Trung Quốc cải tổ hệ thống an sinh xã hội
Trung Quốc sẽ thay đổi hệ thống an sinh xã hội nhằm trợ giúp tốt hơn cho những người nghèo chưa nhận được sự quan tâm đúng mức hiện nay.
Kế hoạch cải tổ chương trình an sinh xã hội và xây dựng hệ thống trợ giúp xã hội đa tầng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương ở cả nông thôn lẫn thành thị trong hai năm tới được Quốc vụ Viện Trung Quốc thông báo hôm 25/8.
Giới quan sát cho rằng những thay đổi này là rất quan trọng, bởi hệ thống an sinh xã hội hiện nay không còn phù hợp và Trung Quốc cần xây dựng một hệ thống mới để đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
Một nông dân trồng lúa tại làng Đông Phong, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, tháng 5/2018. Ảnh: Reuters.
Kế hoạch cải tổ nhằm mục đích củng cố những thành tựu trong chương trình xóa đói giảm nghèo mà Trung Quốc theo đuổi, đồng thời cải thiện phúc lợi cho người dân. Nó kêu gọi hỗ trợ y tế, nhà ở, giáo dục và việc làm cho người già, trẻ em, người khuyết tật và những người sống bên ngưỡng nghèo đói.
Thông báo cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường hỗ trợ cho các nạn nhân của những tình huống khẩn cấp hay thảm họa, bao gồm người bị tai nạn thương tích, bệnh hiểm nghèo, thiên tai, dịch bệnh.
Hệ thống mới tập trung vào hai nhóm người là những người nghèo và người cần cứu trợ tạm thời vì thiên tai hoặc tình huống khẩn cấp, Li Changan, chuyên gia về kinh tế lao động tại Đại học Kinh tế Đối ngoại ở Bắc Kinh, Trung Quốc, nói.
Theo Li, cải cách hệ thống trợ giúp xã hội là một phần quan trọng trong kế hoạch 5 năm tiếp theo của Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2021, khi nước này dự kiến tuyên bố chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Khoảng 850 triệu người Trung Quốc được cho là đã thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực trong vòng 40 năm qua. Năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đặt ra thời hạn 5 năm để xóa sổ đói nghèo cùng cực.
“Những người vẫn còn nghèo sẽ ra sao khi chiến dịch xóa đói giảm nghèo của chúng ta kết thúc”, Li đặt câu hỏi.
Theo ông, hệ thống an sinh xã hội mới nhằm giúp những người dân không nằm trong hệ thống an sinh hiện nay được đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
Trung Quốc đưa ra một chương trình đảm bảo mức sống tối thiểu, hay còn gọi là “dibao”, tại các khu vực thành thị từ những năm 1990. Họ mở rộng chương trình trên sang các khu vực nông thôn vào đầu những năm 2000 với hy vọng chấm dứt đói nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo tại nông thôn.
Tuy nhiên, chương trình vấp phải không ít chỉ trích về nhiều phương diện khác nhau, trong đó có cả vấn đề tham nhũng.
Geoffrey Crothall, giám đốc truyền thông tại China Labour Bulletin, một tổ chức về quyền lao động có trụ sở tại Hong Kong, cho biết các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh hiểu rõ rằng hệ thống hiện tại tồn tại một số lỗ hổng và cần cải tổ.
“Nếu không thực hiện các nỗ lực cải cách, những vấn đề tồn tại sẽ chỉ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn và có thể dẫn tới một số bất ổn xã hội trong tương lai”, ông nhận định.
Theo Crothall, một vấn đề tồn tại phổ biến của chương trình hiện nay là tiền hỗ trợ quá thấp, không mang lại nhiều ý nghĩa.
Kể từ thời điểm hệ thống mức sống tối thiểu được thiết lập, mức tăng lương tối thiểu của chính quyền địa phương đã không theo kịp mức tăng lương trung bình.
Trong thông báo ngày 25/8, Quốc vụ Viện Trung Quốc cho biết các tiêu chuẩn trong chương trình “dibao” cần được điều chỉnh phù hợp với lạm phát và nên tính đến mức thu nhập của địa phương.
Nhưng Crothall cho rằng với tình trạng tham nhũng trong bộ máy chính quyền ở một số địa phương, không có gì đảm bảo những người xứng đáng sẽ được nhận hỗ trợ.
“Ở các cộng đồng nông thôn, thông thường, trưởng thôn sẽ là người quyết định xem ai được hưởng hỗ trợ tài chính để duy trì mức sống tối thiểu”, ông nói. “Tất cả phụ thuộc vào mối quan hệ giữa bạn với các quan chức có quyền quyết định”.
Crothall lưu ý rằng những thay đổi trong hệ thống mới phải chắc chắn được rằng những người cần tiền sẽ nhận được hỗ trợ và không có tham nhũng. “Nhưng điều này thực sự khó”, ông cho biết thêm.
Phục hồi kinh tế, thách thức lớn cho Indonesia trước đại dịch Covid-19
Phục hồi kinh tế một cách phù hợp và nhanh chóng là một trong những thách thức lớn cho quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.
Trong cuộc họp hạn chế trực tuyến về việc xây dựng chương trình phục hồi kinh tế quốc gia và điều chỉnh ngân sách nhà nước năm 2020 ngày hôm qua, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo cho rằng, việc xây dựng một chương trình phục hồi kinh tế phù hợp và có tính khả thi là điều cần thiết để ngăn chặn sự suy thoái của nền kinh tế trước đại dịch toàn cầu.
