Trung Quốc: Các hãng xe sang đổ về tỉnh lẻ
Các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh hay Thượng Hải giờ đây đã không còn là những mảnh đất màu mỡ của các hãng xe sang, vì nhu cầu thị trường đã chững. Đích ngắm mới của họ là những thành phố tỉnh lị.
Chen Beiyin cực kỳ hào hứng khi có quà cưới là một chiếc Mercedes-Benz E350 giá 141.700 USD trong đoàn xe rước dâu gồm 12 chiếc S600.
“Bố tôi lái một chiếc S-Class, còn chồng tôi có một chiếc C-Class. Vì thế, khi bố hỏi tôi muốn gì làm quà cưới, tôi đã chọn ngay xe Mercedes-Benz,” cô dâu Chen, 29 tuổi, kể. Chen có tên tiếng Anh là Helly.
“Bạn biết đấy, các cô gái ở tuổi tôi ngày nay rất mê ô tô thể thao. Tôi đã băn khoăn giữa xe SLK và E350, nhưng rồi tôi chọn E350, vì xe SLK thì phô trương quá,” Chen cho biết.
Chen sinh trưởng ở Từ Khê, một thành phố nhỏ nhưng thịnh vượng ở phía đông tỉnh Chiết Giang. Cô không chỉ là một tấm gương phản chiếu tầng lớp mới giàu ở Trung Quốc, mà còn cùng với những người giống như cô là hình ảnh đại diện cho một xu hướng mới: nhóm người tiêu dùng giàu có ở tỉnh lẻ.
Và tất nhiên, các hãng xe sang không bỏ lỡ nhóm khách hàng tiềm năng này.
Từ Khê có quy mô chỉ bằng 1/5, nhưng mức độ giàu có của người dân thì không hề thua kém Thượng Hải, thủ đô tài chính của Trung Quốc, Từ Khê là một trong số nhiều thành phố nhỏ của Trung Quốc đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các hãng xe sang.
Thành phố này nổi tiếng về mô hình kinh tế hộ gia đình, với khoảng 30% số gia đình có doanh nghiệp riêng. Bố của Chen có cơ sở sản xuất nam châm.
Video đang HOT
Ba thương hiệu xe sang lớn nhất thế giới là Audi, BMW và Lexus nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới này, đã mở hàng loạt showroom quanh thành phố Từ Khê, cách Thượng Hải khoảng hai giờ lái xe. Jaguar và Land Rover cũng đã chọn được địa điểm mở showroom.
“Các nhà sản xuất ô tô làm vậy là hoàn toàn đúng, vì thị trường đang mở rộng. Trước đây, điểm đến là các thành phố lớn và thành phố ven biển. Nhưng giờ đây, những người giàu không chỉ có ở các thành phố cấp 1 và cấp 2, mà còn cả ở thành phố cấp 3 và cấp 4,” ông Klaus Paur, Giám đốc chi nhánh Trung Quốc của công ty tư vấn Synovate Motoresearch, nhận định.
Xu hướng mới
Sự chuyển dịch này đã bắt đầu từ cách đây 2-3 năm, nhưng rõ rệt hơn vào năm 2010, khi chính sách kích cầu của Trung Quốc đã đẩy tiêu thụ ô tô tăng cao và giúp tạo ra một lớp nhà giàu mới ở các thành phố nhỏ.
Những lo ngại của chính phủ về tình trạng ách tắc giao thông ở các thành phố lớn cũng góp phần vào sự chuyển dịch này. Chính quyền các thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải đã triển khai các biện pháp hạn chế người dân mua xe mới.
Ví dụ, người dân Bắc Kinh chỉ có thể mua một chiếc ô tô nếu có phiếu đăng ký xe mới trong cuộc bốc thăm được tổ chức hàng tháng.
Theo số liệu thống kê của J.D. Power & Associates, gần 60% doanh số xe sang ở Trung Quốc hồi năm 2004 đến từ các thành phố cấp 1, như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu. Giờ đây tỷ lệ giảm xuống chỉ còn hơn 50%.
