Trung Quốc cấm bán vật liệu sản xuất vũ khí cho Triều Tiên
Trung Quốc ngày càng mất kiên nhẫn vì thái độ ngày càng hiếu chiến của Triều Tiên nhưng Trung Quốc sẽ không trừng phạt nặng vì sợ Triều Tiên có thể sụp đổ, kéo theo nhiều hệ lụy bất ổn với mình.
Ngày 15-6, Trung Quốc tuyên bố cấm xuất khẩu sang Triều Tiên các công nghệ và vật liệu có thể sử dụng cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự, hãng tin AP (Mỹ) dẫn thông tin từ Bộ Thương mại Trung Quốc.
Danh sách cấm liệt kê 40 vật liệu, gồm có các hợp kim, các thiết bị cắt và hàn kim loại, các vật liệu có thể dùng sản xuất vũ khí hóa học, các vật liệu và công nghệ có thể dùng trong phát triển hạt nhân và tên lửa.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, lệnh cấm này là một phần của nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an LHQ hồi tháng 3.
Mỹ nhanh chóng hoan nghênh động thái này của Trung Quốc.
“Mỹ và Trung Quốc thống nhất về tầm quan trọng của việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Mỹ hoan nghênh việc Trung Quốc đã thống nhất nghị quyết trừng phạt cao nhất Triều Tiên của HĐBA LHQ” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Anna Richey-Allen nói với hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc).
Xe chở tên lửa Triều Tiên tại một cuộc diễu hành quân sự ở Bình Nhưỡng (Triều Tiên). Ảnh: AP
Video đang HOT
Là đối tác thương mại chính của Triều Tiên (gần 90%) nên Trung Quốc được xem là yếu tố chính để xác định tính thành công của các lệnh trừng phạt, thường được Mỹ và các nước yêu cầu tăng áp lực lên Triều Tiên. Tuy nhiên, trước giờ phần lớn Trung Quốc vẫn không đáp ứng, nói rằng phải cân nhắc đến các tác động nhân đạo của việc trừng phạt. Song gần đây động thái ngày càng hiếu chiến của Triều Tiên đã khiến Trung Quốc mất kiên nhẫn.
Tháng 3 vừa rồi Trung Quốc đã đồng ý lệnh trừng phạt Triều Tiên của HĐBA LHQ vì Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ tư và thử tên lửa tầm xa dưới hình thức phóng vệ tinh. Các lệnh trừng phạt này bao gồm lệnh cấm bán các công nghệ và vật liệu có thể sử dụng trong sản xuất vũ khí.
Hồi tháng 4 Trung Quốc ra lệnh cấm nhập khẩu than và quặng sắt – vốn một nguồn thu lớn của Triều Tiên. Trung Quốc cũng cấm bán nhiên liệu máy bay sang Triều Tiên.
Dù thái độ Trung Quốc với Triều Tiên có cứng rắn hơn nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ chỉ giơ cao đánh khẽ, sẽ không trừng phạt nặng vì sợ Triều Tiên có thể sụp đổ, kéo theo nhiều hệ lụy bất ổn với mình.
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Mỹ: Vụ giết giáo sư ở California ngày càng phức tạp
Theo kết quả điều tra mới nhất về vụ cựu sinh viên Trường ĐH Los Angeles ở California (UCLA) bắn giáo sư rồi tự sát, người phụ nữ bị nghi phạm bắn chết trước đó chính là vợ của y.
Nạn nhân Ashley Hasti, 31 tuổi, vốn là một sinh viên y khoa với sở thích đăng tải trên Facebook những tấm hình chụp với mèo hoặc những câu chuyện đùa trong ngành khoa học.
Tuy vậy, trên Facebook của cô lại khá ít thông tin liên quan đến quan hệ vợ chồng với nghi phạm Mainak Sarkar (38 tuổi), người đã đến California bắn chết giáo sư William Klug tại UCLA rồi tự sát hôm 1-6.
Nạn nhân Ashley Hasti và hung thủ Mainak Sarkar. Ảnh: Facebook
Ashley Hasti bị giết tại nhà ở Brookyn Park, Minnesota. Thi thể cô được cảnh sát tìm thấy vào nửa đêm 2-6 và theo giám định pháp y, cô bị giết 2 ngày trước đó.
Các hồ sơ tại Minnesota cho thấy Hasti kết hôn với Sarkar vào tháng 6-2011 và những hình ảnh còn lưu trên mạng xã hội cho thấy họ quen nhau từ năm 2008.
Hàng xóm của Hasti kể rằng Sarkar đã từng sống với cô nhưng lâu nay họ không thấy y nữa. Tuy nhiên, cả hai chưa từng chính thức ly dị.
Hasti từng lấy bằng cử nhân ngành ngôn ngữ châu Á và văn học tại Đại học Minnesota. Cô bắt đầu học y khoa cũng tại trường đại học này vào năm 2012 và sắp bắt đầu học kỳ hè vào tuần sau thì bị giết.
Ngôi nhà nơi cảnh sát tìm thấy thi thể Ashley Hasti. Ảnh: Star Tribune
Trong quá trình điều tra, cảnh sát Los Angeles cũng tìm thấy vài can xăng và một khẩu súng lục bên trong cốp một chiếc ô tô được cho là có liên quan đến Mainak Sarkar.
Chiếc xe được tìm thấy vào trưa 3-6 ở thành phố Culver. Cảnh sát tin rằng những can xăng này đã được nghi phạm sử dụng để nạp nhiên liệu khi lái xe từ Minnesota đến California để bắn giáo sư Klug. Sau khi giết vợ ở Minnesosta, hung thủ đã đến California để giết giáo sư Klug rồi tự kết liễu.
Trang blog WordPress của Sarkar cho thấy hắn vốn đã có thâm thù với giáo sư Klug từ lâu và hắn cho rằng giáo sư Klug đã đánh cắp công trình của hắn khi hắn đang học lấy bằng tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của vị giáo sư này.
Những dòng trên blog của hung thủ thể hiện sự thù hằn với giáo sư Klug. Ảnh: Wordpress
Trên blog, Sarkar viết: "William Klug, một giáo sư ở UCLA, không phải là kiểu giáo sư mà bạn vẫn hay nghĩ đến. Ông ta là một người rất bệnh hoạn. Tôi kêu gọi các sinh viên mới nhập học tại UCLA hãy tránh xa hắn ra. Tên tôi là Mainak Sarkar và tôi từng là sinh viên học khóa đào tạo tiến sĩ của người này. Chúng tôi có những mâu thuẫn cá nhân. Hắn đã đánh cắp công trình của tôi một cách tinh vi và đưa nó cho một sinh viên khác. Hắn khiến tôi phát bệnh".
Tuy vậy, cảnh sát Los Angeles đã khẳng định những cáo buộc của Sarkar hoàn toàn trái sự thật.
N. Thương (theo Reuters)
Theo_Người lao động
Siêu tàu Hải cảnh: Công cụ bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông Không một nước nào bảo kê cho tàu cá đánh bắt trái phép như Trung Quốc và tàu Hải cảnh CCG3210 chính là công cụ đặc biệt hiếu chiến ở Biển Đông. Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc hùng hậu hơn so với hầu hết các lực lượng tuần duyên trên toàn thế giới. Lực lượng này có một con tàu đặc...