‘Trung Quốc cải tạo trên biển Đông nhằm thay đổi hiện trạng’
Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia cho rằng hoạt động cải tạo rầm rộ của Trung Quốc trên biển Đông không phải là những điều chỉnh nhỏ mà nhằm thay đổi hiện trạng, vi phạm thỏa thuận giữa các bên liên quan năm 2002, theo The New York Times.
Trung Quốc tiến hành xây dựng trên một bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Reuters
Tại cuộc họp báo chung với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21.1 tại Manila, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia bày tỏ lo ngại về các hành động của Trung Quốc trên biển Đông.
Ông nói: “Chỉ cần nhìn vào những bức ảnh này có thể thấy nó cực lớn. Đây không phải là những điều chỉnh nhỏ. Đây là những hoạt động rất lớn mà rõ ràng được triển khai để thay đổi hiện trạng”, theo The New York Times.
Ông Garcia khẳng định hoạt động cải tạo rầm rộ của Trung Quốc trên biển Đông là sự vi phạm rõ ràng những gì các bên đã đồng thuận năm 2002 về việc không làm thay đổi hiện trạng cho tới khi đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). “Việc này không giúp tìm ra cách giải quyết trong tương lai. Nó cũng không phải là dẫn chứng về điều mà mọi người hiểu là sự tự kiềm chế”, ông Garcia nói.
Những bức hình mà ông Garcia đề cập không được đưa lên truyền thông. Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cũng chưa có bình luận gì, nhưng Bộ ngoại giao Bắc Kinh đã tuyên bố rằng khu vực được cải tạo là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và bất kỳ hoạt động nào của nước này ở khu vực đó cũng không liên quan tới Manila, theo New York Times.
Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho biết Washington đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi Trung Quốc dừng các hành động làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông. Ông cho rằng công cuộc cải tạo và các hành động có liên quan khác của Trung Quốc là mối quan ngại đối với Mỹ và các quốc gia khác. Ông Russel khẳng định: “Cách hành xử đó gây căng thẳng và đặt ra những nghi vấn về ý đồ của Trung Quốc.
Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc xuất hiện ở Gạc Ma, Trường Sa, thuôc chủ quyền Việt Nam – Ảnh: Mai Thanh Hải
Video đang HOT
Trước đó, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, Tướng Gregorio Pio Catapang cho hay quá trình cải tạo trái phép của Trung Quốc được thực hiện tại ít nhất 3 bãi đá ngầm ở biển Đông đã hoàn thành 50%, bao gồm một phần kéo dài từ 1 đến 2 km và có thể trở thành đường băng, theo The New York Times.
Trao đổi với hãng tin AP ngày 21.1, Tướng Catapang cho hay những hình ảnh mới nhất giám sát công việc cải tạo trái phép của Trung Quốc đã được quân đội Philippines thu nhận hồi tháng 10 và họ cũng đang tiếp tục theo dõi.
Suốt thời gian qua, Trung Quốc đã có nhiều hành động gây hấn trên biển Đông, đặc biệt là việc cải tạo trái phép các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hồi tháng 5.2014, Chính phủ Philippines đã công bố những bức ảnh cho thấy các hành động cải tạo phi pháp của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
TQ âm mưu thay đổi hiện trạng bãi đá Xu Bi, Đá Chữ Thập và Vành Khăn
Tờ Philstar của Philippines mới đây đã dẫn báo cáo mật của Malacariang cho biết, Trung Quốc đang có những động thái thay đổi hiện trạng tại 5 bãi đá gồm: Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất.
Báo cáo này cũng không loại trừ việc 3 bãi đá khác là Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn cũng đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc thay đổi hiện trạng sau khi nước này hoàn tất việc xâm chiếm 5 bãi đá nói trên.
Philstar cho biết các quan sát viên của Philippines và quốc tế đều cho rằng việc mở rộng các đơn vị đóng quân của Trung Quốc trên những bãi đá này là một phần trong nỗ lực của nước này, nhằm tăng cường sức mạnh của mình trên biển Đông.
Hình ảnh bãi Gạc Ma bị Trung Quốc thay đổi hiện trạng từ 25-2 đến 11-3-2014 (Ảnh PhilStar)
Trước đó, tháng 3-2014, chính quyền Philippines đã tuyên bố rằng Trung Quốc đang có những động thái thay đổi hiện trạng bãi Gạc Ma.
