Trung Quốc bị “người nhà” làm bẽ mặt ở Biển Đông
Tân Bộ trưởng Quốc phòng của Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan hôm qua (6/6) đã không ngần ngại tuyên bố, hòn đảo này sẽ không công nhận bất kỳ vùng nhận diện phòng không nào mà Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông. Chưa hết, cơ quan an ninh hàng đầu của VLT Đài Loan còn cảnh báo, việc Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông sẽ làm khuấy lên một làn sóng căng thẳng mới trong khu vực.
Ảnh minh hoạ
Giới chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại về viễn cảnh một phán quyết của toà án quốc tế sắp được đưa ra trong vài tuần tới về vụ kiện do Philippines đưa lên, liên quan đến đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có thể sẽ dẫn đến việc Bắc Kinh tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở khu vực như nước này từng làm ở biển Hoa Đông năm 2013.
Đề cập đến lo ngại trên, tân Bộ trưởng Quốc phòng VLT Đài Loan Feng Shih-kuan đã tuyên bố trước các nghị sĩ trong Quốc hội rằng: “Chúng ta sẽ không công nhận bất kỳ vùng nhận diện phòng không nào mà Trung Quốc áp đặt”.
Phát biểu đầy cứng rắn trên được đưa ra sau khi chính quyền mới của Nhà lãnh đạo Đài Loan Tsai Ing-wen tuyên thệ nhậm chức hồi tháng trước. Bà Tsai Ing-wen thuộc Đảng Dân chủ cấp tiến – một đảng có xu hướng ủng hộ Đài Loan tách khỏi Trung Quốc. Chiến thắng của bà Tsai trong cuộc bầu cử vừa rồi đang làm đảo lộn 8 năm bình yên trong mối quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và hòn đảo Đài Loan.
Trung Quốc và VLT Đài Loan đã bị chia cắt năm 1949, sau một cuộc nội chiến và kể từ đó đến nay Bắc Kinh luôn khẳng định mục tiêu kiên quyết thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc.
Video đang HOT
Bắc Kinh nhiều lần công khai tuyên bố không loại trừ khả năng dùng vũ lực đối với VLT Đài Loan nếu khu vực này tìm cách đòi độc lập với Trung Quốc. Vì thế, Đài Loan vẫn luôn canh cánh cái gọi là “mối đe doạ từ Trung Quốc” đối với hòn đảo này.
Căng thẳng ở Eo biển Đài Loan đã trở nên dịu nhẹ đi kể từ sau khi chính quyền thân Trung Quốc của Nhà lãnh đạo Ma Ying-jeou lên cầm quyền năm 2008 dựa trên cương lĩnh củng cố, phát triển các mối quan hệ thương mại và du lịch với Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, thời kỳ yên ấm nói trên dường như đã kết thúc. Hai ngày sau khi bà Tsai Ing-went thắng cử trong cuộc bầu cử ở Đài Loan, báo chí nhà nước của Trung Quốc đã cảnh báo vị tân Lãnh đạo Đài Loan về việc không được theo đuổi con đường ủng hộ độc lập, nếu không sẽ rơi vào ngõ cụt.
Trước đó, hồi cuối tuần, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên tiếng cảnh báo, Washington sẽ coi việc Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông là hành động “khiêu khích và gây bất ổn”.
Trung Quốc từng chịu sự lên án, chỉ trích gay gắt của Mỹ và Nhật Bản khi bất ngờ tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông. Mỹ và Nhật Bản còn đưa máy bay đến khu vực để thách thức và thể hiện sự không công nhận đối với vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Trung Quốc đang biến Biển Đông trở thành một trong những điểm nóng dễ bùng phát xung đột nhất trên thế giới. Với tham vọng độc chiếm Biển Đông và để nhanh chóng đạt được mục đích này, Bắc Kinh trong những năm qua liên tiếp có những hành động hung hăng, quyết liệt gây lo ngại không chỉ cho các nước trong khu vực mà cả cộng đồng thế giới. Kết quả là Biển Đông giờ đây là trung tâm chú ý của thế giới. Hàng loạt nước giờ đây bắt đầu đứng lên có tiếng nói công khai để phản đối tham vọng của Trung Quốc.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ cảnh cáo Trung Quốc làm càn ở Biển Đông, Bắc Kinh: "Không cần làm rùm beng"
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 31/3 lên án những phỏng đoán là nước này sẽ tuyên bố một vùng nhân dạng phòng không ở bên trên Biển Đông có tranh chấp, sau khi Mỹ cho biết đã nói thẳng với Trung Quốc rằng sẽ không công nhận một vùng phòng không như vậy.
