Trung Quốc biến du lịch thành công cụ chính trị ép láng giềng
Họ không cần phả sử dụng tầu sân bay hay đe dọa cắt giảm xuất nhập khẩu nguyên liệu. Một đội quân khách du lịch là đủ “dằn mặt”.
Hình minh họa.
Tờ DW của Đức ngày 4/11 đăng bài phân tích của nhà bình luận Frank Sieren đã có 20 năm làm đại diện của báo này tại Bắc Kinh nhận định, Trung Nam Hải đã chứng minh rất rõ rằng họ không cần phải sử dụng tầu sân bay hay đe dọa cắt giảm xuất nhập khẩu nguyên liệu. Một đội quân khách du lịch là đủ “dằn mặt” các nước láng giềng (mà Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ.
Trong năm 2013,.Trung Quốc vượt qua Đức và Mỹ trở thành nước cung cấp nguồn khách du lịch lớn nhất thế giới. Học viện Du lịch Trung Quốc đang ước tính rằng sẽ có 116 triệu lượt người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài trong năm nay, so với 20 triệu trong năm ngoái. Người Trung Quốc dành khoảng 3,1 ngàn USD cho du lịch, nhiều hơn du khách đến từ bất cứ quốc gia nào khác.
Nhiều nước láng giềng của Trung Quôc đã nhanh chóng phát hiện ra các cơ hội và đã thiết kế các tour du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách Trung Quốc. Hàn Quốc đón hơn 4 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc và tạo ra 44% tổng số doanh thu của ngành du lịch.
Tháng 8 vừa qua chính quyền quân sự Thái Lan dã bắt đầu miễn thị thực cho khách du lịch Trung Quốc. Tại Malaysia có nhiều khu vui chơi giải trí xây dựng nhằm phục vụ duy nhất đối tượng khách du lịch Trung Quốc, đối tượng chiếm 20% doanh thu từ ngành công nghiệp không khói này.
Tuy nhiên, du lịch đã được Bắc Kinh sử dụng như một công cụ chính trị, Frank Sieren bình luận. Kể từ khi xảy ra thảm kịch máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines biến mất, số lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Malaysia đã giảm 1/3 từ tháng 5 vừa qua. Các khu nghỉ mát trống rỗng và nhiều công ăn việc làm trong ngành du lịch Malaysia bị mất.
Việt Nam cũng gặp tình cảnh tương tự. Số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đã giảm 30% mà nguyên nhân chính là vấn đề căng thẳng trên Biển Đông sau vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam – PV).
Video đang HOT
Khách du lịch Trung Quốc.
Nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thủ đoạn này của Bắc Kinh là Philippines. Rõ ràng Trung Quốc hiểu rằng du lịch có thể sử dụng như một công cụ gây áp lực chính trị và khó chịu cho Philippines khi Manila tham gia tập trận hải quân chung với Mỹ. Để đối phó với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông ở Philippines, Bắc Kinh đã đưa ra một cảnh báo du lịch với công dân của họ.
Chỉ một động thái nhỏ như vậy đã gây ra hậu quả thảm khốc. Các hãng hàng không đã phải hủy bỏ 140 chuyến bay và 24 ngàn du khách Trung Quốc hủy tour du lịch đến Philippines, chiếm 2/3 tổng số du khách đã đăng ký, tương đương thất thu 10 triệu Euro.
Du lịch được Bắc Kinh sử dụng như một công cụ chính trị được thể hiện rõ nét nhất là đối với Nhật Bản. Số liệu thống kê du lịch cho thấy rất rõ sự lên xuống của số lượng khách Trung Quốc sang Nhật Bản gắn liền với sự trồi sụt của quan hệ song phương xung quanh vấn đề chủ quyền nhóm đảo Senkaku.
Năm ngoái lượng khách du lịch Trung Quốc sang Nhật đã tăng gấp đôi so với năm 2012, nhưng rõ ràng bất cứ khi nào muốn, Bắc Kinh cũng có thể hãm ngay lập tức bằng cách đưa ra cảnh báo du lịch hoặc thắt chặt quy định xuất nhập cảnh.
