Trung Quốc buông khi Nhật Bản rắn
Trung Quốc có lẽ đã nhận ra rằng gây áp lực với Nhật Bản là không hiệu quả, thậm chí còn phản tác dụng.
Tan băng
Ngày 5/5, một nhóm các nhà lập pháp từ nhiều đảng phái của Nhật Bản và nhân vật số 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc Trương Đức Giang đã nhất trí quan hệ Trung-Nhật đã bắt đầu nồng ấm hơn sau một loạt các cuộc trao đổi gần đây.
Phát biểu mở đầu cuộc gặp với các nghị sĩ Nhật Bản tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, ông Trương Đức Giang nhấn mạnh: “Quan hệ Trung – Nhật đã có những bước tiến triển ban đầu đáng hoan nghênh”. Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp, ông Masahiko Komura, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do cầm quyền, trưởng đoàn nghị sĩ thăm Trung Quốc cũng chia sẻ quan điểm trên và cho biết hai bên nhất trí sẽ nỗ lực hơn nữa.
Chuyến thăm kéo dài 3 ngày của đoàn nghị sĩ diễn ra sau khi hôm 22/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau lần thứ 2 trong 5 tháng qua và nhất trí thúc đẩy trao đổi nhằm tăng cường lòng tin, bất chấp những bất đồng về vấn đề lãnh thổ và lịch sử.
Ông Abe (trái) và ông Tập Cận Bình tại Jakarta hôm 22/4
Giới phân tích cho rằng, trong vài tháng qua, một sự thay đổi từ từ nhưng có ý nghĩa đã diễn ra trong chính sách của Trung Quốc đối với Nhật Bản. Sự thay đổi này là kết quả của việc Bắc Kinh nhận thấy áp lực không ngừng của họ đối với Tokyo kể từ khi Chính phủ Nhật Bản mua một số đảo trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ một chủ sở hữu tư nhân hồi tháng 9/2012 đã khiến họ phải trả giá nhiều hơn so với lợi ích thu được.
Video đang HOT
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á-Phi tại Jakarta hồi tháng trước là bằng chứng mới nhất cho thấy có sự điều chỉnh trong chính sách của Trung Quốc đối với Nhật Bản. Tại Jakarta, ông Tập Cận Bình thậm chí còn là người đứng ra đề xuất cuộc gặp với ông Abe.
Tân Hoa Xã thì tuyên bố cuộc găp này diễn ra theo yêu cầu của Nhật Bản, song các quan chức cấp cao của Nhật Bản tiết lộ rằng ông Tập Cận Bình đã đề nghị gặp ông Abe với điều kiện Nhật Bản không tiết lộ cuộc gặp đó đã được sắp xếp theo đề nghị của Trung Quốc
Chuyển hướng
Việc Trung Quốc tiến hành tuần tra đều đặn bên trong lãnh hải 12 dặm xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi Nhật Bản đang kiểm soát, đã không giúp thuyết phục Nhật Bản thừa nhận khu vực này có tranh chấp chủ quyền.
Thay vào đó, các cuộc tuần tra của Trung Quốc, cùng với việc thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không tại biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013 và việc đóng băng hoạt động tiếp xúc cấp cao giữa hai nước trong hơn hai năm đã gây hậu quả tai hại cho Trung Quốc.
Tàu Hải giám 51 của Trung Quốc bị các tàu Nhật Bản “bao vây” gần quần đảo Senkaku
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Trung Quốc trong năm 2014 đã giảm 38,8% so với cùng kỳ năm trước, xuống mức 33 tỷ USD, sau khi giảm khoảng 4% trong năm 2013.
Ngược lại, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đạt 42 tỷ USD trong năm 2015 và đã tăng 3 năm liên tiếp. Nhật Bản đã nới lỏng lệnh cấm chuyển giao các thiết bị phòng vệ, đồng thời mở rộng việc diễn giải các điều khoản ghi trong Hiến pháp về quyền tự vệ.