Điều đó có nghĩa là tiêu thụ xe sang tại các thành phố nhỏ hơn, như Ngọc Lâm ở tỉnh Thiểm Tây, Thiệu Hưng ở Chiết Giang, và Erdos ở Nội Mông, tăng lên.
Erdos, nơi từng là tiền đồn hoang vu ở vùng đồng cỏ phía bắc Trung Quốc, giờ đây đã trở thành một thị trường lớn của hai thương hiệu Jaguar và Land Rover.
Các chủ chăn nuôi gia súc ở Nội Mông – một số mới phất nhờ hoạt động kinh doanh khai mỏ tại đây – rất ưa chuộng Range Rover, dòng xe sang nhất của Land Rover, với giá bán lên tới 518.000 USD.
“Xe Range Rover và Land Cruiser chạy nhan nhản trên đường. Thậm chí, trong bãi đậu xe của một khách sạn 3 sao cũng đầy xe sang, và chúng khiến cho chiếc Jeep Compass của tôi trở nên thật xoàng xĩnh,” Shawn Li, giám đốc một công ty giải pháp tin học ở Bắc Kinh, kể lại sau chuyến công tác một tuần tới Erdos.
Một thành phố khai thác than khác – Ngọc Lâm, thuộc tỉnh Thiểm Tây – cũng là một “trận địa” then chốt đối với các hãng xe sang như Audi và BMW.
Audi đã mở một đại lý tại Ngọc Lâm vào cuối năm 2009, BMW theo chân sau đó chưa đầy một năm. Hoạt động kinh doanh đang cực kỳ sôi động.
“Tôi không thể bán trung bình 5-6 chiếc mỗi ngày. Có rất nhiều các hãng xe sang và siêu sang ở đây, nào là Audi, Mercedes, BMW, Lexus, Jaguar, Rolls-Royces, Porsche…,” anh Xiao Zhang, chủ một đại lý Audi ở Ngọc Lâm, cho biết.
Choi Duk Jun, Phó chủ tịch Mercedes-Benz ở Trung Quốc, cho biết khi ông mới tới Trung Quốc cách đây 5 năm, chỉ có 60 đại lý bán xe có biểu tượng “sao ba cánh”. Giờ đây, con số là hơn 180 đại lý, trong đó, 12% là ở các thành phố nhỏ, nơi có tiêu thụ mỗi năm ít nhất là 1.000 xe sang các loại. Mercedes-Benz đặt mục tiêu từ nay đến năm 2015 sẽ tăng gấp đôi số lượng đại lý tại Trung Quốc, trong đó, 1/4 sẽ là ở các thành phố nhỏ.
Trong 9 tháng đầu năm, Mercedes-Benz đã bán được 139.400 xe tại Trung Quốc, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. BMW bán được 177.522 xe, tăng 45%. Trong khi đó, tổng tiêu thụ xe du lịch của thị trường Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng 6,4%.
Ông Xu Dizhen, chủ một đại lý Mercedes-Benz ở Từ Khê, dự kiến mở thêm hai cửa hàng ở Ninh Hải và Dư Diêu, hai thành phố ngay sát Từ Khê, cũng rất thịnh vượng.
Audi có mục tiêu còn tham vọng hơn, là nâng tổng số đại lý tại Trung Quốc từ 174 của năm ngoái lên 400 vào cuối năm 2013. Volvo cũng đặt mục tiêu mở thêm hơn 100 đại lý tại nước này vào năm 2015. Volvo hiện thuộc sở hữu của tập đoàn ô tô Geely (Trung Quốc).
“Chúng tôi không mở thêm đại lý ở Bắc Kinh hay Thượng Hải nữa là mà các thành phố nhỏ hơn,” ông Richard Snijders, Giám đốc bộ phận bán hàng của Volvo tại Trung Quốc, cho biết.
