Trung Quốc bị nghi tấn công mạng viện thiết kế tàu ngầm Nga
Cục Thiết kế Rubin của Nga trở thành mục tiêu tấn công mạng với phương thức tương tự các nhóm tin tặc được cho là có liên hệ với Trung Quốc.
Công ty mạng Cybereason, có trụ sở tại thành phố Boston, Mỹ cuối tháng 4 công bố báo cáo cho biết Cục Thiết kế Rubin, viện nghiên cứu tàu ngầm hàng đầu của Nga, bị tin tặc tấn công với mã độc được nhúng bên trong một tập tin văn bản RTF.
Cybereason nhận định phương thức này thường được các nhóm tin tặc nghi có liên hệ với chính phủ Trung Quốc sử dụng, song không cho biết thời gian Cục Thiết kế Rubin bị tấn công mạng và liệu nỗ lực này thành công hay không. Thông tin cho thấy tập tin RTF được tạo ra vào năm 2007, song điều này dường như nhằm che giấu nguồn gốc của nó.
“Vật trung chuyển ban đầu là một email lừa đảo trực tuyến với nội dung được gửi từ Tổng giám đốc Igor Vladimirovich [Vilnit] đáng kính tại Cục Thiết kế Rubin, trung tâm nghiên cứu và thiết kế tàu ngầm nổi tiếng ở St.Petersburg chuyên phát triển các loại vũ khí dưới nước như tàu ngầm”, báo cáo của Cybereason cho biết.
“Tệp đính kèm email là tài liệu RTF chứa mã độc do công cụ RoyalRoad tạo ra, với nội dung mô tả chung về tàu ngầm không người lái”.
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Alexander Nevsky do Cục thiết kế Rubin phát triển. Ảnh: RIA Novosti .
Một cuộc tấn công theo hình thức lừa đào trực tuyến thường bắt đầu khi các nhân viên mở tập tin chứa mã độc được gửi qua email hoặc hình thức khác. Mã độc sau khi lây vào máy tính sẽ tìm cách tấn công sang các hệ thống mạng được liên kết.
Cybereason cho biết tin tặc tấn công Cục Thiết kế Rubin sử dụng công cụ RoyalRoad “vốn liên quan chặt chẽ với các thực thể có liên hệ với chính phủ Trung Quốc như Goblin Panda, Rancor Group, TA428, Tick và Tonto Team”.
Vụ tấn công mạng nhằm vào Cục Thiết kế Rubin của Nga diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng quy mô và năng lực của hạm đội tàu ngầm, đặc biệt với việc biên chế các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và hành trình với khả năng di chuyển êm hơn.
Các viện nghiên cứu tàu ngầm của Nga như Cục Thiết kế Rubin và Cục Thiết kế Malakhit sở hữu nền tảng kiến thức đồ sộ trong phát triển tàu ngầm tiên tiến. Cục Thiết kế Rubin chịu trách nhiệm phát triển 85% tàu ngầm của hải quân Liên Xô và Nga, trong khi Cục Thiết kế Malakhit là đơn vị phát triển tàu ngầm siêu êm mang tên lửa dẫn đường thuộc lớp Yasen và Yasen-M.
Cục Thiết kế Rubin còn phụ trách phát triển một số hệ thống dưới nước mới mang tính chuyên biệt hóa cao, bao gồm ngư lôi hạt nhân Poseidon và tàu ngầm không người lái cỡ lớn Harpsichord. Trung Quốc được cho ngày càng quan tâm tới các khí tài này.
Lực lượng gần 400 tàu ngầm toàn thế giới. Đồ họa: Việt Chung .
Một báo cáo năm 2020 cho biết Nga và Trung Quốc đang hợp tác phát triển một mẫu tàu ngầm diesel-điện mới. Mối quan hệ hợp tác này được cho mang nhiều lợi ích cho Nga nhiều hơn do Trung Quốc đang dẫn trước trong phát triển hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP), công nghệ giúp tàu ngầm diesel-điện hoạt động êm ái hơn.
Nga từng phàn nàn về việc Trung Quốc sao chép vũ khí của mình và nói đây là trở ngại cho hợp tác về sau. “Trung Quốc sao chép động cơ máy bay, tiêm kích Sukhoi, hệ thống phòng không, tên lửa phòng không di động và các hệ thống tượng tự tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir của chúng tôi”, Yevgeny Livadny, giám đốc phụ trách sở hữu trí tuệ của tập đoàn vũ khí Rostec, từng cho biết.
