Trung Quốc cấm bàn chuyện chính trị rộng rãi trên mạng chat
Trung Quốc vừa ban hành một loạt các quy định thắt chặt các mạng tin nhắn như WeChat hay Laiwang, với hàng loạt quy định khắt khe, trong đó có việc đăng ký tên thật, bắt người dùng cam kết trung thành với “lợi ích quốc gia” và không được bàn đến chính trị.
Với việc “cấm cửa” facebook và nhiều công ty kinh doanh dịch vụ mạng tin nhắn nước ngoài như Kakao Talk (Hàn Quốc) hoặc Line (Nhật Bản), các mạng tin nhắn của Trung Quốc phát triển rất mạnh, trong đó nổi lên là Wechat của tập đoàn Tencent và Laiwang của Alibaba. Mạng Wechat cũng có thời được giới trẻ Việt Nam sử dụng đông đảo.
Trên các mạng này, có một số “tài khoản công chúng”, vốn dành cho người nổi tiếng, các ngôi sao giải trí, các cơ quan công quyền, để họ có thể gửi tin của mình rộng rãi trên mạng đến hàng vạn người theo dõi – giống như cơ chế của facebook.
Hôm qua, Trung Quốc đã ra quy định thắt chặt hoạt động của các tài khoản loại này. Các quy định bao gồm:
- Người dùng phải đăng ký tên thật.
Video đang HOT
- Phải đồng ý với các thỏa thuận trong đó ủng hộ “cơ cấu xã hội”, “đạo đức xã hội” và “lợi ích quốc gia”.
- Chỉ có các cơ quan công quyền và các hãng tin nhà nước mới được chia sẻ quan điểm chính trị.
- Các tài khoản không được cấp phép sẽ không được xuất bản hoặc chia sẻ quan điểm chính trị.
Các quy định này không áp dụng với những cuộc chat tay đôi, mà chỉ dành cho những người có khả năng gửi tin nhắn đến hàng loạt người.
Hiện nay, chỉ riêng mạng Wechat ở Trung Quốc đã có 393 triệu thành viên hoạt động tích cực, trong đó, có 5,8 triệu tài khoản loại “công chúng”. Ngay sau khi quy định mới được ban hành, hãng Tencent đã phải yêu cầu các tài khoản công chúng này cung cấp tên thật. Chỉ riêng trong tuần trước, họ xóa đi 400 tài khoản vì “tung tin đồn” và 3.000 tài khoản khác vì “bán hàng giả”.
Theo Lao Động
Hàng triệu người dùng Yahoo webcam bị theo dõi
Giới tình báo Anh và Mỹ có thể đang nắm trong tay kho ảnh "nhạy cảm" của hàng triệu người dùng Yahoo, theo tiết lộ mới nhất từ Edward Snowden.
Hình ảnh khoe cơ thể của nhiều người lọt vào tay tình báo Anh - Ảnh: Wired
Những tiết lộ của Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), tiếp tục làm nổi sóng dư luận, và lần này đến lượt cơ quan tình báo Anh GCHQ là đối tượng bị chỉ trích. Trong một thông tin gây sốc, tờ The Guardian hôm qua cho hay GCHQ đã bí mật thu thập ảnh chụp màn hình hàng triệu cuộc trao đổi qua webcam của người dùng chương trình Yahoo! Messenger trên khắp thế giới từ năm 2008. Đáng lưu ý là kho ảnh này không thiếu những bức hình chụp ở góc độ nhạy cảm và tư thế thiếu vải.
Chiến dịch Optic Nerve
Theo The Guardian, chương trình theo dõi qua webcam mang tên Optic Nerve được khởi động cách đây 6 năm và được cho là vẫn duy trì hoạt động ít nhất đến năm 2012. Mục tiêu của Optic Nerve nhằm thử nghiệm công nghệ tự động nhận dạng khuôn mặt, xác định các mục tiêu cần theo dõi. Kế đến, dữ liệu thu được sẽ được dùng để truy tìm dấu vết những nghi can khủng bố mang những bí danh khác trên mạng. Giới tình báo cũng có thể nắm được vị trí và độ dài của những cuộc trao đổi.
