Trung Quốc cấm ăn uống và nằm trên tàu điện ngầm
Chính quyền Trung Quốc sẽ mở chiến dịch loại bỏ các hành vi “kém văn minh” của hành khách trên các tuyến tàu điện ngầm toàn quốc.
Theo China Daily, chính quyền Trung Quốc sẽ ra lệnh cấm các hành vi thiếu văn minh, bao gồm ăn uống, đứng và nằm trên ghế, bật nhạc loa ngoài ầm ĩ… trên mọi tuyến tàu diện ngầm kể từ ngày 1/4/2020.
Quy tắc “không được ăn uống” sẽ không áp dụng với các hành khách có vấn đề về sức khỏe cũng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bộ Giao thông Trung Quốc đã phê duyệt văn bản hướng vào ngày 29/10.
Đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc ra quy định pháp lý quản lý hệ thống tàu điện ngầm trên phạm vi toàn quốc. Trước đây, các thành phố và khu vực đưa ra và áp dụng bộ quy tắc riêng.
Video đang HOT
Những hành vi như ăn uống trong tàu điện ngầm sẽ bị cấm ở Trung Quốc. Ảnh: China Daily.
Ví dụ, thủ đô Bắc Kinh ban hành lệnh cấm ăn uống trong tàu điện ngầm, trên sân ga và thang máy nhà ga từ năm 2015. Người vi phạm có thể bị phạt tới 500 NDT (70 USD), ngoài ra bị trừ điểm tín dụng xã hội. Nếu mất quá nhiều điểm, họ có thể bị cấm sử dụng dịch vụ tàu điện hoặc máy bay.
Hiện tại, 33 thành phố tại Trung Quốc có hệ thống tàu điện ngầm. Theo tạp chí Railway Technology, hệ thống tàu điện ngầm Bắc Kinh đứng thứ hai trên thế giới về mật độ hành khách, chỉ sau Tokyo (Nhật Bản). Thượng Hải và Quảng Châu đứng thứ tư và năm trong danh sách này, trên các thành phố có hệ thống tàu điện ngầm lâu đời như New York (Mỹ) và Paris (Pháp).
Ngoài hệ thống tàu điện ngầm nội thành, Trung Quốc cũng đầu tư lớn vào các tuyến đường sắt liên thành phố. Ga tàu Tây Cửu Long mới tại Hong Kong được quy hoạch thành trung tâm giao thông lớn, cung cấp dịch vụ tàu cao tốc tới các thành phố lớn như Thượng Hải, Quế Lâm…
Năm 2018, chính phủ Trung Quốc thông qua đề xuất xây dựng tuyến tàu cao tốc dưới nước đầu tiên nối thành phố cảng Ninh Ba và Chu San.
Theo Zing.vn
Trung Quốc bác tin muốn thay thế Trưởng đặc khu Hồng Kông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ thông tin Bắc Kinh có thể thay thế trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam bằng một người khác.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, nước này vẫn ủng hộ Trưởng đặc khu Carrie Lam chấm dứt bạo lực, hỗn loạn và khôi phục trật tự sớm nhất có thể ở Hồng Kông, và những tin đồn về việc bà này bị thay thế là hoàn toàn sai sự thật, cũng như mang dụng ý xấu.
Trước đó, tờ Financial Times dẫn một vài nguồn tin cho biết, bà Carrie Lam có thể bị thay thế bởi một trưởng đặc khu tạm thời. Người này có thể được bổ nhiệm vào tháng 3-2020 và đảm đương vị trí trưởng đặc khu đến hết nhiệm kì của bà Lam vào năm 2022.
Bà Carrie Lam vẫn được chính quyền Trung Quốc tin tưởng
Hồng Kông đã trải qua hơn 4 tháng xảy ra biểu tình với nhiều lần xuất hiện cả hơi cay, bom xăng và vòi rồng.
Đây là sự kiện biểu tình lớn nhất kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2012. Ông đã cảnh báo rằng, mọi nỗ lực nhằm chia rẽ Trung Quốc sẽ bị "nghiền nát".
Tuy nhiên, bạo lực tiếp tục leo thang trong tháng 10, khi chính quyền Hồng Kông ban bố lại các quy định về tình trạng khẩn cấp có từ thời thuộc địa của Anh. Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ hơn 2.300 người kể từ hồi tháng 6 đến nay, trong số đó có nhiều thanh niên.
Theo anninhthudo
Cảnh sát Hong Kong cảnh báo dùng đạn thật đối phó biểu tình Cảnh sát Hong Kong cảnh báo có thể dùng đạn dược để tự vệ hoặc bảo vệ những người khác khi một số đối tượng biểu tình trở nên quá khích và khó kiểm soát. "Các sỹ quan của cúng tôi lo ngại mức độ bạo lực có thể đã lên tới mức họ có thể giết một ai đó hoặc tự sát....