Trung Quốc bị tố tấn công mạng nhóm liên quan tới hệ thống tên lửa THAAD
Một công ty an ninh mạng tại Mỹ tại rằng các tin tặc Trung Quốc được nhà nước tài trợ đã cố gắng thâm nhập vào một tổ chức có liên hệ tới hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc mà Bắc Kinh mạnh mẽ phản đối.
Hệ thống tên lửa THAAD đang được triển khai tại Seongju, Hàn Quốc (Ảnh: Reuters)
“Trung Quốc sử dụng hoạt động gián điệp mạng khá thường xuyên khi các lợi ích của nước này bị đe dọa để tìm hiểu các vấn đề trên thực địa”, John Hultquist, giám đốc nhân tích gián điệp mạng tại công ty bảo mật FireEye, cho biết với CNN.
“Chúng tôi có bằng chứng cho thấy họ đã tấn công ít nhất một bên có liên quan tới việc triển khai tên lửa”, chuyên gia trên nói thêm.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc xác nhận với CNN rằng có một âm mưu tấn công mạng bắt nguồn từ Trung Quốc nhằm vào hệ thống của họ, nhưng không cho biết chi tiết khi được hỏi liệu THAAD có bị tấn công hay không.
Video đang HOT
Quan chức trên nói thêm, “các biện pháp phòng thủ tức thì” đã ngăn chặn các tin tặc.
Trung Quốc phản đối triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc và đã kêu gọi Mỹ-Hàn hủy việc triển khai. Tuy nhiên, chỉ huy hàng đầu của quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương ngày 26/4 tuyên bố hệ thống phòng thủ THAAD sẽ đi vào hoạt động trong những ngày tới.
Khi được hỏi rằng liệu có phải các tin tặc Triều Tiên đóng giả tin tặc Trung Quốc để tấn công nhóm trên hay không, ông Hultquist cho hay nhóm của ông đã thu nhập nhiều bằng chứng về nguồn gốc của các tin tặc, trong đó có việc chúng sử dụng tiếng Hoa.
“Chúng tôi đã biết những kẻ này trong vài năm rồi và chúng tôi đã theo dõi hoạt động của chúng”, ông Hultquist nói.
Theo chuyên gia trên, việc do thám hệ thống THAAD nhiều khả năng là nhằm mục đích thu thập thông tin tình báo, chứ không nhằm làm gián đoạn nó.
THAAD là một hệ thống phòng thủ tên lửa đang được Mỹ triển khai tại Hàn Quốc để đề phòng các vụ tấn công tên lửa của Triều Tiên. Nó có thể phát hiện các tên lửa đang lại gần và bắn hạ chúng. Một số chuyên gia quân sự so sánh THAAD với việc chặn một viên đạn bằng một viên đạn khác.
Hệ tống cũng gây tranh cãi tại Hàn Quốc. Một số người lo ngại việc triển khai nó sẽ gây ra sự quân sự hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc. Trung Quốc lo ngại rằng giàn radar cực mạnh của hệ thống này có thể soi vào lãnh thổ nước này, theo dõi các chuyến bay và các vụ phóng tên lửa của Bắc Kinh.
An Bình
Theo Dantri
Mỹ bắt đầu lắp đặt tên lửa "bách phát bách trúng" ở HQ
Quân đội Mỹ đã bắt đầu vận chuyển thiết bị của hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối địa điểm triển khai ở Hàn Quốc.
Mỹ vận chuyển thiết bị của hệ thống tên lửa THAAD tới Hàn Quốc.
Theo hãng tin Yonhap, các thiết bị của Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đã được quân đội Mỹ vận chuyển tới một sân golf ở Hàn Quốc vào sáng sớm 26.4. Hoạt động này đã gây ra đụng độ giữa người dân địa phương và cảnh sát.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, hệ thống phòng thủ tên lửa được cho là "bách phát bách trúng" này sẽ hoạt động 100% vào cuối năm 2017.
Kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa THAAD ở Hàn Quốc không chỉ vấp phải sự phải đối của người dân địa phương mà còn từ nước láng giềng Trung Quốc.
Chính quyền Bắc Kinh coi hệ thống tên lửa THAAD ở Hàn Quốc là đe dọa tới an ninh quốc gia của Trung Quốc. Các thiết bị radar của hệ thống này có thể giúp quân đội Mỹ do thám một số vụ phóng tên lửa của Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng lo ngại Mỹ có thể sử dụng hệ thống phòng thủ THAAD để do thám và phá hủy hệ thống tên lửa và chương trình hạt nhân của Trung Quốc.
THAAD là hệ thống đánh chặn trên lửa mặt đất, được thiết kế để vô hiệu hóa đe dọa từ tên lửa tầm trung. Mỹ và Hàn Quốc tuyên bố lắp đặt hệ thống này với mục đích đề phòng mối đe dọa đến từ Triều Tiên.
Theo Danviet
Mỹ - Hàn bắt đầu lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Quân đội Mỹ đêm qua triển khai hệ thống phòng thủ hiện đại tới vị trí ở khu vực phía đông nam Hàn Quốc. Một hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ. Ảnh: Reuters 6 xe moóc được cho là vận chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) cùng các thành phần khác được trông thấy...