Trung Quốc cách chức thêm ba quan chức cấp cao
Trong chiến dịch “đánh hổ, đập ruồi”, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục khai trừ đảng và truy tố ba quan chức cao cấp nữa.
Theo tin tức của AP, ngày càng có nhiều quan chức cùng phe với cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang bị sa thải.
Chu Vĩnh Khang được cho là mục tiêu chính trong chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. Ông Tập từng cảnh báo rằng nạn tham nhũng có thể đe dọa đến sự tồn tại của ĐCS Trung Quốc. Dư luận đồn đoán rằng Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra, nhưng không có thông tin chính thức nào xác nhận.
Chủ tịch Tập Cận Bình “đả hổ, đập ruồi” trong chiến dịch chống tham nhũng
Theo một thông báo trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương ĐCS Trung Quốc, những người bị sa thải ngày 1/7 bao gồm Ký Văn Lâm (Ji Wenlin), cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam. Ký Văn Lâm là 1 trong 3 thư ký của ông Chu Vĩnh Khang trước khi được chuyển công tác sang tỉnh Hải Nam.
“Các cuộc điều tra cho thấy, Ký Văn Lâm đã lợi dụng chức vụ để trục lợi, nhận một khoản tiền hối lộ khổng lồ và ngoại tình”, thông báo của ủy ban nói trên viết.
Căn cứ các quy định liên quan về xử lý cán bộ đảng viên, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện đã phê chuẩn quyết định khai trừ khỏi đảng; cách mọi chức vụ đối với Ký Văn Lâm, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vi phạm pháp luật sang cơ quan tư pháp xử lý.
Ký Văn Lâm được xem là cánh tay đắc lực của Chu Vĩnh Khang. Ông đã cùng làm việc với Chu Vĩnh Khang khi ông Chu đang giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Đất đai và Tài nguyên cuối những năm 1990. Ngoài ra, hai người còn làm việc chung tại Bộ Công an vào đầu năm 2000.Ngoài Ký Văn Lâm, bị sa thải ngày 2/7 còn có Yu Gang, cựu phó chánh văn phòng Ủy ban Chính trị và Luật pháp trung ương ĐCS Trung Quốc và Tân Hồng (Tan Hong), một sĩ quan cấp cao của Bộ Công an. Thông báo củaỦy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương ĐCS Trung Quốc cáo buộc Yu Gang và Tân Hồng tội nhận hối lộ.
Video đang HOT
Tạp chí Caixin cho biết, Yu Gang và Ký Văn Lâm từng có thời gian làm thư ký cho một cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc. Tuy nhiên, tạp chí này không nêu đích danh Chu Vĩnh Khang. Ông Chu là một trong 9 thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc cho đến khi ông nghỉ hưu năm 2012.
Trước đó, hôm 30/6, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu cũng bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và bàn giao cho phía công tố viên về tội danh nhận hối lộ. Phó chủ tịch Quân ủy trung ương là một trong những vị trí chiến lược nhất và quyền lực nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do quân đội nắm giữ.Theo báo Bưu điện Hoa Nam buối sáng (SCMP), thời gian gần đây, ông Tập Cận Bình cũng đã xử lý nhiều quan chức có quan hệ mật thiết với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trong đó có Vạn Khánh Lương đã bị cách chức Bí thư Thành ủy Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông.
Vạn Khánh Lương được xem như là ngôi sao đang lên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ở vị trí hiện tại, ông nắm quyền tại một trong những thành phố quan trọng và thịnh vượng nhất của Trung Quốc.
Hơn nữa, theo SCMP, hai người tiền nhiệm của ông Vạn sau đó cũng đều đảm nhận chức vụ Chủ tịch tỉnh Quảng Đông, tỉnh giàu nhất và cấp tiến nhất của Trung Quốc. SCMP cũng lưu ý, trong hệ thống đảng ở Trung Quốc, chức vụ của ông Vạn thường mở đường vào giới chính trị cấp cao hơn.
