Trung Quốc biến đáy Biển Đông thành “pháo đài ngầm”?
Nhật báo Miami Herald có trụ sở tại Mỹ mới đây dẫn phát biểu của nhiều chuyên gia quân sự nhận định, Trung Quốc có thể đang tìm cách giấu tàu ngầm trên Biển Đông.
Pháo đài dưới đáy biển
Trong nhiều tháng qua, Trung Quốc đã xây dựng hàng nhiều đảo nhân tạo cùng các cơ sở quân sự trên Biển Đông. Những hành động ngang ngược của Trung Quốc đã gây quan ngại với các nước láng giềng và Mỹ.
Trong khi đó, các nhà phân tích quốc phòng và an ninh cho hay “điều gì đang xảy ra ở dưới biển mới đáng lo ngại”.
Trung Quốc có một hạm đội tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo lớn mạnh. Việc tăng cường tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông có thể là cách để Trung Quốc tạo ra một khu bảo tồn dưới nước mà nói theo ngôn ngữ quân đội là một “pháo đài”, nơi mà hạm đội tàu ngầm có thể ẩn náu, tránh bị phát hiện.
“Biển Đông sẽ là một địa điểm tốt để tàu ngầm Trung Quốc ẩn náu”, ông Carl Thayer, chyên gia an ninh Mỹ thuộc trường Đại học New South Wales cho hay.
Tàu ngầm loại 094 lớp Tấn (Jin-Class) của Trung Quốc
Theo lý giải của chuyên gia, đáy biển có độ sâu hàng nghìn mét với nhiều hẻm núi trở thành nơi mà tàu ngầm dễ dàng tránh bị phát hiện.
Các xung đột trên Biển Đông dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc đàm phán Mỹ -Trung bắt đầu diễn ra vào ngày 23/6 tại Washiongton bao gồm các cuộc họp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương.
Tuần trước, Trung Quốc tuyên bố các nước này đang mở rộng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông song tuyên bố này không nhận được sự ủng hộ của bất cứ quốc gia nào.
Video đang HOT
Trung Quốc phát triển tầm bắn tới Mỹ
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel lưu ý rằng Trung Quốc tiếp tục xây dựng cơ sở trên đảo bao gồm căn cứ quân sự – một động thái được nhận xét là quấy rối.
“Khả năng quân sự hóa các tiền đồn đang đi ngược với mục tiêu giảm căng thẳng. Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn yêu cầu Trung Quốc ngừng hoạt động khai hoang, xây dựng cơ sở, tiền đồn trên Biển Đông”, ông Daniel Russel nói thêm.
Theo ông Thayer, Bắc Kinh xem Biển Đông là một phần chiến lược bởi nó bảo vệ khu vực phía nam của Trung Quốc, trong đó có một căn cứ tàu ngầm ở Tam Á trên đảo Hải Nam. Lực lượng Hải quân của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã xây dựng các đường hầm dưới biển để các tàu ngầm cập bến, trong đó có cả những tàu ngầm mang theo tên lửa đạn đạo.
Đến năm 2014, Trung Quốc đã có 56 tàu ngầm tấn công gồm 5 tàu được hỗ trợ hạt nhân. Trong 5 tàu đó, có ít nhất 3 tàu có khả năng phóng tên lửa đạn đạo. Trung Quốc đang có kế hoạch tăng tường thêm con số này lên 5 tàu, theo một báo cáo của Lầu Năm Góc công bố năm ngoái.
Trong cuộc họp báo diễn ra hồi tháng tư tại Washington, một quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang theo dõi các tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Trung Quốc “rất cẩn thận”.
“Bất cứ lúc nào có một quốc gia gia phát triển các vũ khí hạt nhân và chuyển giao các nền tảng vũ khí có thể ảnh tới Mỹ thì đó là mối quan ngại của chúng tôi”, Đô đốc William Gortney thuộc Bộ chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ cho hay.
Mỹ tuần tra trên Biển Đông đáp trả lại các hành động trái phép của Trung Quốc
Trong những thập kỉ gần đây, Trung Quốc đã tăng cường một khả năng răn đe hạt nhân “bám theo” sự phát triển của Mỹ và Nga. Chương trình tàu ngầm của Trung Quốc là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển khả năng đó.
Hiện tại, tàu ngầm có gắn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc JL2 chưa có tầm bắn vươn tới Mỹ từ Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc hi vọng sẽ cải thiện được phạm vi của những tên lửa trong vào năm tới. Đó cũng là lý do mà các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc coi Biển Đông như một pháo đài cho các tàu ngầm hạt nhân của mình trong tương lai.
Trên thực tế, tàu ngầm của Trung Quốc đang bị chê là hoạt động quá ồn ào nên dễ bị phát hiện. Điều này khiến tàu của Bắc Kinh khó có thể âm thầm lẩn trốn ở phía tây Thái Bình Dương mà không bị phát hiện. Nhưng một khi Trung quốc cải thiện được phạm vi của tên lửa, nó sẽ không cần di chuyển tàu ngầm ra khỏi Biển Đông để chạm tới Mỹ, gây ra mối đe dọa với Washington.
“Theo kết luận của tôi, hiện tại, Trung Quốc sé áp dụng một chiến lược pháo đài trên Biển Đông”, giáo sư Bernard D. Cole thuộc trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ cho nhận định.
Giáo sư Bernard D. Cole cho rằng phát đài trên Biển Đông sẽ tập trung phát triển tầm bắn của các tên lửa đạn đạo và chạm tới Mỹ.