Điều đáng nói là Optic Nerve không hề lọc đối tượng theo dõi, có nghĩa là các nhân viên tình báo xâm nhập webcam của kẻ tình nghi lẫn dân thường. Chỉ tính riêng trong một giai đoạn kéo dài khoảng 6 tháng vào năm 2008, GCHQ đã thu thập hình ảnh webcam của hơn 1,8 triệu người dùng Yahoo! Messenger trên toàn cầu, The Guardian dẫn các tài liệu rò rỉ cho biết. Được biết, chương trình này cứ mỗi 5 phút lại lưu ảnh một lần khi xâm nhập vào đường truyền của một webcam. Theo hồ sơ mật, Yahoo! Messenger trở thành mục tiêu theo dõi vì các chuyên gia an ninh Anh cho rằng đây là công cụ trao đổi thường dùng của các nghi can khủng bố.
Tờ Daily Mail dẫn một số nguồn tin giấu tên cho biết GCHQ đã được NSA hỗ trợ tích cực trong chương trình Optic Nerve và một số dữ liệu thu được cũng được chuyển vào công cụ tìm kiếm XKeyscore của NSA. Tuy nhiên, chưa rõ tình báo Anh đã chia sẻ bao nhiêu thông tin cho các đồng nghiệp Mỹ.
Nhiều người thích khoe thân
Theo tài liệu do Snowden tung ra, một trong những vấn đề khiến GCHQ khá đau đầu là Optic Nerve lấy về rất nhiều các hình ảnh, đoạn chat "không đứng đắn". Số liệu bị rò rỉ cho thấy có khoảng 11% hình ảnh thu thập được chứa nội dung "lõa thể, kích dục". "Không may là có quá nhiều người sử dụng các cuộc đối thoại qua webcam để phơi bày các phần nhạy cảm trên cơ thể cho người khác xem", The Guardian trích một tài liệu của GCHQ viết. Và do phần mềm Yahoo! Messenger cho phép nhiều người có thể xem nội dung phát ra từ một webcam, dịch vụ này đôi khi được sử dụng để quảng bá phim ảnh đồi trụy. Theo Reuters, GCHQ cũng đã cố gắng chọn lọc dữ liệu hoặc ngăn hình ảnh nhạy cảm này lọt vào tay của các nhân viên phân tích. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác lọc ảnh không hoạt động hữu hiệu như mong muốn và những trường hợp ảnh cần được loại bỏ vẫn xuất hiện đầy sau đó.
Các tiết lộ mới lập tức gây phản ứng gay gắt tại Anh và Mỹ. Yahoo khẳng định không hề biết gì về chuyện khách hàng của mình bị theo dõi. "Nếu đúng là sự thật thì thông tin này cho thấy hành động vi phạm quyền riêng tư đã ở mức độ hoàn toàn mới và không thể chấp nhận được", AFP dẫn thông cáo của đại gia internet viết. Nghị sĩ Anh David Davis tuyên bố: "Không thể chấp nhận việc mở rộng vô tội vạ hoạt động theo dõi nhằm cả vào các công dân bình thường", còn 3 thượng nghị sĩ Ron Wyden, Mark Udall và Martin Heinrich ngày 28.2 ra tuyên bố chung viết: "Chúng tôi cực kỳ quan ngại về thông tin rằng hình ảnh của nhiều công dân Mỹ và gia đình bị theo dõi và lưu trữ dù không hề có dấu hiệu phạm tội nào".
Cũng đã xuất hiện nhiều lời kêu gọi tiến hành điều tra sự dính líu nếu có của NSA với chương trình của GCHQ. Đến nay, hai cơ quan này vẫn từ chối bình luận về các thông tin trên.
Theo TNO
Tình báo Anh bí mật theo dõi hàng triệu người chat webcam Yahoo Cơ quan tình báo Anh (GCHQ) đã bí mật theo dõi và lưu trữ những hình ảnh tĩnh từ webcam của hàng triệu người sử dụng dịch vụ chat webcam của Yahoo, rồi chia sẻ các hình ảnh này với Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), theo tờ Guardian (Anh) ngày 27.2. Trụ sở của Yahoo tại bang California, Mỹ -...