Trung Quốc biện bạch ngang ngược cho hoạt động trái phép ở Biển Đông
Trung Quốc không ngượng miệng biện bạch cho các hoạt động trái phép ở Biển Đông sau khi quan chức Mỹ tố Bắc Kinh mở rộng các tiền đồn nơi đó.
Trong buổi họp báo diễn ra vào ngày 27/2, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi ngang ngược phát biểu rằng, các hoạt động cải tạo đất (trái phép) mà họ tiến hành ở các bãi đá và các vùng biển lân cận ở Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là “chính đáng, hợp pháp và hợp lý”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi.
Đồng thời vị đại diện này còn “hồn nhiên” khi nói rằng, Bắc Kinh đang giữ thái độ “kiềm chế và có trách nhiệm” đối với cuộc tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
Video đang HOT
Trước đó, trong phiên điều trần ở Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ bàn về các mối đe dọa tới an ninh toàn cầu diễn ra một ngày trước đó, Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ James Clapper cho biết, Trung Quốc đang không ngừng mở rộng trái phép các tiền đồn ở Biển Đông nhằm mục đích tạo nơi neo đậu cho các tàu thuyền hay xây dựng các đường băng. Theo ông Clapper, đó là một phần trong nỗ lực để mở rộng chủ quyền của Bắc Kinh.
Vị Giám đốc tình báo Mỹ không ngần ngại chia sẻ quan điểm của mình khi ông gọi yêu sách của Bắc Kinh thể hiện qua tấm bản đồ Đường chín đoạn ngang nhiên chiếm trọn 80% diện tích ở Biển Đông là một “đòi hỏi quá đáng”.
Theo Kiến Thức
Trung Quốc triển khai giàn khoan nước sâu thứ hai ở Biển Đông
Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo giàn khoan nửa nổi nửa chìm Nam Hải 9 vừa hoàn thành lần khoan thăm dò nước sâu đầu tiên trên Biển Đông.
Giàn khoan dầu Nam Hải 9 của Trung Quốc. Ảnh: Chinanews.
China Daily dẫn thông báo từ Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hôm 5/11 cho biết giếng vừa thăm dò có tên Lingshui 25-1-1 (Lăng Thủy 25-1-1) nằm ở bồn trũng mà Trung Quốc gọi là Qiongdongnan, có độ sâu 3.930 m. Công ty này nói sẽ tiếp tục xác thực nguồn tài nguyên tại đây.
Nam Hải 9 (Nanhai Jiu Hao) là giàn khoan nước sâu thứ hai của Trung Quốc đưa vào sử dụng, sau Hải Dương 981, cho thấy Trung Quốc đã có thiết bị và công nghệ để thực hiện những đợt thăm dò dầu khí quy mô lớn ở những khu vực nước sâu, thông báo cho biết thêm.
Huang Benhui, người làm việc trên Nam Hải 9, mô tả Biển Đông là khu vực có điều kiện làm việc khó khăn nhưng giàn khoan này có nhiều tính năng giúp đối phó với thời tiết xấu. Nam Hải 9 đã khoan thăm dò 6 giếng dầu trên Biển Đông, Huang nói.
Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL), thuộc sở hữu của CNOOC, là đơn vị vận hành Nam Hải 9. Yuan Xiaosong, phó tổng giám đốc phân đoạn khoan của COSL, cho biết công ty quản lý 43 giàn khoan, trong đó hơn 20 giàn khoan hoạt động ở Trung Quốc, số còn lại đang tham gia vào các dự án nước ngoài.
"Nam Hải 9 sẽ giúp tăng cường khả năng thăm dò dầu khí ngoài khơi Trung Quốc bằng cách phối hợp với giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động ở những vùng biển khác nhau trong cùng một thời điểm, từ đó cải thiện khả năng khai thác dầu khí cho Trung Quốc", Yuan nói.
Hải Dương 981 là giàn khoan nước sâu đầu tiên và lớn nhất của Trung Quốc, có thể hoạt động ở độ sâu khoảng 3.000 m nhưng thường được sử dụng ở độ sâu từ 800 đến 1.500m. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã đưa trái phép Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trước khi cho rút về Hải Nam vào trung tuần tháng 7.
Theo Yuan, lựa chọn tốt nhất cho những dự án có độ sâu lớn hơn là Nam Hải 9 bởi chi phí hoạt động của nó ít hơn Hải Dương 981.
Độ sâu hoạt động tối đa của Nam Hải 9 là 1.524 m. Theo CNOOC, giàn khoan này đã được sử dụng ở Na Uy và phía tây châu Phi. Nó có chiều dài 99 m, rộng 88m và cao 116m.
Theo VnExpress
Trung Quốc: Phải "ăn miếng trả miếng" với Việt Nam, Ấn Độ?! Ông Bình kêu gọi Trung Quốc hành động, chiếm được bao nhiêu thì chiếm, lấy được bao nhiêu thì lấy và bỏ giấc mộng đàm phán tay đôi đi?! Tàu Hải cảnh Trung Quốc liều lĩnh lao về phía tàu Kiểm ngư Việt Nam trong khủng hoảng giàn khoan 981 Bắc Kinh đơn phương hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền...