Trung Quốc ‘bốc hơi’ 676 tỉ USD
Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ thất thoát vốn nghiêm trọng và tình trạng này vẫn chưa có điểm dừng, đẩy nền kinh tế đến viễn cảnh “hạ cánh nặng nề”.
Nhân dân tệ có thể mất thêm 3% giá trị vào cuối năm 2016 – Ảnh: Reuters
CNN ngày 22.1 dẫn báo cáo của Viện Tài chính quốc tế (IIF, trụ sở tại Washington D.C, Mỹ) ước tính khoảng 676 tỉ USD đã “bốc hơi” khỏi Trung Quốc vào năm ngoái. Con số này gấp nhiều lần so với tổng số 111 tỉ USD thất thoát tại tất cả thị trường mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc, vào năm 2014.
Theo tính toán của tổ chức bao gồm đại diện hầu hết các ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới này, tình trạng “chảy máu” vốn đặc biệt tăng tốc vào quý 4/2015, do giới đầu tư nước ngoài ngày càng tỏ ra lo lắng về “ sức khỏe” của nền kinh tế Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng chậm lại và tình trạng hỗn loạn của thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, các công ty nội địa cũng đổ xô chi trả những khoản vay nước ngoài trong lúc nhân dân tệ suy yếu.
Video đang HOT
Hiện Bắc Kinh áp đặt giới hạn tối đa số tiền cá nhân có thể mang khỏi nước này là 50.000 USD/năm và thậm chí còn khống chế số lượng tiền mặt mà người dân có thể rút từ các máy ATM ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo IIF, giới đầu tư vẫn đang cố gắng rút tiền khỏi Trung Quốc trước đà mất giá của nhân dân tệ và các thị trường chứng khoán liên tục chao đảo.
Điều đáng ngại hơn nữa là các nhà quan sát nước ngoài cảnh báo tình trạng nói trên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trung Quốc đang đối mặt “nguy cơ thất thoát nguồn tài chính nghiêm trọng trong lúc nền kinh tế tiếp tục vật lộn trước những luồng gió ngược về mặt vĩ mô đồng thời phải can thiệp mạnh tay để ổn định tiền tệ”, báo cáo của IIF viết. Theo CNN, giới chuyên gia nước ngoài dự báo đến cuối năm 2016, nhân dân tệ sẽ còn mất thêm 3% giá trị so với hiện nay.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất 25 năm
Giới chức Trung Quốc vừa công bố số liệu kinh tế trong cả năm 2015. Mức tăng GDP năm qua của nước này là 6,9%, trật nhịp mục tiêu do chính phủ đề ra.
Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm trong tháng 12, khiến quý 4/2015 là quý tăng trưởng yếu nhất kể từ thời suy thoái kinh tế thế giới năm 2009. Giới lãnh đạo Trung Quốc đang chật vật chuyển hướng nền kinh tế sang phụ thuộc nhiều vào tiêu dùng.
Sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định đều chậm lại vào cuối năm qua, giữa lúc tổng sản phẩm quốc nội tăng 6,8% trong quý 4/2015 so với cùng kỳ năm 2014. Cả năm 2015, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,9%. Đây là mức tăng GDP thấp nhất kể từ năm 1990 và không đạt mục tiêu 7% do chính phủ đề ra.
Kinh tế Đại lục năm qua chứng kiến nhân dân tệ được phá giá, khoản hao hụt đáng kể trong dự trữ ngoại hối và đợt lao dốc thị trường chứng khoán thổi bay 5.000 tỉ USD. Những ngày giao dịch đầu năm nay, cổ phiếu nước này cũng một lần nữa giảm mạnh, giới đầu tư lo ngại về việc liệu các nhà hoạch định chính sách có thể kiểm soát được sự bi quan trong tăng trưởng kinh tế.
Dù gặp phải nhiều vấn đề, Trung Quốc vẫn có bản tệ vừa được công nhận là đồng tiền dự trữ quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thành lập ngân hàng phát triển đa phương đầu tiên (Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á - AIIB) và dần chuyển đổi tăng trưởng từ phụ thuộc vào sản xuất, đầu tư sang phụ thuộc vào dịch vụ, tiêu dùng.
"Tăng trưởng kinh tế vẫn yếu nhưng không sụp đổ. Các biện pháp kích thích kinh tế đã và đang có tác dụng song nhiều biện pháp hơn nữa vẫn cần được tung ra để hỗ trợ kinh tế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu", chuyên gia Shane Oliver thuộc hãng AMP Capital Investors ở Úc nhận định.
Theo CNN, kinh tế Đại lục được dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn nữa trong năm nay.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Sinh viên Trung Quốc lao đao vì chứng khoán giảm mạnh Ở Trung Quốc, nhiều sinh viên đại học 22 tuổi kiểm tra thông tin chứng khoán trước khi mở mạng xã hội. Nhiều người trong số họ đã và đang mất tiền vì hai đợt lao dốc chứng khoán. Ảnh: Reuters "Khi tôi bước vào thị trường, tất cả mọi người đều đang kiếm được tiền. Nhiều người nghĩ rằng ngay cả một...