Trung Quốc bơm 2,25 tỉ USD vào nhà sản xuất chip lớn nhất nước
Trung Quốc đang đặt cược vào nhà sản xuất trong nước với hi vọng giảm bớt sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ, sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra hạn chế mới với Huawei.
Bên ngoài trụ sở chính của SMIC tại Thượng Hải, Trung Quốc
Các quỹ do nhà nước Trung Quốc hỗ trợ đã bơm 2,25 tỉ USD vào nhà máy của Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) nhằm hỗ trợ việc sản xuất các loại chip tiên tiến vì Washington đã thắt chặt thêm hạn chế đối với hãng viễn thông Huawei, bộ mặt đại diện cho ngành công nghệ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Video đang HOT
Theo Bloomberg, khoản đăng ký vốn của nhà máy SMIC đã nhảy vọt từ 3,5 tỉ USD lên 6,5 tỉ USD sau khi nhận được đầu tư. SMIC niêm yết tại Hồng Kông và là nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc, với khả năng sản xuất khoảng 6.000 tấm wafer 14 nanomet mỗi tháng và họ đang có kế hoạch tăng con số này lên khoảng 35.000 trong thời gian tới.
Khoản đầu tư nói trên là cách Trung Quốc phản ứng ngay lập tức đối với “đòn” mới do chính quyền ông Trump đưa ra hồi tuần qua. Trước đó, Huawei vẫn có thể mua vật liệu bán dẫn tại nước ngoài được sản xuất dựa vào công nghệ Mỹ, nhưng giờ đây khả năng này đã không còn. Bộ Thương mại Mỹ hôm 15.5 cho biết sẽ yêu cầu giấy phép trước khi cho phép công nghệ Mỹ được sử dụng bởi Huawei và 114 công ty con của hãng này, bao gồm cả đơn vị thiết kế chip HiSilicon.
SMIC đang có kế hoạch tung ra 1,69 triệu cổ phiếu mới trên sàn chứng khoán công nghệ Shanghai Star Market nhằm huy động thêm tài chính. Năm ngoái, hãng này đã tự nguyện hủy niêm yết cổ phiếu lưu ký tại Sở Giao dịch chứng khoán New York, ngay sau khi Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách đen.
Nhà sản xuất chip Trung Quốc tìm cách giảm phụ thuộc vào công nghệ Mỹ
Công ty sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc đang có những bước đi hướng dần về quê nhà.
Cơ sở sản xuất tại SMIC
Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) đang lên kế hoạch tung ra 1,69 triệu cổ phiếu mới trên sàn chứng khoán công nghệ Shanghai Star Market. Động thái này có thể giúp nhà sản xuất chip Trung Quốc huy động được hơn 3 tỉ USD, góp phần tạo hàng rào giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ, theo Bloomberg.
SMIC là một trong một số nhà sản xuất chip đại diện cho hy vọng của Bắc Kinh trong việc tạo ra một ngành công nghiệp bán dẫn tự lực, mang đẳng cấp thế giới. SMIC dự tính sẽ dùng số tiền thu được để phát triển nghiên cứu, sản xuất chip thế hệ kế tiếp và thử cạnh tranh với những hãng chip hàng đầu như Intel và Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC).
Nỗ lực nói trên đến vào thời điểm chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ đưa ra các biện pháp thắt chặt hạn chế đối với việc bán công nghệ cho Trung Quốc, đe dọa đến hoạt động kinh doanh trong tương lai và quyền tiếp cận sản phẩm linh kiện và mạch điện quan trọng của các công ty Trung Quốc như SMIC và Huawei Technologies.
"Về mặt chiến lược, chúng tôi tin rằng SMIC đang dần tách ra trong mối quan hệ với thị trường vốn của Mỹ, khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tăng cao vì dịch Covid-19 và tiềm năng về một vòng thương chiến khác có thể diễn ra", các chuyên gia phân tích của công ty nghiên cứu đầu tư Bernstein viết trong một lưu ý.
Bước đi mới của SMIC theo sau quyết định tự nguyện hủy niêm yết cổ phiếu lưu ký tại Sở Giao dịch chứng khoán New York vào năm ngoái, ngay sau khi Huawei bị chính quyền ông Trump đưa vào danh sách đen gọi là "Danh sách Thực thể" hồi giữa tháng 5.2019.
Intel muốn giúp Mỹ tăng cường sản xuất chip trên đất Mỹ Trong các động thái gần đây cho thấy, các quan chức của chính quyền Mỹ đang hợp tác với một số nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới trong nỗ lực mở rộng khả năng sản xuất chất bán dẫn tại Mỹ. Động thái này nhằm giảm sự phụ thuộc của ngành công nghiệp bán dẫn vào các nhà sản xuất ở...