Trung Quốc bị phản đòn vì can thiệp mạnh vào thị trường?
Trong 4 ngày, thị trường chứng khoán Trung Quốc hai lần ngừng giao dịch. Giới đầu tư mất niềm tin, quốc tế chỉ trích động thái can thiệp của Trung Quốc.
Cơ chế ngắt giao dịch tự động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc lần đầu tiên được kích hoạt ngày 4 và 7/1 khiến thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến phải đóng cửa ngay sau khi mở cửa chỉ được vài mươi phút.
Giới chuyên gia cho rằng chính cơ chế này đã gây phản ứng ngược khi nhà đầu tư bị tâm lý phải nhanh chân bán cổ phiếu ra trước khi “cầu dao lại “bị cúp”.
Giới đầu tư hoang mang, mất niềm tin với những động thái can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ Trung Quốc vào thị trường chứng khoán
Sự cố liên tiếp khiến ngày 8/1 khiến giới chức Trung Quốc buộc phải tuyên bố dừng áp dụng cơ chế ngắt giao dịch tự động trên thị trường chứng khoán và lệnh này có hiệu lực ngay lập tức.
Người phát ngôn Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) Đặng Khả thừa nhận đã thất bại trong việc ứng dụng “kiểu cúp cầu dao” này trong việc ổn định các thị trường chứng khoán thời gian cao điểm bán ra của giới đầu tư.
Trước đó, để ngăn đà lao dốc của thị trường chứng khoán, hôm 5/1, cơ quan chức năng Trung Quốc đã yêu cầu các quỹ đầu tư quốc doanh mua vào cổ phiếu, đồng thời phát tín hiệu sẽ duy trì lệnh cấm bán ra đối với các cổ đông lớn.
Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng “bơm” khẩn cấp 20 tỷ USD thanh khoản vào hệ thống tài chính nhằm xoa dịu các nhà đầu tư.
Mùa hè năm 2015, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm kinh hoàng, Chính phủ nước này cũng sử dụng một loạt biện pháp mang tính chất mệnh lệnh hành chính để cứu thị trường như: cấm cổ đông lớn bán ra cổ phiếu trong 6 tháng, chỉ đạo các quỹ quốc doanh chi 236 tỷ USD để mua cổ phiếu trong vòng 3 tháng tính đến hết tháng 8.
Video đang HOT
Không dừng ở đó, sự can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ Trung Quốc trong chính sách tiền tệ cũng tác động tới những biến động trên sàn chứng khoán và vấp phải chỉ trích của quốc tế. Đồng nhân dân tệ đã mất giá 5% kể từ động thái phá giá của PBoC vào tháng 8 năm ngoái.
Bộ trưởng Tài chính Mexico Luis Videgaray cảnh báo động thái này có thể gây ra một cuộc chiến tranh tiền tệ khi các nước trong khu vực rơi vào vòng tròn cạnh tranh “phá giá tiền tệ”.
Các ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa cáo buộc Bắc Kinh đang cố giành lợi thế thương mại bằng việc tạo điều kiện cho ngành xuất khẩu của họ rẻ hơn các nước trên thế giới.
Chuyên gia Mo Ji – kinh tế trưởng người Nhật của Công ty quản lý tài sản Amundi – nhận định đồng nhân dân tệ là nguyên nhân chính gây chao đảo thị trường tài chính. Các thị trường sẽ càng thêm căng thẳng khi Chính phủ Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ.
Tại diễn đàn kinh tế ở Sri Lanka, tỉ phú người Mỹ gốc Hungary George Soros cảnh báo các thị trường toàn cầu đang đối mặt với một cơn khủng hoảng và giới đầu tư cần hết sức thận trọng. Ông nhấn mạnh môi trường tiền tệ hiện nay đang có những điểm giống như năm 2008.
Để xoa dịu thị trường, ngày 8/1, lần đầu tiên PBoC đã tăng trở lại tỉ giá đồng nhân dân tệ so với USD. Tuy nhiên, động thái này càng khiến giới đầu tư bối rối vì họ không đoán được mục đích cuối cùng của PBoC là gì. Hiện đang dấy lên nghi ngờ PBoC đang đứng sau các ngân hàng nhà nước nhằm can thiệp để bảo vệ đồng nhân dân tệ trong giao dịch ở nước ngoài.
Từ động thái của Chính phủ và PBoC đối với thị trường chứng khoán và đồng nhân dân tệ, Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới khi trao đổi với Đất Việt cũng thẳng thắn chỉ râ rằng, nếu xét theo quan điểm khắt khe của người Mỹ, Trung Quốc có hành động thao túng thị trường.
“Các quốc gia như Mỹ, Nhật cảm thấy đồng tiền của Trung Quốc không phản ánh thực thị trường, trong khi đối với các nhà đầu tư, điều quan trọng nhất với họ là đồng tiền xấu-tốt, hay-dở, lên-xuống hoàn toàn do thị trường, từ đó nhà đầu tư mới tính toán được. Còn can thiệp mang tính hành chính, mệnh lệnh thì không thể biết được đồng tiền đó chuẩn hay không chuẩn”, ông Sơn nói.
