Trung Quốc bị tố đưa chiến đấu cơ ra Hoàng Sa
Một viện nghiên cứu ở Mỹ phát hiện có một chiến đấu cơ của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.
Ảnh vệ tinh chụp đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, ngày 29/3. Ảnh: AMTI/CSIS.
Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI), thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ, ngày 6/4 cho biết họ nhìn thấy một chiến đấu cơ J-11 trong ảnh vệ tinh chụp đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, hôm 29/3, Reuters đưa tin.
“Đây không phải lần đầu tiên”, Greg Poling, giám đốc AMTI, nói về việc nhìn thấy máy bay. “Nhưng là lần đầu tiên trong vòng một năm. Có thể còn có máy bay trong các nhà chứa gần đó”.
Video đang HOT
Poling không rõ chiếc J-11 xuất hiện tại Phú Lâm từ bao giờ. Ông cảnh báo động thái tương tự có thể xảy ra trên các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông bởi Bắc Kinh đã hoàn thiện các cơ sở quân sự tại đó.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không phản hồi đề nghị bình luận.
Thông tin trên xuất hiện vào thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở bang Florida, Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng dự kiến nêu quan ngại của Mỹ về cách Trung Quốc theo đuổi tuyên bố chủ quyền và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông.
Mỹ trước đó cho rằng Trung Quốc điều luân phiên chiến đấu cơ ra Hoàng Sa là hành động có xu hướng quân sự hóa, gây nghi ngờ về ý định của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc cho rằng Bắc Kinh đang quân sự hóa Biển Đông từ Mỹ. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tháng 3 bao biện vũ khí Bắc Kinh bố trí tại đây là nhằm “duy trì tự do hàng hải”.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc có thể điều chiến đấu cơ ra đảo nhân tạo bất cứ lúc nào
Viện nghiên cứu ở Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể điều động chiến đấu cơ và khí tài quân sự đến các đảo nhân tạo nước này xây phi pháp trên Biển Đông bất cứ lúc nào.
Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa. Ảnh: New York Times.
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ, ngày 27/3 cho biết Trung Quốc đã gần như hoàn thiện xây dựng hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông.
Theo AMTI, hạ tầng quân sự của Trung Quốc tại đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn gồm các cơ sở hải quân, không quân, radar và cơ sở phòng thủ. "Có thể có sự điều động trong tương lai gần", Reuters dẫn lời Greg Poling, giám đốc AMTI, nói.
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc từ Mỹ cho rằng Bắc Kinh đang quân sự hóa Biển Đông. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 24/3 bao biện vũ khí ở đây nhằm "duy trì tự do hàng hải".
Gary Ross, người phát ngôn Lầu Năm Góc, từ chối bình luận về báo cáo của AMTI, nói Bộ Quốc phòng Mỹ không bình luận về thông tin tình báo. Tuy nhiên, Ross nói việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng ở Biển Đông là bằng chứng cho thấy "họ sẽ có hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, gây trở ngại cho giải quyết hòa bình các tranh chấp".
AMTI cho biết ba căn cứ không quân của Trung Quốc xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa và một căn cứ trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, sẽ cho phép phi cơ nước này hoạt động trên gần như toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc còn xây các hầm trú ẩn với phần mái có thể thu gọn cho bệ phóng tên lửa ở đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn, có đủ nhà chứa trên đá Chữ Thập cho 24 chiến đấu cơ và ba phi cơ lớn hơn.
Giới chức Mỹ tháng trước nói Trung Quốc đã xây xong khoảng 20 kiến trúc trên đá Subi, Vành Khăn và Chữ Thập, nghi để bố trí tên lửa đất đối không tầm xa.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc tính xây nhiều trạm quan sát môi trường ở Biển Đông Trung Quốc có ý định xây phi pháp các trạm quan sát môi trường tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough có tranh chấp với Philippines. Đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: Google Maps. Xiao Jie, bí thư đảng ủy của cái gọi là "thành phố Tam Sa", nói Trung Quốc sẽ xây các trạm quan...