Trung Quốc bưng bít thông tin: Đa số người Trung Quốc không biết những gì đang xảy ra ở Hồng Kông
Chỉ có những du khách Trung Quốc đại lục vô tình có mặt tại Hồng Kông ở thời điểm này mới chứng kiến được sự việc. Nhưng Bắc Kinh cũng vừa ra lệnh ngừng cấp phép du lịch từ Trung Quốc đại lục tới Hồng Kông.
Đa số người TQ không biết những gì đang xảy ra ở Hồng Kông.
Hãng tin AP cho biết Chính phủ Trung Quốc đang cắt đứt hoàn toàn tin tức về cuộc biểu tình ở Hồng Kông với đại lục. Không có hình ảnh nào của các cuộc biểu tình xuất hiện trên phương tiện truyền thông nước này.
Ngược lại, các phương tiện truyền thông trong bán đảo Hồng Kông được phát sóng không ngừng về đám đông biểu tình, cho thấy sinh viên tay không chống đỡ lại hơi cay của cảnh sát và sự phản ứng kịch liệt của những người chống đối biểu tình.
Sự tương phản đó càng làm nổi bật sự khác biệt trong “một quốc gia, hai chế độ” như cam kết mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đồng ý, khi đàm phán để trở lại bán đảo này năm 1997.
Bắc Kinh muốn thông qua các cơ quan truyền thông để có thể kiểm soát bất cứ sự bùng phát bất ổn nào ở đại lục.
Truyền hình chỉ đọc báo cáo tóm tắt, không có video và văn bản báo cáo không có hình ảnh. Các báo cáo chủ yếu đề cập tụ tập bất hợp pháp ở Hồng Kông và những nỗ lực của chính quyền để giải tán họ.
Tính đến ngày 1.10, toàn lãnh thổ Trung Quốc đại lục chỉ có 9 bài viết trên báo chí về các cuộc biểu tình, 6 bài trong số đó xuất phát từ một bản tin của Tân Hoa Xã nói cuộc biểu tình làm tổn hại đến kinh tế Hồng Kông. Ba bài khác thì xuất hiện trên báo chí dân tộc Global Times, gọi đó là tụ tập bất hợp pháp, gây rối trật tự xã hội và có hại cho nền kinh tế.
Dịch vụ chia sẻ hình ảnh Instagram của Facebook đã bị chặn ở Trung Quốc đại lục hôm 28.9. Người dùng tìm cách truy cập website chính của Yahoo! từ Trung Quốc đại lục đã gặp tình trạng gián đoạn trong ngày 30.9. Các cuộc thảo luận trực tuyến nếu có cụ từ như “hơi cay” đều bị tắt tiếng từ cuối tuần qua.
Nhưng một số hình ảnh từ Hồng Kông những ngày này đã “tuồn” được vào đại lục, thông qua dịch vụ tin nhắn trên điện thoại di động.
Video đang HOT
Nhiều người dùng đã chuyển đổi từ hình ảnh vào văn bản để tránh bị tìm kiếm, kiểm duyệt. Tuy nhiên, vẫn có người dùng phàn nàn về các văn bản của mình bị xóa, kể cả trong cuộc trò chuyện riêng với bạn bè.
Hôm thứ Hai, một người đăng lại tin tức về các cuộc biểu tình trên dịch vụ nhắn tin nhanh WeChat đã bị bắt giữ và cảnh sát nói họ tình nghi người này gây rối.
Sự kiểm soát chặt chẽ thông qua việc điều khiển hoạt động truyền thông của Bắc Kinh đang có hiệu quả.
“Đa số người dân Trung Quốc không biết những gì đang xảy ra ở Hồng Kông. Chỉ có một số ít biết”, giáo sư Zhan Jiang chuyên ngành báo chí tại Bắc Kinh cho AP biết.
Theo hãng tin Bloomberg, cuộc biểu tình của người Hồng Kông vừa khiến người đại lục ngạc nhiên, thán phục và cả khó chịu.
“Nhìn vào thế hệ trẻ của một nơi là biết tương lai của nơi đó. Hồng Kông nên tự hào về thế hệ trẻ của họ”, Ding – một giáo viên dạy cấp 2 từ Thâm Quyến, Trung Quốc – nhận xét khi đi một vòng qua khu vực biểu tình ở quận Admiralty của Hồng Kông ngày 1.10.
Theo tờ The Sun, ông Hu Yang, một giáo sư về thiết kế đến từ Hàng Châu, bày tỏ sự nể phục đối với giới sinh viên Hồng Kông. “Tôi dành sự tôn trọng lớn cho các sinh viên trẻ tuổi của Hồng Kông”.
Ngược lại, Zhu Ming, một công chức về hưu đến từ tỉnh Hà Nam, nói: “Mọi người ở đây quá ngây thơ”, khi ông quan sát khu vực biểu tình ở quận Admiralty – Hồng Kông.
“Tôi không ngờ là biểu tình lại lớn đến thế này. Khi tôi ở nhà, truyền hình không hề đưa tin. Tôi chỉ thấy lo cho bọn trẻ ở dây. Chúng nên về nhà và đi học”, ông Zhu nói.
Du khách Zheng Tian, 40 tuổi, từ Ninh Ba, thì càu nhàu: “Tôi chẳng hiểu cái quái gì đang diễn ra ở Hồng Kông nữa. Tôi thấy rất bất tiện khi phải kéo hai va-li to tới khách sạn vì tài xế taxi không chịu đưa tôi tới nơi. Cửa hiệu thì đóng, nhà hàng thì hết đồ ăn. Liệu tôi làm được gì ở đây?”.
Theo Giám đốc điều hành Hội đồng Công nghiệp du lịch Hồng Kông, nhà chức trách Trung Quốc đã dừng cấp phép các tour du lịch sang Hồng Kông.
Theo Một Thế Giới
Cảnh sát Hồng Kông "đẹp" là nhờ Thành Long
Theo tờ WSJ, năm 2012, Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo nhân quyền, cũng lưu ý việc tăng số vụ bắt giữ thời ông Tsang. Trong khi năm 2010 chỉ có 57 người bị bắt thì năm kế, số vụ này là 440.
Cảnh sát Hồng Kông chuẩn bị thi hành nhiệm vụ.
Báo cáo còn nêu các nhà hoạt động dân chủ cáo buộc cảnh sát làm việc theo chỉ đạo của Bắc Kinh. Nhưng cảnh sát HK phủ nhận. WSJ không thể tiếp cận "Đại bàng" vào ngày 4.10.
Trước đây, ông Tsang từng bác bỏ các cáo buộc cảnh sát đàn áp hoạt động tự do ngôn luận, hoặc cáo buộc cảnh sát bị sức ép chính trị, theo giới truyền thông HK cho biết.
Một số người ủng hộ cảnh sát và một vài sĩ quan tuyên dương "Đại bàng" Tsang có công "động viên tinh thần anh em", sau những vụ tai tiếng dưới thời Tang King Shing, tiền nhiệm của Tsang.
Trong số tai tiếng đó có vụ một thanh tra cảnh sát toan hiếp dâm một phụ nữ. Việc thanh tra trưởng Tsang phải liên tục xin lỗi về những tai tiếng đã khiến ông có biệt danh "Sorry sir" (Ông xin lỗi).
"Ông xin lỗi" Tsang rèn luyện thể lực.
Nhưng những người ủng hộ nói các chiến thuật của Tsang là cần thiết để bảo vệ pháp luật và trị an. Walter To, giám đốc một công ty châu Âu ở HK nói: "Tôi cảm thấy tiếc cho những cảnh sát trực chiến. Việc họ giải tán người biểu tình khỏi các con đường lớn là cần thiết"
Nhiều người dân HK cũng đồng ý cảnh sát HK xứng danh làm việc hiệu quả nhất châu Á. Nhiều năm sau khi thành lập, cảnh sát HK luôn bị tố cáo tiêu cực, "cớm ăn tiền bảo kê" các cửa hiệu, nhà hàng...
Năm 1974, chính quyền đô hộ Anh lập Ủy ban giám sát độc lập chống tiêu cực (ICAC, vẫn còn hoạt động). Từ đó, ủy ban này đã giúp kiểm soát được thói nhũng nhiễu, đòi "ăn bẩn" của cảnh sát.
Vào những năm 1980, nam ngôi sao điện ảnh Thành Long đóng loạt phim "Câu chuyện cảnh sát", vai một cảnh sánh HK nhiệt huyết và không ích kỷ đã giúp việc gia nhập cảnh sát là một niềm vinh dự cho thanh niên HK.
Năm 1983, một cuốn sách của nhà báo Kevin Sinclair đã tôn vinh cảnh sát HK là "Lực lượng tinh nhuệ nhất Á châu".
Theo công báo HK, số vụ tội phạm hình sự giảm 1.061 vụ trên mỗi 100.000 dân HK năm 2012, so với năm 2000 có 1.159 vụ. Năm ngoái, ICAC nhận khoảng 2.500 cáo buộc cảnh sát tiêu cực, giảm khoảng 4.400 vụ so với năm 2000, theo trang web của ICAC.
Cảnh sát bắt một người chống phe biểu tình.
Những cuộc biểu tình đòi dân chủ càng kéo dài, uy tín cảnh sát HK càng bị đặt dấu hỏi. Sáng 3.9, một nhóm biểu tình bên ngoài trụ sở làm việc của đặc khu trưởng Lương Chấn Anh, đã chặn không cho 2 xe cảnh sát vào khu cơ quan công quyền này.
Cảnh sát nói xe chỉ chở thức ăn và nước uống, nhưng người biểu tình không tin.Vì hôm trước, cảnh sát cũng lấy cớ này, đưa một xe tải theo sau một xe cứu thương vào khu công quyền, để lấy phương tiện chống bạo loạn.
Cảnh sát không trả lời ngay yêu cầu xác minh thông tin này của WSJ. Một sĩ quan đã làm việc hơn 5 năm ở khu Wan Chai (gần vùng biểu tình) cho WSJ biết:
"Tôi thông cảm khát vọng được sống dân chủ, tự do, nhưng người biểu tình đang quấy rối cuộc sống của mọi người. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ trật tự trị an của thành phố".
Theo Một Thế Giới
Lãnh đạo Hong Kong kêu gọi người biểu tình "trả lại sự ổn định cho thành phố" Tuyên bố của Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh được đưa ra sau cuộc hỗn loạn trên đường phố hôm 3-10, khiến các cuộc đàm phán giữa người biểu tình và chính phủ dự kiến vào đầu tuần tới bị trì hoãn. Trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm 4-10, ông Lương Chấn Anh đã tiếp tục...