Nhật Minh
Theo dân trí
Cuộc chiến giữa hai 'trùm sò' Boris Berezovsky - Roman Abramovich (Kì 11): Moscow bên bờ sông Thames
Có khoảng 300.000 người Nga ở London và người ta tin rằng, Roman Abramovich đến với Thủ đô của nước Anh vào năm 2003 với tư cách ông chủ hào phóng của Chelsea không hẳn chỉ vì tình yêu bóng đá...
Dòng Thames không êm đềm
Khi Nhà nước Liên bang Xô-Viết sụp đổ năm 1991, rất nhiều người Nga đã chạy tới các thành phố lớn ở châu Âu để định cư như Berlin, Paris hay New York. Riêng London, vào năm đó chỉ có đúng 1 công dân Nga được cấp quốc tịch Anh. Nhưng bắt đầu từ năm 2000, số người Nga đổ về London không ngừng tăng mạnh và hiện tại, người Nga ở London đã lên tới 300.000 người, tất cả đều coi London là ngôi nhà mới của mình và họ gọi bằng biệt danh rất thân thương là "Londongrad" (tiếng Nga grad là thành phố) hay London on the Thames (London bên bờ sông Thames). Theo thống kê của tạp chí Hermitage Capital, vào khoảng thời gian từ 1998 đến 2004, số tiền chảy từ "Londongrad" về Moscow lên tới con số 102 tỉ USD.
Ai xây dựng nên "Moscow bên bờ sông Thames"? Theo báo chí Anh, người mở đầu cho trào lưu người Nga đến London chính là Boris Berezovsky vào năm 2001, khi bố già gặp nạn vào thời điểm ông Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga. Khi đến London, Berezovsky tậu ngay một căn biệt thự trị giá 10 triệu bảng ở Chelsea và tư dinh có giá trị tương tự của DJ Chris Evans ở Surrey. Nhưng nhà chính trị lưu vong 65 tuổi này đến London xin tị nạn không phải để khoe tiền bạc, mà như đã đề cập ở những kỳ trước, Berezovsky đã tạo ra một "Vòng tròn London" ở "Moscow bên bờ sông Thames" để chống phá chính quyền ở Moscow xứ Bạch dương.
Berezovsky và bạn gái Yelena Gorbunova
Ông chủ Chelsea và sứ mệnh ở London
Nhưng trước khi bố già tuyên bố lật đổ Nhà nước Nga bằng một cuộc "cách mạng bạo lực" trên tờ Guardian năm 2007, Điện Kremlin đã nhận ra sự nguy hiểm của các phần tử lưu vong ở London do Berezovsky cầm đầu. Thế nên một số nguồn tin từ Nga đã hơn một lần khẳng định: Điện Kremlin đã cử Tỉnh trưởng Chukotka, Roman Abramovich đến "Moscow bên bờ sông Thames" vào năm 2003.
Ở Tây London, cuộc cách mạng kim tiền của Roman Abramovich đã biến Chelsea trở thành một thế lực lớn tại Anh và châu Âu. Và dĩ nhiên, trong con mắt của người hâm mộ The Blues nói riêng cũng như người London nói chung, Abramovich là một nhân vật đáng ngưỡng mộ hoặc kính trọng. Ngoài ra, Abramovich còn khiến cho người đời phải chú ý đến mình (dù ông luôn im lặng và hành động im lặng) bằng những khoản chi bạc triệu cho những tư dinh kiểu "Sa hoàng" ở Knightsbridge (5 triệu bảng), ở Kensington (70 triệu bảng)... đặc biệt là thú chơi du thuyền.
Tháng 9/2010, Roman Abramovich cho hạ thủy Eclipse - con du thuyền lớn và đắt giá nhất trên thế giới (1,12 tỉ USD) ở cảng Hamburg. Sự kiện này gây xôn xao dư luận hơn cả "tuyên bố London" của bố già 3 năm trước đó. Nhìn chung, từ Moscow cho đến "Moscow bên bờ sông Thames", danh tiếng của Roman Abramovich lớn hơn hẳn so với bố già Berezovsky. Thế nên, người ta mới tin rằng, ngoài việc hoàn thành tâm nguyện cá nhân là biến Chelsea trở thành một thế lực tại xứ Sương mù, vị cựu Tỉnh trưởng Chukotka còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ "để mắt" và kiềm chế sự lớn mạnh "Vòng tròn London" của bố già ở "Moscow bên bờ sông Thames", nơi có khoảng 300.000 dân Nga sinh sống? Quả thật, ngoài Chelsea, nếu có một điệp vụ nào khác ở London, thì phi Abramovich, Điện Kremlin không thể tìm ra nhân vật nào hoàn hảo hơn ông chủ Chelsea, người mà bố già từng "tin và coi như con" vào những năm 1990 ở Nga.