Năng lực và cơ cấu của Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản đang được điều chỉnh, với ưu tiên rõ ràng là nhằm bảo vệ các hòn đảo phía Tây Nam, theo đó các lĩnh vực như tình báo, giám sát và trinh sát, khả năng phối hợp, phòng thủ tên lửa đạn đạo và đổ bộ được tăng cường mạnh mẽ.
Về phía Mỹ, Tổng thống Obama đã tuyên bố công khai rằng các đảo tranh chấp này được bảo vệ theo Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật. Liên minh Mỹ-Nhật Bản đã được tăng cường với việc đề ra đường lối mới cho quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, trong đó nhấn mạnh tính chất “toàn cầu” của liên minh Mỹ-Nhật.
Tàu khu trục JS Hyuga của Nhật Bản và tàu sân bay USS George Washington của Mỹ tại biển Hoa Đông
Trung Quốc cũng đã nối lại hoạt động đối thoại an ninh cấp cao với Nhật Bản sau gần 4 năm gián đoạn, đồng thời tái khởi động các cuộc đối thoại giữa hai Quốc hội và phục hồi cơ chế đối thoại ba bên giữa các ngoại trưởng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Sự tan băng trong quan hệ Trung-Nhật đang được theo dõi sát sao và được chào đón. Tuy nhiên, hai nước vẫn còn nhiều việc phải làm để thực sự cải thiện mối quan hệ này, đặc biệt là dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II.
Theo đó, Bắc Kinh cần hạn chế sử dụng dịp này để kích động tâm lý chống Nhật và gây căng thẳng mới. Ngược lại, Thủ tướng Abe nên sử dụng bài phát biểu vào tháng 8 tới để xin lỗi một cách rõ ràng hơn về những tội ác chiến tranh của Nhật Bản trong quá khứ
Tiểu Phong
Theo_Báo Đất Việt
Ông Abe: Nhật, Mỹ phối hợp giải quyết vấn đề toàn cầu
Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh rằng, Nhật Bản và Mỹ sẽ luôn đoàn kết khi giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Ông Abe đang tiến hành chuyến đi kéo dài 8 ngày đến Mỹ. Thủ tướng Nhật và phu nhân đã dự một bữa chiêu đãi tại Nhà Trắng vào hôm thứ 3 vừa qua.
Ông Obama cho biết, năm 1957, Thủ tướng Nhật Bản Nobusuke Kishi đã phát biểu trước Quốc hội Mỹ và thể hiện hy vọng về một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa hai nước.
Ông Obama lưu ý rằng, ông Abe sẽ có một bài phát biểu và thúc đẩy quan hệ hai nước tiến thêm một bước nữa.
Ngoài ra, ông Abe cũng cho rằng, Tổng thống Obama chưa bao giờ đơn độc khi phải đối phó với các thách thức toàn cầu. Thủ tướng Nhật Bản, Abe nhấn mạnh rằng, Nhật Bản luôn đứng bên Mỹ trong những nỗ lực giải quyết các vấn đề như dịch Ebola và hiện tượng nóng lên toàn cầu.Ông Abe cho hay, ông và Tổng thống Obama đã khẳng định lại một lần nữa tính vững chắc của liên minh Mỹ - Nhật trong cuộc họp thượng đỉnh vào sáng nay. Ông Abe hứa, hai nước sẽ đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình trên thế giới.
Theo NHK
Để cô lập Trung Quốc, Mỹ cần hòa giải với Triều Tiên Washington hiểu rõ rằng chỉ chiến lược duy trì thế cân bằng không thôi là chưa đủ, mà người Mỹ cần chủ động gây áp lực với Trung Quốc mạnh hơn. Và để gây áp lực với Trung Quốc, Mỹ cần hòa giải với Triều Tiên. Câu chuyện Trung Quốc đem tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương như một động thái...