Trung Quốc vẫn đang ráo riết bồi lấp, xây dựng đá Su bi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Các quan chức Mỹ gần đây đã bày tỏ quan ngại là phán quyết của tòa trọng tài quốc tế trong vài tuần nữa về vụ kiện của Philippines đối với các tuyên bố đòi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có thể dẫn đến việc Trung Quốc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không, ADIZ, ở Biển Đông, như họ đã làm ở Biển Hoa Đông năm 2013.
Thứ trưởng Quốc phong Mỹ Robert Work hôm 30/3 nói Mỹ sẽ coi một động thái như vậy là "gây mất ổn định" và sẽ không công nhận một vùng như vậy ở Biển Đông, như đã làm ở Biển Hoa Đông.
Khi được hỏi về phát biểu của ông Work, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân ngang ngược nói bất cứ nước có chủ quyền nào cũng có quyền lập ra ADIZ. "Về vấn đề này, các nước khác không cần phải làm rùm beng lên", Dương nói tại một cuộc họp báo hàng tháng. Dương nói thêm việc lập vùng nhận dạng phòng không tùy thuộc vào các mối đe dọa và cần nhiều cân nhắc, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Căng thẳng giữa Trung Quốc với các láng giềng về Biển Đông đã tăng lên sau khi Bắc Kinh bồi đắp, xây đảo nhân tạo ở các đảo vả bãi san hô có tranh chấp ở vùng biển. Về vụ khiếu nại của Philippines, Phó Thẩm phán Cao cấp Tòa án Tối cao Philippine Antonio Carpio hôm 31/3 nêu ra 3 kịch bản tại một diễn đàn bàn về phán quyết trọng tài và các khả năng về địa chính trị, với sự tham dự của giới quân đội, Bộ Ngoại giao và các đại sứ quán nước ngoài.
Theo Phó Thẩm phán Carpio, kịch bản xấu nhất là Tòa Trọng tài Quốc tế không phán quyết về tính pháp lý của đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, tuyên bố rằng đảo đảo Ba Bình - có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và bãi cạn Scarborough (hay Hoàng Nham) chỉ có vùng lãnh hải, và không phán quyết về các vấn đề khác.
Nếu điều này xảy ra, ông Carpio nói Philippines và các nước tuyên bố chủ quyền khác sẽ phải "mua chiến hạm, chiến đấu cơ và tên lửa chống hạm" để bảo vệ vùng biển của mình. Với kịch bản này, Trung Quốc sẽ thực thi "đường lưỡi bò", chặn đường và quấy rối các nước Việt Nam, Philippines và Malaysia khi họ tiếp tế các đảo do họ kiểm soát, và tranh chấp pháp lý tiếp tục diễn ra.
Vị phó thẩm phán nói Philippines cần phối hợp với Việt Nam, Malaysia và Brunei để ra tuyên bố rằng không đảo nào hoặc bãi cạn nào ở Trường Sa có vùng EEZ cả. Tuy nhiên ông cho rằng kịch bản này khó xảy ra.
Kịch bản thứ hai, theo ông, đó là "phán quyết lưng chừng", theo đó, tòa tuyên bố đường lưỡi bò vô giá trị, bãi Scarborough chỉ có hải phận là ngư trường truyền thống của Philippines, và không phán quyết về các vấn đề khác. Phán quyết này sẽ giảm vùng tranh chấp pháp lý giữa Philippines và Trung Quốc từ 531.000 km2 xuống còn 23.000 km2, tự do hàng không, hàng hải bên ngoài vùng lãnh hải và không phận ở Biển Đông được công nhận.
Nhưng vị phó thẩm phán hy vọng nhất về kịch bản tốt nhất, theo đó tòa phán quyết đường lưỡi bò vô giá trị, đảo Ba Bình không có vùng đặc quyền kinh tế EEZ, xác nhận các bãi cạn mà Philippines nêu ra, bãi Scarborough chỉ có hải phận và là ngư trường truyền thống của ngư dân Philippines.
Nếu có phán quyết này, vùng tranh chấp của Philippines với Trung Quốc chỉ còn 1.551 kilomet vuông. "Tôi rất lạc quan về kịch bản tốt nhất này", ông Carpio nói.
Theo Viet Times
Lãnh đạo Trung Quốc có cuộc gặp lịch sử sau 66 năm Chủ tịch Trung Quốc và Lãnh đạo Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan cuối tuần này sẽ có cuộc gặp gỡ đầu tiên kể từ khi xảy ra cuộc nội chiến chia cắt hai bên cách đây 66 năm. Cuộc gặp lịch sử này được xem là một động thái mang tính biểu tượng, phản ánh mối quan hệ ngày một được cải...