Nga biên chế tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất Chiến lược Mỹ – Nhật chặn yết hầu tàu ngầm Trung Quốc Thảm kịch tàu ngầm gióng hồi chuông với hải quân châu Á 13 Lý do các nước không loại biên tàu ngầm bị chìm Lực lượng gần 400 tàu ngầm toàn thế giới 24
Căng thẳng ngoại giao giữa Nga với CH Séc, Ukraine
Thủ tướng Andrej Babis và Ngoại trưởng Jan Hamacek của CH Séc ngày 17/4 tuyên bố nước này sẽ trục xuất 18 nhân viên của Đại sứ quán Nga do nghi ngờ các cơ quan tình báo của Nga có liên quan tới một vụ nổ kho đạn của quân đội Séc vào năm 2014.
Thủ tướng Andrej Babis (phải) và Ngoại trưởng Jan Hamacek tại cuộc họp báo ở Prague, CH Séc, ngày 17/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Ukraine cùng ngày thông báo một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Nga ở Kiev phải rời khỏi Ukraine trong vòng 72 giờ. Đây là động thái đáp trả của Kiev sau khi Moskva trục xuất nhân viên lãnh sự Ukraine tại St.Petersburg.
Phát biểu với phóng viên, Ngoại trưởng Hamacek cho biết CH Séc sẽ trục xuất 18 nhà ngoại giao Nga được tình báo sở tại nhận diện là các đặc vụ của Cơ quan Tình báo quân đội Nga (GRU) và Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR).
Theo ông Hamacek, 18 nhân viên Đại sứ quán Nga này phải rời khỏi CH Séc trong vòng 48 giờ. Theo Thủ tướng CH Séc Andrej Babis, nguyên nhân dẫn tới quyết định này là do nghi ngờ các sĩ quan tình báo quân đội Nga có liên quan tới vụ nổ tại kho đạn dược ở Vrbetice (CH Séc) vào năm 2014 khiến 2 công dân Séc thiệt mạng.
Đại sứ quán Nga tại CH Séc, ngày 26/3/2018. Ảnh: REUTERS
Phản ứng trước quyết định của CH Séc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 17/4 tuyên bố CH Séc "nhận thức rõ ràng" hệ quả của quyết định trục xuất 18 nhân viên Đại sứ quán Nga tại Praha. Trong khi đó, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky cho rằng việc CH Séc liên hệ quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga với sự kiện năm 2014 là không "thực tế". Theo ông Slutsky, bước đi của CH Séc tác động nghiêm trọng đến quan hệ song phương, đồng thời cảnh báo Moskva chắc chắn sẽ có động thái đáp trả.
Cùng ngày 17/4, Bộ Ngoại giao Ukraine thông báo cho một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Nga ở Kiev có 72 giờ, tính từ ngày 19/4, để rời khỏi Ukraine. Bộ Ngoại giao Ukraine cũng bày tỏ "sự phản đối mạnh mẽ" đối với vụ Nga bắt giữ nhân viên lãnh sự Ukraine tại St. Petersburg Alexander Sosonyuk. Trước đó cùng ngày, ông Sosonyuk bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ trong một thời gian ngắn.
Theo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), ông Sosoniuk bị bắt giữ khi tìm cách tiếp cận thông tin từ các nguồn cơ sở dữ liệu thực thi pháp luật của Nga cuộc gặp một công dân Nga. Tuyên bố nêu rõ: "Hoạt động này không phù hợp với tư cách của một nhà ngoại giao và chống lại Liên bang Nga. Nhà ngoại giao này sẽ bị xử lý theo luật pháp quốc tế". Bộ Ngoại giao Nga thông báo, ông Sosoniuk đã được thông báo rời khỏi lãnh thổ Nga trong vòng 72 giờ, bắt đầu từ ngày 19/4.
Tàu ngầm Nga nghi khoét băng để phóng tên lửa Ảnh vệ tinh cho thấy lỗ thủng lớn trên lớp băng cạnh tàu ngầm Nga trong diễn tập Umka-2021, dường như được khoét bằng ngư lôi để phóng tên lửa. Ảnh vệ tinh do hãng Maxar công bố hôm 29/3 cho thấy tàu ngầm Đề án 667BDRM của hải quân Nga nổi qua lớp băng ngoài khơi đảo Alexandra Land trong cuộc diễn...