Trung Quốc cải cách, nông dân được bán đất
Trung Quốc sẽ tiến hành thí điểm chương trình cải cách đất đai, cho phép người nông dân được quyền bán đất. Đây được xem là thay đổi mang tính đột phá trong chính sách đất đai của chính phủ Trung Quốc, Daily Mail dẫn nguồn từ AFP.
Nông dân Trung Quốc đang thu hoạch lúa mì tại tỉnh Sơn Đông, đông bắc Trung Quốc – Ảnh: AFP
Tổng cộng, sẽ có 33 khu vực cấp quận, huyện được phép buôn bán tự do một số đất phi nông nghiệp, trong đó có quận Đại Hưng ở thủ đô Bắc Kinh, AFP ngày 4.3 dẫn lời phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc (NPC), bà Phó Oánh, cho biết.
Chương trình cải cách cho phép sử dụng “đất nông thôn cho mục đích kinh doanh”, điều này có nghĩa là người nông dân không còn bị giới hạn chỉ được bán đất cho nhà nước nữa, AFP trích dẫn một thông báo trên trang web của NPC.
“Bước cải cách này nhằm hỗ trợ cho công cuộc đô thị hóa và hiện đại hóa nông nghiệp. Nó cũng nhằm bảo vệ tốt hơn cho quyền và lợi ích của người nông dân trong suốt tiến trình cải cách”, bà Phó Oánh nói thêm.
Video đang HOT
Những thay đổi này trong chính sách đất đai được mong đợi sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc. Một quá trình mà các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng sẽ là động lực mới cho sự tăng trưởng bùng nổ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong thập kỷ tới.
Nếu được bán đất tự do, người nông dân có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn và sẽ di cư đến các thành phố. Theo luật pháp của Trung Quốc hiện nay, toàn bộ đất đai đều thuộc sở hữu của nhà nước hoặc các hợp tác xã ở nông thôn, còn nông dân chỉ có thể canh tác trên đó.
Chính quyền Trung Quốc có thể thu hồi đất của nông dân với giá rẻ rồi bán lại cho các nhà đầu tư để thu lợi. Điều này đã gây nên làn sóng bất mãn xã hội và dẫn đến tình trạng bất ổn, theo AFP.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Mỹ đứng ra đảm bảo cho Ukraine vay 1 tỷ USD
Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố Mỹ sẽ đứng ra bảo đảm giúp Ukraine được vay 1 tỷ USD và có thể tăng thêm 1 tỷ nữa nếu Kiev tiếp tục các cuộc cải cách kinh tế.
Ngoại trưởng John Kerry (phải) và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại thủ đô Kiev ngày 5/1. (Ảnh: RT)
Hãng Itar-Tass đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 5/2 tuyên bố nước này sẽ đứng ra đảm bảo cho Ukraine vay 1 tỷ USD sau khi Kiev đã ủng hộ các cuộc cải cách kinh tế. Đồng thời, nếu quá trình cải cách tiếp tục được thực hiện, Mỹ sẽ cân nhắc đảm bảo thêm một khoản vay 1 tỷ USD khác cho quốc gia đông Âu này.
Ngoài ra, trong chuyến thăm Kiev hôm 5/2, ông Kerry cũng khẳng định Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine khoản viện trợ nhân đạo 16 triệu USD để giúp đỡ cho người dân đang chịu ảnh hưởng của chiến sự ở miền đông nước này.
Ngoại trưởng Mỹ nhận định dù Ukraine đã có một bước tiến lớn trong quá trình cải cách, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn phía trước. Ngoại trưởng Kerry bổ sung rằng Mỹ, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang hợp tác chặt chẽ để bảo đảm một tương lai cho nền kinh tế Ukraine.
Phát biểu về xung đột đang diễn ra tại Ukraine, ông Kerry cho biết Mỹ sẵn sàng đóng vai trò là người đảm bảo hòa hình cho miền đông nước này. Hiện Mỹ đang cân nhắc viện trợ vũ khí cho chính phủ Ukraine để chống lại phe ly khai.
Trong một diễn biến có liên quan, chỉ huy cấp cao của liên minh quân sự NATO tại châu Âu, tướng Philip Breedlove, ngày 7/2 phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich: "Tôi không nghĩ chúng ta nên loại trừ phương án quân sự".
Tuy vậy, phương án viện trợ vũ khí sát thương cho chính phủ Ukraine của Mỹ bị nhiều nước châu Âu phản đối. Cũng tại hội nghị Munich, Thủ tướng Angela Merkel khẳng định "vấn đề Ukraine không thể được giải quyết bằng quân sự".
Trước đó, Thủ tướng Merkel cùng Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đề xuất một giải pháp hòa bình cho xung đột tại Ukraine. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cho biết giải pháp này không chỉ được Pháp-Đức đưa ra ở cấp độ quốc gia mà còn nhận được sự ủng hộ của Liên minh châu Âu. Ông Schulz khẳng định: "Đề xuất hòa bình được đưa ra dưới danh nghĩa của châu Âu".
Thoa Phạm
Theo Dantri/Itar-Tass
Châu Âu ra "tối hậu thư" cho Hy Lạp Ngân hàng trung ương châu Âu đêm 4/2 quyết định tạm ngưng các kênh tín dụng ưu đãi cho các Ngân hàng Hy Lạp là đòn cảnh cáo chính phủ mới của nước này. Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (phải) đã "dịu giọng" đàm phán với các nước châu Âu Về mặt kỹ thuật, quyết định này đồng nghĩa với việc các...