Trung Nam Hải đã chứng minh rất rõ khả năng không cứ phải tàu sân bay hay đe dọa cắt giảm xuất nhập khẩu để gây áp lực với các nước láng giềng. Chỉ cần đội quân khách du lịch là đủ. Trong thời điểm hiện nay, các nước láng giềng của Trung Quốc đã cảm nhận rõ rệt nhất thủ đoạn “dằn mặt” của hàng xóm.
116 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đi nước ngoài chỉ là con số khởi đầu, đến năm 2030 dự kiến con số này là 535 triệu lượt. Nửa tỉ khách du lich có thể là một đòn bẩy mạnh mẽ thật sự cho chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc đang "câu giờ" trong vấn đề Biển Đông
Ngoại giao Trung Quốc xoa dịu các nước láng giềng, ngăn chặn Biển Đông và Hoa Đông xuất hiện trong chương trình nghị sự APEC sắp diễn ra tại Bắc Kinh.
Các báo của Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo, Thời báo Hoàn cầu gần đây đưa ra một số luận điệu mới phục vụ cho chủ trương đối ngoại của ban lãnh đạo Bắc Kinh trước hội nghị APEC. Các báo này cho rằng, tình hình thực tế tại Biển Đông cơ bản là ổn định và hòa bình. Họ dẫn số liệu của Ủy ban đối ngoại Mỹ về lượng hàng hóa trung chuyển qua khu vực biển này là 5,3 nghìn tỷ USD mỗi năm. Điều này cho thấy tự do hàng hải ở Biển Đông "không hề bị ảnh hưởng". Bên cạnh đó, hiện lượng hàng hóa vận tải đường biển tại các cảng ở châu Á chiếm tới 39% tổng lượng hàng hóa của thế giới. Hoạt động vận tải mạnh mẽ này không thể diễn ra nếu trên Biển Đông không có sự ổn định và an ninh.
Trung Quốc đưa các tàu hiện đại nhất tới tập trận tại Biển Đông
"Linh hoạt" nhưng chẳng dẫn đến kết quả gì
Các báo này cho rằng, về xử lý xung đột giữa các bên, Trung Quốc - ASEAN và các đối tác liên quan "chưa bao giờ ngừng giao thiệp và tham vấn" về vấn đề Biển Đông. Trong quá trình này, Trung Quốc đã ngày càng có thái độ "linh hoạt hơn" để cùng tìm ra giải pháp. Cụ thể, Trung Quốc đã đưa ra cách tiếp cận "hai kênh" để giải quyết vấn đề: với các bên liên quan thông qua tham vấn và đối thoại; đồng thời Trung Quốc cùng với ASEAN hợp tác với nhau để gìn giữ hòa bình và ổn định trên Biển Đông, "cùng có lợi và cùng thắng".
Thế nhưng, Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc về Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) lần thứ 8 diễn ra tại Bangkok, trong ngày 28- 29/10, cũng như 7 phiên trước, đã không đạt kết quả gì. Các đại biểu chỉ thống nhất "tiếp tục thúc đẩy hợp tác" theo tinh thần DOC 2002. Các đại biểu cũng không thỏa thuận được thời gian biểu cho việc thực hiện DOC.
Thực tế cho thấy, Trung Quốc tiếp tục gây sức ép hoặc phối hợp với các nước chủ nhà ASEAN trên bàn đàm phán nhằm kéo lê chương trình nghị sự, thực chất là tiếp tục thực hiện chủ trương ngoại giao "câu giờ". Trung Quốc còn tìm cách li gián Mỹ với các nước ASEAN, cản trở Mỹ đóng vai trò trong các nỗ lực quốc tế giải quyết vấn đề Biển Đông. Bởi vì tại các vùng biển Đông Á, Mỹ là nước lớn duy nhất có thể đối trọng, cân bằng và ngăn cản các hành động bá quyền của Trung Quốc.