Các quan chức Mỹ cũng lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ đơn phương thiết lập một “vùng nhận dàng phòng không” ở Biển Đông. Điều này sẽ làm hạn chế hoạt động phòng không quân sự, bao gồm cả máy bay giám sát của Mỹ theo dõi tài ngầm Trung Quốc. Tháng trước, Mỹ đã có chuyến bay giám sát trên Biển Đông và phát hiện Bắc Kinh đang mở rộng hoạt động trái phép trên vùng biển này.
Ông Thayer cùng các nhà phân tích khác cùng có chung ý kiến rằng Trung Quốc đưa ra nhiều lý do để xây dựng trái phép các hòn đảo trên Biển Đông với mục đích đe dọa các nước láng giềng, đặc biệt Việt Nam và Philippines.
“Trung Quốc hi vọng sẽ gây áp lực lên Philippines nên không ủng hộ sự hiện diện của Mỹ”, ông Thayer nói thêm.
Trong khi đó, phát biểu trước một nhóm chuyên gia, ông Robert Work, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về công nghệ bằng việc phát triển máy bay tránh radar hay máy bay trinh sát, tên lửa tinh vi…
Điều này rõ ràng rằng đang thách thức quân đội Mỹ về hoạt động phòng không.
Theo Báo Giao thông
"Trung Quốc có thể sử dụng Biển Đông làm pháo đài tàu ngầm"
Các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc thời gian qua đã làm nhiều quốc gia trong khu vực và cả Mỹ lo ngại. Tuy nhiên, giới phân tích an ninh, quân sự cho rằng một điều cũng rất đáng lo ngại chính là những gì đang diễn ra dưới biển.
Tàu ngầm Trung Quốc. (Ảnh: SMH)
Trung Quốc không ngừng mở rộng lực lượng tàu ngầm với khả năng mang theo tên lửa đạn đạo. Với những đòi hỏi phi lý về chủ quyền mà Bắc Kinh đưa ra tại Biển Đông, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng các khu vực nước sâu ở đây để làm "pháo đài', nơi các hạm đội tàu ngầm của Hải quân thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể hoạt động mà không bị phát hiện.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về an ninh trong khu vực của Đại học New South Wales, cho rằng: "Biển Đông sẽ là một địa điểm tốt để Trung Quốc cất giấu tàu ngầm. Ngoài ra, với độ sâu tới hàng nghìn mét, tàu ngầm hoạt động tại Biển Đông có thể dễ dàng tránh bị đối thủ phát hiện".
Cũng theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh coi Biển Đông là một vị trí chiến lược vì khu vực này giúp bảo vệ thềm phía Bắc của Trung Quốc, bao gồm cả căn cứ tàu ngầm đặt tại đảo Hải Nam. Trước đây, quân đội Trung Quốc đã xây các đường ngầm dưới biển để có thể hạ thủy dễ dàng tàu ngầm của nước này, bao gồm cả tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.
Tính tới năm 2014, Trung Quốc có 56 tàu ngầm tấn công, trong đó có 5 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc cũng có ít nhất 3 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo. Quân đội nước này còn đang có kế hoạch tăng thêm 5 tàu ngầm kiểu này trong thời gian tới.
Trong những thập niên vừa qua, Trung Quốc cố gắng phát triển công nghệ để giúp tàu ngầm thoát được sự theo dõi của đối phương. Tới nay, Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu trong quá trình phát triển này. Nếu không bị phát hiện, tàu ngầm có thể tung ra cú "đánh mở đầu" bằng phóng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân nhằm vào đối phương.
Dù tên lửa đạn đạo trang bị trên tàu ngầm JL2 của Trung Quốc hiện nay chưa thể bắn tới Mỹ từ Biển Đông, song quân đội nước này được cho là đang cố gắng cải thiện tầm bắn của tên lửa. Đây chính là lý do tại sao giới phân tích cho rằng Trung Quốc coi biển là một "pháo đài" trong tương lai của tàu ngầm.
Giáo sư Bernard D. Cole, cựu Chỉ huy Hải quân Mỹ đang giảng dạy tại Đại học Chiến tranh Quốc gia, cho biết chiến lược mà Trung Quốc đang sử dụng từng được Liên Xô trước đây theo đuổi trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo đó, sau khi thấy tàu ngầm của mình dễ dàng bị Hải quân Mỹ phát hiện, Liên Xô đã phát triển các loại mìn có sức công phá lớn dưới biển và các khu vực phòng thủ, để tàu ngầm có thể hoạt động ở càng gần Mỹ càng tốt.
Thời gian qua, tàu ngầm của Trung Quốc bị đánh giá là gây tiếng ồn lúc hoạt động nên dễ bị phát hiện, đặc biệt là khi tiến vào vùng biển phía Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ông Cole cho rằng sau khi đã cải thiện được tầm bắn của tên lửa, tàu ngầm của Trung Quốc không cần phải ra khỏi khu vực Biển Đông mới tạo ra mối đe dọa với Mỹ nữa.
"Kết luận của tôi vào lúc này chính là việc Trung Quốc sẽ thông qua chiến lược sử dụng Biển Đông làm một pháo đài trong tương lai cho tàu ngầm", ông Cole khẳng định.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ SMH
Tập Cận Bình tin cậy Phạm Trường Long hơn Thường Vạn Toàn Các nhà phân tích tin rằng Mỹ mời người đồng nhiệm Thường Vạn Toàn thăm Mỹ, nhưng TQ quyết định phái Phạm Trường Long đi thay.Tướng Long được Tập Cận Bình tin cậy nhất. Tin tức từ South China Morning Post ngày 12/6 bình luận, Bắc Kinh đã điều viên tướng hàng đầu của mình, người được Tập Cận Bình tin cậy nhất...