Bộ Ngoại giao Philippines đã đưa ra những hình ảnh cho thấy một đơn vị đồn trú nhỏ của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma đã mở rộng diện tích đất tại đây lên 9ha chỉ trong vòng 2 năm qua.
Đã có những đồn đoán cho rằng Trung Quốc sẽ xây một đường băng trên bãi Gạc Ma và khi đường băng này được đưa vào sử dụng, Trung Quốc sẽ đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Còn tại Trung Quốc, tờ Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) cho biết, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã hoàn tất thử nghiệm các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của nước này trên biển Đông.
Biến họa thành phúc trước âm mưu của Trung Quốc
Ông Fei Zhigang, giám đốc một đơn vị nghiên cứu đặc biệt của Hải quân PLA cho biết, các tàu ngầm thế hệ mới là "giấc mơ của một nền quân sự hùng mạnh".
Nhân dân Nhật báo cho biết đơn vị này đã tiến hành hàng trăm thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới trên biển Đông, nhưng không nêu rõ cụ thể tại vị trí nào.
Theo Nhân dân Nhật báo, các hệ thống vũ khí tàu ngầm nội địa Trung Quốc và ngư lôi cũng đã được bắn thử nghiệm.
Một chiếc tàu ngầm của Trung Quốc
Một kỹ sư thuộc đơn vị nghiên cứu đặc biệt của Hải quân PLA cho biết địa điểm thử nghiệm bí mật là cực kỳ quan trọng bởi vì các khí tài quân sự thế hệ mới cần được thử nghiệm trong những điều kiện tương tự như trong chiến tranh.
Các cư dân mạng Trung Quốc gần đây đăng tải trên mạng hình ảnh một căn cứ tàu ngầm PLA ở đảo Hải Nam với 3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn (Type 094).
Trung Quốc "tác oai", "Trục châu Á" của Mỹ phải làm gì?
Tại hiện trường, khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981), đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, ngày 15-6, phía Trung Quốc vẫn duy trì 36-40 tàu Hải cảnh, 30-32 tàu vận tải và tàu kéo, 6 tàu quân sự và 40-45 tàu cá.
Ngoài ra, tàu Hải cảnh, tàu kéo của Trung Quốc luôn bám sát tàu Kiểm ngư của ta và chủ động ngăn cản tàu cá Việt Nam từ xa, sử dụng tốc độ cao, bám sát các tàu của ta (10-30m), sẵn sàng đâm va, ngăn cản các tàu Kiểm ngư hoạt động ở khu vực cách giàn khoan 8-10 hải lý.
tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ngay trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Đặc biệt, ban đêm 2 tàu Hải cảnh và 1 tàu vận tải của Trung Quốc đã rọi đèn pha, hú còi, nhằm uy hiếp và yêu cầu tàu cá của ta ra khỏi khu vực. Ban ngày, những tàu này luôn sử dụng tốc độ cao ngăn cản, áp sát tàu cá của ta không cho tàu hoạt động. Tuy nhiên, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam và tàu cá kiên trì bám trụ tại hiện trường giàn khoan, tổ chức đấu tranh để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam. Tàu cá vẫn tổ chức đánh bắt thuỷ hải sản ở khu vực cách giàn khoan 40-42 hải lý.
Philippines điều tra Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông
Theo nhận định của ông Cao Văn Chiến - chỉ huy biên đội kiểm ngư 4, không loại trừ tình huống thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, nhất là vào ban đêm, phía Trung Quốc sẽ tổ chức tập kích phá tàu bè và bắt cóc con tin để phục vụ các ý đồ vu khống Việt Nam. Ông Chiến còn nói sau khi phát hiện tàu Việt Nam gia cố hệ thống cửa kính, phía Trung Quốc gần như hạn chế việc phun vòi rồng, mà thay vào đó huy động các tàu kéo có tính cơ động cao để sẵn sàng đâm va, gây hại cho các tàu Việt Nam.
Theo An ninh thủ đô
Chiến thuật nhằm thay đổi hiện trạng trên biển của Trung Quốc Đối với một quốc gia bên ngoài, tưởng chừng những sự cố liên quan đến bãi đá, giàn khoan, ngư dân... là không có gì để nói, nhưng thực tế, nó là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Nếu xâu chuỗi lại các hành động gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông, những sự cố đó đặt ra những câu hỏi nghiêm...