Thời báo Hoàn cầu phỏng vấn Chu Hạo, chuyên gia thuộc Viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc, cho rằng Việt Nam đang thực hiện xu hướng "đa phương hóa" vấn đề Biển Đông. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm tới Ấn Độ với hy vọng Ấn Độ không chỉ "Nhìn về phương Đông" mà còn "Hành động phương Đông". Việt Nam đã mời Ấn Độ tham gia khai thác dầu khí ở Biển Đông, tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với Ấn Độ, theo đó Ấn Độ dự kiến sẽ bán các tàu tuần tra hiện đại cho Việt Nam. Việt Nam đang dựa vào sức mạnh của các cường quốc khác để "củng cố" vị thế tại khu vực. Tuy nhiên, theo Chu Hạo, Việt Nam sẽ "rất khó có thể thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt kinh tế".
Tăng cường sức mạnh trên Biển Đông
Trong khi đó, tại Hoàng Sa, Trung Quốc xúc tiến việc nâng cấp căn cứ không quân tại đảo Phú Lâm, tại Trường Sa đẩy mạnh xây dựng các đảo nhân tạo, tạo nên không gian chiến lược nối Hoàng Sa với các đảo nhân tạo và đảo đá ở Trường Sa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988 thành các cụm cứ điểm để khống chế một vùng rộng lớn của trung tâm Biển Đông.
Ngày 26/10, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong) đưa tin Trung Quốc đang thử nghiệm một loạt máy bay quân sự thế hệ mới bao gồm cả J-20, chiếc chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên và hiện đại nhất được coi là "xương sống" của không quân nước này. Báo chí Trung Quốc cũng khoe rằng tiêm kích J-20 có phạm vi tác chiến bao trùm một khu vực rộng lớn trên Biển Đông.
Về hải quân, giới quan sát lưu ý rằng năm nay, Trung Quốc triển khai từ 3-5 tàu ngầm hạt nhân đặt căn cứ ở Tam A (Hải Nam). Việc khống chế trung tâm Biển Đông, nơi có độ sâu nhất 5.000m, là nhằm tạo vùng hoạt động cho các tàu ngầm hạt nhân.
Theo trang mạng wantchinatimes, tháng 10 vừa rồi, hải quân Trung Quốc điều tàu khu trục Côn Minh tới Biển Đông để tham gia cuộc tập trận hải quân Joint Action 2014. Con tàu thuộc Type 052D là loại tàu chiến hiện đại nhất của hải quân Trung Quốc, được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng với 64 ống phóng tên lửa, dùng để phóng các tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 và tên lửa hành trình DH-10.
Người ta biết rằng, Hội nghị cấp cao diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đang đến gần (ngày 9-11/11). Nhiệm vụ của ngoại giao Trung Quốc là xoa dịu láng giềng nhằm đảm bảo cho APEC diễn ra xuôi chèo mát mái. Các nhà đàm phán chủ yếu của Trung Quốc đã thăm Việt Nam, thăm Nhật Bản nhằm ngăn chặn không cho vấn đề Biển Đông hay biển Hoa Đông xuất hiện trên diễn đàn APEC. Đó là lý do tại sao từ hai tháng nay, tàu chiến và máy bay Trung Quốc ít xâm phạm vùng trời, vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cho nên đừng thấy Biển Đông lặng sóng vẻ bề ngoài mà cho rằng Trung Quốc đang có nhượng bộ hay thỏa hiệp. Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên quốc vụ Trung Quốc, trong khi thực hiện các sứ mệnh ngoại giao xoa dịu, đã không quên nhắc rằng Trung Quốc không bao giờ nhượng bộ lợi ích cốt lõi liên quan đến chủ quyền biển đảo./.
Theo Tổ Quốc
Xây cảng nổi... Trung Quốc tham vọng thực hiện vùng cấm bay? "Xây cảng nổi và hàng loạt các công trình trái phép khác ở Hoàng Sa, Trường Sa sẽ giúp Trung Quốc leo thang thực hiện tham vọng vùng cấm bay...", tướng Lê Mã Lương nhận định. Liên quan đến thông tin Trung Quốc đang phát triển nhiều cảng nổi để hỗ trợ cho quá trình cải tạo đất trái phép ở quần đảo...