗ lực hợp tác với Mỹ và Hàn Quốc nhằm tăng cường áp lực lên Triều Tiên. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga ủng hộ đối thoại để tìm ra giải pháp cho bất đồng ở khu vực này.
Khánh Lynh
Theo VNE
Mỹ xin lỗi vì viết nhầm Trung Quốc thành Đài Loan Mỹ được cho là đã xin lỗi Trung Quốc sau khi Nhà Trắng gọi nhầm ông Tập Cận Bình là lãnh đạo "Trung Hoa Dân Quốc". Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc trong cuộc gặp tại Đức. Ảnh: Reuters. "Phía Mỹ đã xin lỗi và nói đây là lỗi kỹ thuật và nó đã được chỉnh sửa", CGTN, kênh tiếng Anh...