Trung Quốc bồi đắp đất nối đảo Bắc và đảo Giữa ở Hoàng Sa
Các hình ảnh vệ tinh chụp ngày 2.3 cho thấy Trung Quốc đang mở rộng đáng kể việc nạo vét và bồi đắp phi pháp tại đảo Bắc ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Phần đất mới bồi đắp nối đảo Bắc và đảo Giữa (đảo Trung) từ tháng 1 đến tháng 3.2016 – Ảnh: Digital Globe ngày 2.3.2016
Những hình ảnh vệ tinh chụp từ ngày 2.3 đã được đăng trên chuyên san The Diplomat ngày 7.3, cho thấy những hoạt động nạo vét và bồi đắp của Trung Quốc tại đảo Bắc, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã được mở rộng đáng kể.
Theo đó, phần mới được bồi đắp nối giữa đảo Bắc và đảo Giữa (đảo Trung), trong đó có một dải đá ngầm thẳng và dài, đủ để chứa một đường băng, cùng với đó là một đường lăn song song có kích thước tương tự công trình đường băng đã được xây dựng phi pháp tại đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cụ thể, phần mới được bồi đắp tại đảo Bắc cách đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa chừng 12 km về phía bắc. Theo The Diplomat, hoạt động bồi đắp mới của Trung Quốc tại đảo Bắc lần đầu tiên quan sát được qua ảnh vệ tinh là từ ngày 9.1.2016. Trong hai tháng qua, Trung Quốc đã nạo vét các rạn đá ngầm để xây móng cho một bến cảng tại đây.
Hình chụp vệ tinh ngày 2.3 không còn thấy bóng dáng của các tàu nạo vét của Trung Quốc như hồi tháng 1, nhưng các đường ống để bơm cát được nạo vét vẫn còn nguyên trạng. Dù vậy, The Diplomat nhận định việc không còn thấy các tàu nạo vét không đồng nghĩa Bắc Kinh ngừng hoạt động xây dựng và cải tạo tại khu vực này.
Video đang HOT
Đảo Bắc nằm ở rìa phía nam của quần đảo Hoàng Sa, cách căn cứ hải quân Ngọc Lâm của Trung Quốc 300 km về phía đông nam, do vậy đây là nơi rất phù hợp để theo dõi khu vực nơi mà các tàu ngầm cũng như tàu nổi của Trung Quốc đóng tại căn cứ Ngọc Lâm thường xuyên phải qua lại. Theo The Diplomat, khu vực gồm đảo Bắc và đảo Giữa có kích thước cũng như hình dáng phù hợp cho một đường băng với tổng diện tích khoảng 5 km vuông. Nếu so sánh với vùng được bồi đắp ở đá Chữ Thập thì nơi này vẫn lớn hơn vì ở đá Chữ Thập chỉ có diện tích chưa đầy 3 km vuông.
Theo nhận định của The Diplomat, Trung Quốc có thể không xây dựng đường băng ở đảo Bắc. Mặc dù vậy, cách đảo Bắc khoảng 12 km, đảo Phú Lâm lại đã có những trang thiết bị và cơ sở quân sự nhưng lại có rất ít các bãi đá gần kề để hỗ trợ việc mở rộng.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh tại đảo Phú Lâm trước và sau khi Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không – Ảnh: Fox News/Đồ họa: Phúc Hải
Có thể thấy sự chật chội trên đảo Phú Lâm thông qua việc đặt hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 mới đây. Theo đó, mặc dù HQ-9 được cho nằm ở một bãi biển nhưng hình ảnh vệ tinh lại cho thấy vị trí đặt HQ-9 không phải là một bãi biển mà chỉ là một vùng mới được bồi đắp. Khu vực đó đến tháng 12.2015 vẫn là một vùng nước nông ven bãi san hô ngầm, nó chỉ vừa được bồi đắp trong tháng 1.2016 mà thôi.
Bên cạnh việc mở rộng bồi đắp tại đảo Bắc, Trung Quốc cũng đã tăng cường các hoạt động trái phép tại đảo Cây cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Mặc dù cho rằng còn quá sớm để biết ý định xây dựng của Trung Quốc trên đảo Bắc nhưng The Diplomat không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ xây dựng thêm căn cứ quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, thậm chí là gần đảo Phú Lâm như đảo Bắc.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Việt Nam cảnh báo tình trạng quân sự hoá Biển Đông đặc biệt lo ngại
Việt Nam hôm nay phản đối mạnh mẽ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời khẳng định tình trạng quân sự hoá Biển Đông đặc biệt đáng lo ngại.
Hai khẩu đội tên lửa HQ-9 bố trí trên bờ biển đảo Phú Lâm được vệ tinh phát hiện vào tuần trước. Ảnh: Fox News
"Bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục có các hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, thúc đẩy quân sự hoá ở Biển Đông, mà còn đe doạ đến hoà bình, ổn định ở khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm nay trả lời câu hỏi của VnExpress về thông tin Trung Quốc điều chiến đấu cơ ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, đặt hệ thống radar ở một số cấu trúc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Diễn biến gần đây ở khu vực, đặc biệt là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy nguyên trạng khu vực đang bị phá vỡ, đặc biệt đáng lo ngại hơn là tình trạng quân sự hoá ở Biển Đông", người phát ngôn cho biết thêm.
Ông Bình cho rằng đây là hai diễn biến hết sức đáng lo ngại, ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không của khu vực.
Người phát ngôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì, hoà bình ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Ngày 17/2, báo chí Mỹ đưa tin Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tiếp đó, tình báo Mỹ ghi nhận sự hiện diện của các chiến đấu cơ Thẩm Dương J-11 và Tây An JH-7 trên đảo Phú Lâm. Ngày 23/2, Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết những hình ảnh chụp vào cuối tháng một cho thấy Bắc Kinh có thể đã bố trí hệ thống radar tần số cao tại đá Châu Viên, một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép.
Động thái điều chiến đấu cơ, tên lửa, radar gần đây của Trung Quốc ra các đảo chiếm đóng ở Trường Sa và Hoàng Sa vấp phải sự phản đối của nhiều nước. Mỹ lên án Trung Quốc đang quân sự hoá Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, trong khi Nhật yêu cầu nước này giải thích rõ ràng về hành động điều tên lửa. Australia, New Zealand cũng đồng loạt kêu gọi Trung Quốc ngừng quân sự hoá Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tên lửa - vũ khí dọn đường cho tham vọng Trung Quốc ở Biển Đông Giàn tên lửa HQ-9 trên Hoàng Sa thể hiện toan tính quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, đe dọa trực tiếp lợi ích của các nước trong khu vực. Trung Quốc bắn tên lửa HQ-9 trong một cuộc diễn tập. Ảnh: Chinamil Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa tên lửa phòng không HQ-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng...