Trung Quốc cách ly hơn nửa triệu người vì ổ dịch Covid-19, phát hiện thêm ca Omicron nhập cảnh
Chiết Giang, tỉnh có vai trò kinh tế quan trọng ở Trung Quốc, đang đối mặt với đợt lây nhiễm Covid-19 khiến nửa triệu người phải cách ly và các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động.
Trung Quốc đã phát hiện ca mắc biến thể Omicron thứ hai tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SOUTH CHINA MORNING POST
AFP đưa tin tỉnh Chiết Giang, trung tâm công nghiệp và xuất khẩu lớn ở bờ biển phía đông Trung Quốc, ngày 14.12 đã báo cáo 44 ca mắc Covid-19 trong tổng số 51 ca bệnh trên cả nước. Con số này nâng tổng người mắc Covid-19 tại tỉnh này từ cuối tuần trước lên gần 200 ca.
Mặc dù số ca mắc Covid-19 ở Trung Quốc khá nhỏ so với các nền kinh tế lớn khác, các quan chức Chiết Giang đã áp đặt lệnh phong tỏa và xét nghiệm hàng loạt để kiểm soát dịch. Giới chức Chiết Giang cho biết hơn 540.000 người ở tỉnh này đã bị cách ly.
Những ngày gần đây, các quận ở thành phố Ninh Ba và thành phố Thiệu Hưng của tỉnh Chiết Giang đã yêu cầu các doanh nghiệp tạm ngừng một số hoạt động kinh doanh.
Quận Trấn Hải của thành phố Ninh Ba, trung tâm hóa dầu lớn, cho biết tất cả doanh nghiệp không liên quan đến việc kiểm soát dịch hoặc không quan trọng đối với người dân sẽ bị đóng cửa và các nhà máy hóa dầu sẽ phải giảm sản lượng.
Dữ liệu từ công ty theo dõi chuyến bay VariFlight ngày 14.12 cho thấy hàng trăm chuyến bay ra khỏi Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, đã bị hủy.
Chiết Giang là một trong những tỉnh hàng đầu của Trung Quốc về xuất khẩu và đóng góp GDP.
“Việc đóng cửa các nhà máy ở Chiết Giang sẽ tác động đến chuỗi cung ứng của nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là sợi và dệt”, AFP dẫn lời ông Zhaopeng Xing, chiến lược gia cấp cao về Trung Quốc tại ANZ Research, cho biết.
Lo Omicron, Thái Lan rút ngắn thời gian tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19
Ông Xing dự đoán tình hình Covid-19 ở Chiết Giang có thể “tác động nhẹ” đến GDP của Trung Quốc.
Đợt lây lan ở Chiết Giang diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận trường hợp thứ hai mắc biến thể Omicron ngày 14.12, theo South China Morning Post. Ca nhiễm này được ghi nhận ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Đây là một người đàn ông 67 tuổi nhập cảnh Trung Quốc ngày 27.11 và liên tục xét nghiệm âm tính trong 14 ngày cách ly. Trước đó một ngày, Trung Quốc đã báo báo ca mắc biến thể Omicron đầu tiên tại thành phố Thiên Tân.
Tập đoàn bất động sản khổng lồ Trung Quốc Evergrande chính thức vỡ nợ
Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande đã chính thức vỡ nợ đồng USD vào ngày 9.12.
Một dự án bất động sản do Evergrande phát triển tại Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh AFP
Theo AFP, tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc Evergrande đã chính thức vỡ nợ ngày 9.12 sau khi hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) hạ xếp hạng của tập đoàn này xuống thành "vỡ nợ giới hạn" (Restricted Default).
Động thái này được thực hiện sau khi Evergrande không thể thanh toán 1,2 tỉ USD lãi trái phiếu đáo hạn ngày 6.11 và ân hạn đến 6.12. Đây là lần đầu tiên Evergrande vỡ nợ trái phiếu phát hành bằng đồng USD.
Tập đoàn bất động sản này có hơn 1.300 dự án tại 280 thành phố. Tính đến tháng 6, Evergrande là công ty tư nhân có số nợ lớn nhất thế giới, lên đến 300 tỉ USD.
Vụ vỡ nợ của Evergrande được thế giới theo dõi sát sao vì số nợ khổng lồ của công ty này có thể gây mất ổn định thị trường bất động sản Trung Quốc và ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
Đầu tháng 12, nhà chức trách Trung Quốc triệu tập người sáng lập của Evergrande Hứa Gia Ấn sau khi tập đoàn thông báo họ có thể không trả được nợ. Evergrande đã cam kết sẽ "tích cực thảo luận" với các chủ nợ nước ngoài về kế hoạch tái cơ cấu.
Tháng trước, tập đoàn China Estates Holdings có trụ sở tại Hồng Kông, một cổ đông lớn của Evergrande, đã cắt cổ phần của trong công ty bằng cách bán khoảng 270 triệu cổ phiếu.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào tháng 10 tuyên bố rằng các vấn đề của Evergrande là một "hiện tượng riêng lẻ", những rủi ro do khả năng công ty này vỡ nợ gây ra là "có thể kiểm soát được" và lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn "khỏe mạnh".
Hai năm đối phó với đại dịch Covid-19 và những trở ngại khác đã khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và tạo ra một cuộc suy thoái chưa từng có trong thị trường bất động sản của nước này.
Những người chỉ trích nói rằng các dự án do Evergrande xây dựng quá đắt với hầu hết người dân trong nước. Do đó, công ty này không thể bán được nhà.
Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) ngày 28/9 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 từ mức 8,2% xuống mức 7,8%, do tình trạng cắt điện trên toàn quốc đã ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình nước này, đồng thời khiến nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất, trong đó có cả một số nhà...