Tổng thống Joko Widodo tại cuộc họp. Nguồn: Setkab
Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh: "Thứ nhất, thách thức lớn nhất đối với chúng ta bây giờ là làm sao để chuẩn bị một chương trình phục hồi kinh tế phù hợp, được thực hiện nhanh chóng, làm sao để tăng trưởng kinh tế ở nước ta không bị nhấn chìm sâu hơn. Thứ hai, chương trình phục hồi kinh tế quốc gia dự định phải có khả năng mang lại lợi ích hữu hình cho người kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp đang phải trải qua thâm hụt lao động, ngăn chặn tình trạng sa thải hàng loạt, đồng thời duy trì sức mua của công nhân và người lao động, duy trì sự ổn định lĩnh vực tài chính và bánh xe kinh tế. Chương trình phục hồi kinh tế phải được thực hiện một cách thận trọng, minh bạch, có trách nhiệm và có thể ngăn ngừa rủi ro đạo đức".
Theo Tổng thống Joko Widodo, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức ngay từ đầu năm, song nền kinh tế Indonesia vẫn đạt tăng trưởng 2,97% trong quý I. Tổng thống hi vọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ quý II đến quý IV có thể được duy trì và không suy giảm về con số âm như đã dự đoán trước đó. Để làm được điều này, người đứng đầu quốc gia vạn đảo yêu cầu các chương trình phục hồi kinh tế phải có kịch bản hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, cung cấp vốn cho các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi tái cơ cấu, bảo lãnh cho vay vốn lưu động.
Tổng thống Indonesia yêu cầu khi thực hiện các chương trình này, chính phủ cùng với các bên liên quan phải sát cánh và sẵn sàng gánh vác, cùng nhau đạt được các mục tiêu đề ra.
Cũng tại cuộc họp, trước báo cáo về thâm hụt ngân sách nhà nước tăng do ảnh hưởng của việc xử lý dịch Covid-19 và các bước chiến lược khác nhau để phục hồi kinh tế, Tổng thống Indonesia đã yêu cầu Bộ trưởng Điều phối Kinh tế, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia phải đưa ra các tính toán cẩn thận hơn, chi tiết hơn về các rủi ro tài chính khác nhau trong thời gian tới, đồng thời đưa ra phương án điều chỉnh Ngân sách nhà nước năm 2020 một cách cẩn trọng và minh bạch.
Trước đó, Bộ Tài chính Indonesia đã đưa ra dự đoán, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này đang đứng trước nguy cơ chỉ đạt tăng trưởng âm 0,4% vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.
Ưu tiên hỗ trợ nông dân và ngư dân trong đại dịch Covid-19
Xác định nông dân và ngư dân là hai đối tượng ưu tiên hỗ trợ trong đại dịch Covid-19, chính phủ Indonesia đã đưa ra các chương trình hỗ trợ nông dân và ngư dân nước này để tiếp tục sản xuất và duy trì sự sẵn có của hàng hóa cơ bản.
Một triệu ngư dân Indonesia sẽ nhận được trợ cấp xã hội thời kì dịch Covid-19.
Trong cuộc họp với các bộ ban ngành liên quan ngày hôm qua, Tổng thống Indonesia đã đưa ra bốn chương trình trợ giúp nông dân và ngư dân nghèo. Đầu tiên, chính phủ Indonesia cung cấp chương trình mạng lưới an sinh xã hội cho khoảng 2,7 triệu nông dân nghèo và 1 triệu ngư dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 thông qua các chương trình: hy vọng gia đình, hỗ trợ dưới dạng tiền mặt và các gói thực thẩm quỹ của làng và chương trình miễn phí tiền điện. Mục đích của chương trình này là để giảm bớt gánh nặng tiêu dùng hộ gia đình cho các nông dân và ngư dân nghèo.
Chương trình thứ hai là trợ cấp lãi suất cho vay. Hiện nay, chính phủ Indonesia đã phân bổ ngân sách trị giá 34.000 tỷ Rupiah để giãn cách trả góp và hỗ trợ lãi suất vay cho nông dân và ngư dân.
Thứ ba, chính phủ Indonesia chuẩn bị cung cấp vốn lưu động cho nông dân và ngư dân. Hỗ trợ vốn lưu động có thể được thực hiện thông qua chương trình mở rộng Quỹ tín dụng doanh nghiệp nhân dân. Tổng thống Indonesia yêu cầu chương trình này phải được thực hiện một cách dễ dàng, không gây khó dễ cho nông dân.
Cuối cùng, chính phủ quốc gia vạn đảo cũng sẽ cung cấp gói hỗ trợ các phi tài chính bằng cách tìm kiếm chuỗi cung ứng giúp gia tăng năng suất của nông dân và ngư dân.
Trước đó, chính phủ Indonesia đã phân bổ ngân sách trị giá 110.000 tỷ Rupiah cho chương trình mạng lưới an sinh xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát tại quốc gia này./.
Giấu thi thể bà 16 năm để hưởng trợ cấp xã hội Cynthia Black đặt thi thể bà ngoại vào tủ đông dưới tầng hầm suốt 16 năm, giấu thông tin về cái chết để được hưởng trợ cấp an sinh xã hội cho người già. Ngày 27/5, Cynthia, 61 tuổi, bị cảnh sát quận York Haven, bang Pennsylvania bắt về tội Xâm phạm thi thể và Chiếm đoạt tài sản trái phép nhưng đã...