Quan trọng hơn, ông Vạn là thành viên của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản – vốn là cơ sở sức mạnh của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Ông Vạn từng là Bí thư Đoàn Thanh niên tỉnh Quảng Đông từ năm 2000-2003.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Hồ Cẩm Đào, ông Vạn được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Đông trước khi đảm nhận cương vị Bí thư Thành ủy Quảng Châu hồi tháng 12/2011. Năm đó, ở tuổi 47, ông Vạn chính là người trẻ tuổi nhất được đảm nhận chức vụ quan trọng này.
Theo Tri Thức
16 ngàn USD "chạy" 1 suất việc làm trong quân đội Trung Quốc
Chạy chọt thành công sẽ cung cấp cho con em họ một công việc ổn định, đối với không ít thanh niên Trung Quốc đây là con đường "thoát khỏi lũy tre làng".
Để có một suất "phục vụ quân đội lâu dài" những thanh niên Trung Quốc có thể phải mất tới 16 ngàn USD để lo lót.
Bloomberg ngày 1/7 bình luận, tham nhũng trong quân đội Trung Quốc bắt nguồn ngay từ chỗ người dân phải bỏ tiền chạy cho con em họ có việc làm trong quân đội. Các cuộc gọi bắt đầu từ vài tháng trước đến bộ phận tuyển quân của tỉnh Giang Tây để hỏi xem họ phải mất chi phí bao nhiêu để vượt qua các khâu kiểm tra gia nhập quân đội.
Câu trả lời được đưa ra: Điều có còn tùy thuộc vào quan hệ của bạn, nhưng tối đa có thể lên tới 16 ngàn USD. Chỉ tiêu tuyển quân hạn chế của 31 tỉnh thành phố của Trung Quốc để bổ sung cho đối quân lớn nhất thế giới cộng với tỉ lệ bị loại cao trong các bài kiểm tra về thể chất, sức khỏe khiến các bậc cha mẹ phải bỏ tiền để đảm bảo 1 vị trí cho con em họ trong quân đội mỗi mùa nhập ngũ thường diễn ra vào tháng 9.
Chạy chọt thành công sẽ cung cấp cho con em họ một công việc ổn định, đối với không ít thanh niên Trung Quốc đây là con đường "thoát khỏi lũy tre làng".
"Họ hỏi tôi giá chạy vào các đơn vị quân đội hiện nay là bao nhiêu, tôi nói rằng khoảng 80 ngàn đến 90 ngàn tệ. Nếu họ có quan hệ mạnh, thì chi phí chỉ khoảng 50 đến 60 ngàn tệ mỗi vị trí. Nhưng nếu không quen thân ai thì ít nhất họ phải bỏ ra 100 ngàn tệ", Vương Dân, một sĩ quan phụ trách dự bị động viên ở Giang Tây (tên nhân vật đã được thay đổi) cho biết.
Các khoản thanh toán này phản ánh thách thức đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông tìm cách diệt trừ tham nhũng trong quân đội và tăng cường sức mạnh sắn sàng chiến đấu với phạm vi bao phủ toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong khi cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu vừa bị khai trừ đảng và sắp phải ra tòa án binh vì nhận hối lộ giúp người khác thăng tiến trong quân đội, thì những vụ chạy chọt vào quân đội ở các vùng nông thôn và thị trấn nhỏ vẫn đang diễn ra trót lọt mỗi ngày.
"Không thể loại bỏ hết tham nhũng ở cấp độ cơ sở, vì nó đã ăn vào văn hóa. Trung ương đảng (Cộng sản Trung Quốc) biết tham nhũng là kẻ thù số một mà quân đội phải đối mặt, và nếu các biện pháp mạnh tay không được thực hiện, nó sẽ làm suy yếu khả năng của quân đội để chống lại 1 cuộc chiến tranh hiện đại", Từ Quang Dụ, một Thiếu tướng Trung Quốc nghỉ hưu bình luận.
"Tham nhũng vặt" trong quân đội sẽ là thách thức cho ông Tập Cận Bình để xây dựng 1 quân đội mạnh có thể bành trướng lãnh thổ ở Hoa Đông, Biển Đông.
