Trung Quốc bị nghi nâng cấp mạng lưới liên lạc hỗ trợ tàu ngầm ở Thái Bình Dương
Trung Quốc mới đây đã thông báo kế hoạch nâng cấp mạng lưới cảm biến dân sự và công nghệ viễn thông ở vùng biển tây Thái Bình Dương nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng hệ thống này có thể được dùng như phiên bản quân sự phục vụ liên lạc giữa các tàu ngầm hoạt động xa căn cứ.
Tàu ngầm Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Tân Hoa Xã dẫn lời các nhà khoa học tham gia vào dự án nâng cấp trên cho biết hệ thống phao, được thả ở độ sâu khoảng từ 400 tới 500m so với mặt nước ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương, sẽ được nâng cấp trong năm nay.
Các nhà khoa học cho biết hệ thống cảm biến gắn vào các phao trên sẽ giúp phục vụ mục đích nghiên cứu về các vấn đề như biến đổi khí hậu hay tình trạng thời tiết tại vùng biển đó. Và đợt nâng cấp mới sẽ cho phép hệ thống cảm biến này gửi dữ liệu trực tiếp về các căn cứ tại Trung Quốc thông qua hệ thống vệ tinh.
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc đã triển khai hệ thống phao, với ít nhất 20 điểm tiếp nhận thông tin đặt trên mặt biển, ở phía tây Thái Bình Dương kể từ năm 2014.
Video đang HOT
Ông Wang Fan, Phó Giám đốc Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết quá trình thu thập dữ liệu từ hệ thống phao trước đây thường làm bằng cách thủ công khi phải mang ổ cứng về phân tích và quá trình liên lạc với hệ thống cảm biến gắn trên phao gặp nhiều khó khăn dưới nước. Công nghệ mới sẽ cho phép hệ thống phao dưới biển của Trung Quốc gửi dữ liệu tới những điểm thu thập thông tin trên mặt biển bằng hệ thống dây dẫn hoặc qua sóng âm, rồi các điểm này sẽ chuyển tiếp thông tin về đất liền bằng vệ tinh viễn thông.
Tuy nhiên, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cũng dẫn ý kiến một số nhà khoa học thuộc lĩnh vực nêu trên cho rằng hệ thống cảm biến dân sự phục vụ mục đích khoa học của Trung Quốc có thể được sử dụng như một hệ thống liên lạc dưới đáy biển giữa các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.
Một số ý kiến cho rằng dữ liệu thu thập được có thể hỗ trợ các hoạt động của Hải quân Trung Quốc, ví dụ như về vận tốc dưới nước, nhiệt độ hay độ mặn. Ngoài ra, hệ thống cảm biến này cũng có thể ghi lại và theo dõi hoạt động của tàu ngầm các nước khác ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương.
Công nghệ mà Trung Quốc dự tính nâng cấp cho hệ thống phao thả dưới biển ở phía Tây Thái Bình Dương được đánh giá có những điểm tương tự như công nghệ mà tập đoàn Lockheed Martin từng phát triển cho các hạm đội tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Theo thông báo của tập đoàn Lockheed Martin, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể nhận được tin nhắn song không thể hồi đáp khi ở dưới nước. Để thực hiện quy trình này, tàu ngầm phải nổi lên mặt nước nên rất dễ bị phát hiện hoặc tấn công. Do vậy, tập đoàn Lockheed Martin đã đề xuất phương án đưa một điểm tiếp nhận thông tin trên mặt nước để kết nối giữa vệ tinh và tàu ngầm. Hệ thống này được miêu tả là “phương thức liên lạc hai chiều đầu tiên cho tàu ngầm hoạt động dưới biển sâu” và các phao tiếp cận thông tin có thể được thả từ máy bay hoặc phóng đi từ chính tàu ngầm hoạt động dưới biển.
Ngọc Anh
Theo SCMP
Động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần ở Thái Bình Dương
Một trận động đất mạnh 7,2 độ Richter xảy ra ngoài khơi quốc đảo Fiji, gây cảnh báo sóng thần trong khu vực này.
Trận động đất 7,2 độ Richter xảy ra ngoài khơi Fiji có thể gây ra sóng thần. Ảnh minh họa: PA.
Trận động đất mạnh 7,2 độ Richter xảy ra lúc 10h52 ngày 4/1 (4h52 giờ Hà Nội) ở độ sâu 15 km, cách thủ đô Suva của Fiji 283 km, cách thành phố Nadi 221 km.
"Các đợt sóng thần nguy hiểm có thể xảy ra trong phạm vi 300 km từ tâm chấn, dọc theo bờ biển Fiji", Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương cho biết, theo AFP. Sóng thần có thể cao hơn mức triều 1 m.
Radio New Zealand đưa tin Fiji đã sơ tán người dân ở Nadi. Theo cơ quan khảo sát địa chất Geoscience, Australia, trận động đất gây thiệt hại trong bán kính 110 km, vẫn còn khá xa khu vực đất liền gần nhất.
Fiji nằm trên "Vành đai Lửa" Thái Bình Dương, khu vực thường xuyên xảy ra hoạt động địa chất, làm xuất hiện động đất, núi lửa phun trào.
Vị trí trận động đất. Đồ họa: USGS.
Như Tâm
Theo VNE
Ấn Độ đào tạo thuỷ thủ tàu ngầm Việt Nam như thế nào? Để làm chủ tàu ngầm - khí tài hiện đại nhất, Hải quân Việt Nam đã nhờ Ấn Độ hỗ trợ đào tạo huấn luyện các kíp thuỷ thủ và sĩ quan điều khiển tàu, đến nay đã có ít nhất 2 kíp hoàn tất đào tạo. Hình ảnh quốc kỳ Việt Nam trên bảng thông báo trong khuôn viên trường tàu ngầm...