Abramovich và bạn gái Daria Zhukova
Bà góa Litvinenko
Lại phải nhắc đến Alexander Litvinenko. Việc bố già Boris Berezovsky đâm đơn kiện Roman Abramovich ra tòa thương mại London, rồi chỉ trích chính quyền Nga, nhắc lại vụ cựu điệp viên KGB bị đầu độc năm 2006 làm cho bà Marina Litvinenko nhớ tới ông chồng xấu số Sasha (tên thân mật trong gia đình của Alexander Litvinenko) và bà quyết định kêu gọi những lòng hảo tâm trong xã hội ủng hộ một số tiền dự kiến khoảng vài trăm ngàn bảng để nhờ tòa án Anh can thiệp một lần nữa, nhằm tìm ra thủ phạm đích thực.
Theo báo chí Anh, từ ngày Litvinenko chết, bà Marina vẫn sống tại London bằng tiền bảo trợ của Berezovsky. Và cũng giống như bố già, bà Marina tin rằng cựu điệp viên KGB, Adrey Lugovoi là người đã sát hại Litvinenko bằng phóng xạ polonium-210. Cơ quan điều tra ở Anh cũng liệt Adrey Lugovoi vào danh sách nghi phạm số 1 và yêu cầu dẫn độ sang Anh, nhưng phía Nga từ chối, bởi theo Điều 61 Hiến pháp Liên bang Nga, công dân Nga không bị dẫn độ ra nước ngoài xét xử. Thậm chí, bầu không khí trong cuộc hội đàm ở Điện Kremlin giữa Thủ tướng Anh, David Cameroon và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vào ngày 12/9 vừa qua cũng trở nên... ngột ngạt đôi chút khi nhắc tới Adrey Lugovoi. Bởi Tổng thống Nga khẳng định: "Mọi công dân Nga đều phải tuân thủ theo Hiến pháp".
Về phần Adrey Lugovoi, ông cho rằng, Boris Berezovsky có quan hệ mật thiết với Alexander Litvinenko, từng "bảo kê an ninh" cho Berezovsky trong những hoạt động phi pháp tại Nga năm 1994, từng từ chối lệnh "thủ tiêu" Berezovsky năm 1997. Ở Anh, Litvinenko tiếp tục là cánh tay phải đắc lực của Berezovsky trong việc chống đối chính quyền Putin. Tuy nhiên, chính sự tin tưởng và tích cực hoạt động giúp đỡ bố già của Litvinenko đã biến vợ ông, bà Marina Litvinenko trở thành... bà góa năm 2006. Vì mục đích của bố già là muốn dùng cái chết của cựu điệp viên KGB để bôi nhọ hình ảnh của Điện Kremlin...
Dư luận Anh cho rằng, việc bà góa Marina quyết gõ cửa tòa án Anh một lần nữa hẳn sẽ khiến Berezovsky phân tâm, tạo điều kiện cho ông chủ Chelsea tấn công bố già ở tòa thương mại...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sinh viên Mỹ háo hức tham gia "Năm Việt Nam" Lãnh đạo trường ĐH Chatham (thành phố Pittsburg, bang Pennsylvania, Mỹ) vừa quyết định lấy năm 2011-2012 là "Năm Việt Nam". Tháng 5 năm 2012, nhà trường sẽ tổ chức cho nhóm các sinh viên của trường sang thăm và tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục truyền thống... tại các thành phố lớn của Việt Nam. Trong các ngày từ 5-7/10,...