Theo luật Nghĩa vụ quân sự Trung Quốc, nam thanh niêm nước này phải đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 18 tuổi. Họ được miễn thực hiện nghĩa vụ này khi đi học toàn thời gian hoặc là thành viên duy nhất trong gia đình có thu nhập. Dù là đi lính nghĩa vụ hay trúng tuyển các trường đào tạo sĩ quan, thanh niên Trung Quốc đều phải trải qua các kỳ kiểm tra về thể lực và nhận thức chính trị, tức cam kết trung thành với đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhập ngũ có thể là một cách giúp thành niên nông thôn Trung Quốc "thoát khỏi bóng lũy tre làng" và là cơ hội có được việc làm "nhà nước, chắc chắn", Đặng Chí Bình, một học giả về luật quốc phòng ở Giang Tây cho biết. Đây cũng là lựa chọn của một bộ phận thanh niên ở thành thị cảm thấy họ gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm.
"Ngày nay gia nhập quân đội là một sự lựa chọn nghề nghiệp nhiều hơn là vầng hào quang của lòng yêu nước. Mọi người thường cân nhắc lựa chọn và họ đưa ra quyết định thực tế từ quan điểm kinh tế", Đặng Chí Bình cho biết.
Trong khi quân đội Trung Quốc cung cấp 1 khoản thu nhập ổn định cho quân nhân, nó cũng khuyến khích tham nhũng tiếp tục sau khi những người thanh niên này được nhập ngũ. Tân binh Trung Quốc có thể có thu nhập mỗi năm khoảng 25 ngàn tệ (khoảng 4031 USD) ở Bắc Kinh hoặc 15,6 ngàn tệ ở các khu vực nông thôn.
Kết quả thanh tra hồi tháng 4 trong 2 đại quân khu Bắc Kinh và Tế Nam đã phát hiện nhiều "bất thường" trong việc đề bạt quân hàm, chức vụ sĩ quan, xây dựng và phân bổ nhà đất, lạm dụng tài sản quân sự tại các đơn vị cơ sở.
Dennis Blasko, cựu Tùy viên quân sự Mỹ tại trung Quốc giai đoạn 1992-1995, tác giả cuốn "Quân đội Trung Quốc ngày nay" bình luận: Một số chỉ huy cấp thấp ở các địa phương rất có khả năng bị hấp dẫn bởi các khoản tiền hay quà tặng lại quả khi họ giữ chỗ cho 1 người khác vào thay thế khi họ về hưu. Họ có thể làm điều này bằng cách làm giả các kết quả kiểm tra hoặc giúp đỡ để vượt qua các kỳ khám sức khỏe hay kiểm tra trình độ.
Trung Quốc cũng đang học theo cách làm của Mỹ, nỗ lực chuyên nghiệp hóa lực lượng của mình bằng cách tăng ưu đãi cho thanh niên có trình độ vào phục vụ trong quân đội bằng cách hỗ trợ học phí đại học và nhận vào làm trong quân đội khi tốt nghiệp. Tuy nhiên khoảng 60% cử nhân đại học không đạt yêu cầu về thể lực.
Quân đội Trung Quốc đã nới lỏng các tiêu chuẩn sức khỏe để thu hút chất xám vào quân đội, tờ China Daily hôm 17/6 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết. Yêu cầu chiều cao cho các ứng viên nam đã được hạ xuống 2 cm còn 1,6 mét. Tiêu chuẩn về thị lực cũng được nới lỏng, bởi gần 70% học sinh trung học và sinh viên đại học Trung Quốc bị cận thị.
Tập Cận Bình đã cam kết sẽ "đồ long, đả hổ, đập ruồi", tức là sẽ loại bỏ các quan chức tham nhũng từ cấp cao, cấp trung tới cấp cơ sở để phát triển lực lượng vũ trang này thành một đội quân mạnh, cường quốc quân sự và khẳng định yêu sách lãnh thổ (bất hợp pháp) ở Biển Đông và Hoa Đông.
Theo Giáo Dục
Quân đội Trung Quốc được kêu gọi ủng hộ Tập Cận Bình xử lý Từ Tài Hậu Loại bỏ tham nhũng trong quân đội là mục tiêu hàng đầu, đi kèm với nỗ lực hiện đại hóa lực lượng và triển khai (bành trướng) sức mạnh quân sự ở Biển Đông. Từ Tài Hậu khi còn đương chức. Bưu điện Hoa Nam ngày 1/7 đưa tin, quân đội Trung Quốc hôm nay đã được kêu gọi đoàn kết và trung...