Trung Quốc bỏ hạn chế, cho phép công ty nước ngoài 100% đầu tư sản xuất ô tô
Chính quyền Trung Quốc sẽ cho phép nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài được tham gia sản xuất ô tô chở khách kể từ ngày 1/1/2022…
Thông tin này trên được xác tín từ thông cáo công bố hôm nay (27/12) của Bộ Thương mại và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, cơ quan chuyên trách lập kế hoạch kinh tế hàng đầu của đất nước. Tài liệu này là một trong những thông cáo thường xuyên của chính phủ, công bố về các ngành bị cấm đầu tư nước ngoài.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) dự kiến doanh số bán hàng năm 2021 sẽ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 26,1 triệu chiếc, với doanh số bán xe năng lượng mới tăng 1,5 lần lên 3,4 triệu chiếc.
Các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới đang cố gắng củng cố vị thế tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới này
Video đang HOT
Theo China Daily, vào năm 2018, Trung Quốc đã cam kết sẽ dần xóa bỏ các giới hạn đối với đầu tư nước ngoài vào các liên doanh sản xuất ô tô của nước này, đồng thời xóa bỏ tất cả các giới hạn vốn chủ sở hữu trong ngành ô tô trong vòng 5 năm. Giới chức Trung Quốc hy vọng việc mở cửa sẽ tiếp thêm động lực mới cho thị trường, buộc các công ty trong nước phải đổi mới và tạo ra cơ hội hợp tác với các nguồn lực từ quốc tế.
Giới hạn 50% liên doanh ô tô tại Trung Quốc vốn được quy định từ năm 1994, đã nới rộng cho các nhà sản xuất quốc tế xe năng lượng mới vào năm 2018 và xe thương mại vào năm 2020. Và tới năm 2022 tới đây là với các nhà sản xuất ô tô chở khách chạy xăng.
Các chuyên gia trong ngành cho biết việc loại bỏ giới hạn sẽ dẫn đến cạnh tranh gay gắt, nhưng cuối cùng sẽ mang lại lợi ích cho thị trường. Ngoài ra động thái này được đánh giá là “trước sau sẽ xảy ra” khi mà Trung Quốc hiện đã là thị trường số 1 thế giới về các dòng xe dùng năng lượng mới, thay vì dùng động cơ đốt trong như trước đây.
Trung Quốc bắt đầu cung cấp trợ cấp cho các phương tiện sử dụng năng lượng mới vào năm 2009. Và các khoản trợ cấp dự kiến kết thúc vào cuối năm 2020 đã được gia hạn thêm hai năm nữa. Theo kế hoạch mới, Trung Quốc sẽ cắt giảm 10%, 20% và 30% trợ cấp hàng năm cho đến khi hết hạn vào cuối năm 2022. Trung Quốc đã đặt mục tiêu cho các loại xe năng lượng mới, bao gồm xe điện, xe hybrid và xe chạy bằng pin nhiên liệu (những loại xe này hiện chiếm khoảng 5% doanh số bán ô tô), chiếm 1/5 doanh số bán ô tô vào năm 2025.
Trung Quốc đã sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới của các nhà sản xuất ô tô sau khi chiếm lĩnh được phân khúc xe điện ở cả sản lượng và vị thế của nhà cung cấp
Tesla là hãng xe đầu tiên được hưởng lợi từ chính sách dỡ bỏ hạn chế này với nhà máy ở Thượng Hải, động thổ vào tháng 1/2019 và đã ra mắt mẫu xe đầu tiên cùng năm này.
BMW cũng đã ký hợp đồng vào tháng 10/2018 với đối tác Trung Quốc Brilliance Auto, nâng cổ phần từ 50% lên 75% trong liên doanh xe du lịch BMW Brilliance vào năm 2022. Với động thái này, BMW sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô nước ngoài đầu tiên chiếm đa số cổ phần trong một liên doanh sản xuất ô tô dùng động cơ đốt trong. BMW cho biết sẽ đầu tư 3 tỷ euro (3,68 tỷ USD), tạo thêm 5.000 việc làm mới để nâng công suất hàng năm lên 650.000 xe bắt đầu từ đầu những năm 2020
Tập đoàn Volkswagen AG của Đức cũng đã tăng cổ phần của mình trong quan hệ đối tác sản xuất ô tô điện với JAC Motors từ 50% lên 75%. Bên cạnh JAC, hãng cũng có quan hệ đối tác với FAW Group và SAIC Motor. Volkswagen AG có kế hoạch bán 1,5 triệu xe năng lượng mới tại Trung Quốc mỗi năm vào năm 2025.
12 hãng ô tô nước ngoài kiến nghị Hạ viện Mỹ về ưu đãi thuế ô tô điện
Một nhóm 12 hãng sản xuất ô tô nước ngoài thúc giục Hạ viện Mỹ bác bỏ đề xuất của các nghiệp đoàn ô tô về ưu đãi thuế trị giá 4.500 USD cho ô tô điện (EV) do các công ty Mỹ sản xuất.
Xe ô tô điện của hãng GM. Ảnh: https://www.gm.com/
Một nhóm 12 hãng sản xuất ô tô nước ngoài, trong đó có Toyota Motor Corp, Volkswagen AG, Hyundai Motor Co và Nissan Motor Co, thúc giục Hạ viện Mỹ bác bỏ đề xuất của các nghiệp đoàn ô tô về ưu đãi thuế trị giá 4.500 USD cho ô tô điện (EV) do các công ty Mỹ sản xuất.
Một ủy ban của Hạ viện Mỹ trong tháng 9 đã thông qua đề xuất tăng mức tín dụng thuế cho xe EV lên tới 12.500 USD/chiếc, bao gồm 4.500 USD/chiếc đối với ô tô do các doanh nghiệp sử dụng lao động là thành viên của các nghiệp đoàn sản xuất và 500 USD cho pin do các công ty Mỹ sản xuất.
Trong thư gửi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và các đảng viên Đảng Dân chủ khác, chi nhánh của các hãng ô tô nước ngoài cho rằng đề xuất trên "sẽ gây bất lợi, tạo ra sự không công bằng cho những lao động Mỹ không phải là thành viên của nghiệp đoàn và tham gia sản xuất hơn một nửa lượng ô tô và phần lớn ô tô EV ở Mỹ".
Các hãng ô tô nước ngoài khác tham gia đơn kiến nghị trên còn có Honda, BMW, Kia, Mazda, Mercedes-Benz của Daimler AG, Subaru và Volvo Cars thuộc sở hữu của hãng Geely (Trung Quốc).
Các khoản tín dụng thuế, là một phần của gói chi tiêu 3.500 tỷ USD, sẽ tiêu tốn 15,6 tỷ USD trong vòng 10 năm và mang lại lợi ích cho ba "đại gia" ô tô của Mỹ, gồm General Motors, Ford Motor Co và Stellantis NV - công ty mẹ của Chrysler./.
Trung Quốc bỏ quy định bắt buộc liên doanh sản xuất ô tô Trung Quốc sẽ cho phép các dự án đầu tư FDI sản xuất lắp ráp ô tô chở khách được phép dùng 100% vốn nước ngoài kể từ ngày 1/1/2022. Động thái này được công bố trong một tài liệu do Bộ Thương mại Trung Quốc và Ủy ban Cải cách và phát triển Quốc gia công bố, theo tạp chí Forbes phiên...