Bởi thế, rõ ràng Chính phủ Trung Quốc cần phải minh bạch hơn trong chính sách tiền tệ và không gây chao đảo thị trường thời gian tới.
An Nhiên (Tổng hợp Tuổi trẻ/VnEconomy/ĐVO)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ khiến Iran buộc phải xích lại gần Nga
Quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iran sau khi Washington tuyên bố sắp trừng phạt Tehran có thể đẩy Iran tiếp tục xích lại gần Nga
Ngày 30/12, Bộ Tài chính Mỹ thông báo nước này đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các công ty và cá nhân ở Iran, Hong Kong (Trung Quốc) và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bị cáo buộc dính líu tới chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran.
Động thái này được đưa ra sau khi Iran thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Emad hồi tháng 10 vừa qua. Đây sẽ là các biện pháp trừng phạt đầu tiên của Mỹ đối với Iran kể từ khi Tehran ký thỏa thuận hạt nhân với nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) hồi tháng 7 vừa qua.
Tàu sân bay USS Harry S Truman của Mỹ.
Phản ứng trước thông báo trên của Bộ Tài chính Mỹ, hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran dẫn lời ông Ansari khẳng định: "Đây là hành động bất hợp pháp, đơn phương và không khôn khéo".
Ông cho biết phía Iran đã thể hiện quan điểm này với Mỹ, nhấn mạnh "không gì có thể ngăn cản các quyền hợp pháp và chính đáng của Iran củng cố các nền tảng phòng thủ và an ninh quốc gia của mình".
Ông Ansari cũng nêu rõ chương trình tên lửa của Iran không liên quan tới thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được với các cường quốc.
Ngườ phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cảnh báo Tehran sẽ đáp trả bất cứ động thái trừng phạt mới nào cũng như biện pháp gây cản trở nào của Mỹ đối với chương trình tên lửa phòng thủ của Iran.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan đã khẳng định tên lửa Emad "hoàn toàn là loại thông thường".
Ông Dehqan bác bỏ một báo cáo của chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng việc Iran thử loại tên lửa có tầm bắn "không dưới 1000km và trọng tải ít nhất 1.000 kg" này là vi phạm nghị quyết 1929 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đó cấm nước này phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Jaber Ansari ngày 31/12 cảnh báo Iran sẽ đáp trả bất cứ động thái trừng phạt mới nào cũng như biện pháp gây cản trở nào của Mỹ đối với chương trình tên lửa phòng thủ của Iran.
Việc Hải quân Iran hồi tuần trước bắn thứ nghiệm nhiều quả rocket gần ba tàu chiến của phương Tây, trong đó có tàu sân bay USS Harry S Truman của Mỹ cũng khiến cho quan hệ hai nước trở nên căng thẳng hơn.
Điều này cũng sẽ đẩy Iran xích lại gần Nga hơn. Trước đây, Nga và Iran có mối quan hệ khá phức tạp. Liên Xô là một trong những nước đầu tiên công nhận Iran là nước Cộng hòa Hồi giáo sau cuộc cách mạng năm 1979. Tuy nhiên, Nga lại là nước ủng hộ Tổng thống Iraq Saddam Hussein trong cuộc chiến giữa Iran và Iraq trong những năm 1980. Gần 1 thập kỉ trước, Nga đã ủng hộ các lệnh cấm vận vũ khí và tên lửa của Liên Hợp Quốc áp đặt cho Iran. Hiện nay, Nga lại là quốc gia đi đầu trong các nỗ lực kêu gọi Liên Hợp Quốc dỡ bỏ lệnh cấm vận này.
Với mối quan hệ phức tạp như vậy, những động thái gần đây đã cho thấy một bước chuyển lớn trong quan hệ giữa Nga và Iran. Cho đến thời điểm hiện tại, theo tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, quan hệ giữa Nga và Iran không đơn thuần là quan hệ đối tác bình thường mà là quan hệ hợp tác rất thân thiện và chặt chẽ. Tháng 11/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm Iran sau 8 năm. Hiện hai nước đang có chung tiếng nói về vấn đề Syria và số phận Tổng thống Syria Assad.
Cả Iran và Nga đều đang can thiệp quân sự vào Syria nhằm hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad đối phó với các lực lượng chống chính phủ trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm, đã cướp đi sinh mạng của 250.000 người tại quốc gia Trung Đông này. Hai quốc gia đều có lợi ích trong việc củng cố mối quan hệ mới dựa trên sự không tin tưởng phương Tây và mong muốn cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở Trung Đông.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Zimbabwe sẽ dùng tiền Trung Quốc sau khi được xóa nợ Zimbabwe đã được Trung Quốc xóa nợ 40 triệu USD và tương lai không xa sẽ sử dụng đồng nhân dân tệ trong dân cư. Hãng tin Reuters đưa thông tin cho biết vào hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính của Zimbabwe khẳng định việc Trung Quốc xóa bỏ khoản nợ khoảng 40 triệu USD để tăng trưởng kinh tế và đất...