Trung Quốc bị hoãn xây đường sắt: Lý do của người Thái
Thái Lan cho biết dự án hợp tác với Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt từ vùng Đông Bắc đến thủ đô Bangkok có thể sẽ bị hoãn 9 tháng.
Một nguồn tin trong Bộ Giao thông Thái Lan cũng tiết lộ rằng có thể dự án này sẽ được lùi lại đến khoảng tháng 7/2016, do các bất đồng của hai bên về chi phí xây dựng cũng như công tác khảo sát vẫn chưa tiến hành xong.
Tuy nhiên, phát biểu sau cuộc họp với đại diện phía Trung Quốc tại Bangkok, Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Arkhom Termpittayapaisith nói thẳng, các bất đồng của hai bên vẫn còn rất lớn. Ông nói: “Không thể ấn định khi nào việc xây dựng tuyến đường này sẽ được bắt đầu.”
Ông Arkhom cũng cho biết Thái Lan muốn có một công ty tư vấn đầu tư giúp rà soát lại toàn bộ chi phí của dự án do phía Trung Quốc có ý định sử dụng mức giá vật liệu xây dựng tại Trung Quốc để hạch toán dự án này.
Thái Lan và Trung Quốc đã thỏa thuận hợp tác quy hoạch và xây dựng một tuyến đường sắt dài 873km từ tỉnh Nongkhai ở vùng Đông Bắc đến thủ đô Bangkok và tỉnh miền Đông Rayong. Tuy nhiên hai bên vẫn còn bất đồng về thiết kế, lộ trình và hạch toán của một cung đường dài 252km của tuyến đường này. Đó là cung đường từ Bangkok qua tỉnh Saraburi đến tỉnh Nakhon Ratchasima.
Ngoài ra, công tác khảo sát bằng không ảnh của tuyến đường cũng mới chỉ tiến hành được 30%. Dự kiến trong ngày 12/9, hai bên sẽ tiếp tục gặp nhau.
Dự án đường sắt Thái Lan – Trung Quốc bị trì hoãn. (Ảnh minh họa)
Từ năm 2014, quan hệ giữa Thái Lan với phương Tây ngày càng trở nên lạnh nhạt, ngược chiều mối bang giao với Trung Quốc.
Trước đó, ngày 7/5, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Tinh đang ở thăm nước này đã cam kết thúc đẩy hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực như phát triển đường sắt và du lịch.
Video đang HOT
Về phần mình, trong năm 2015, Trung Quốc đã đặt mục tiêu đẩy mạnh triển khai chiến lược xuất khẩu công nghệ cao, với một trong những trọng tâm chính là xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc, cụ thể:
Thứ nhất, đưa ra các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp TQ bán các thiết bị liên quan tới hệ thống đường sắt cao tốc. Đáng chú ý, Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia sẽ đưa ra bộ quy tắc định hướng, bao gồm các chính sách tài chính hỗ trợ xuất khẩu các thiết bị đường sắt cao tốc do TQ sản xuất.
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu các đầu máy tàu đường sắt của TQ đạt 4 tỷ USD, chiếm 10% thị trường toàn cầu. Các chuyên gia đánh giá đường sắt cao tốc và điện hạt nhân sẽ là hai lĩnh vực chủ chốt mang lại tăng trưởng cho ngành sản xuất thiết bị công nghệ cao của TQ.
Thứ hai, để tránh các rủi ro như việc chính phủ Mexico dừng dự án đường sắt cao tốc do TQ đầu tư, các doanh nghiệp TQ cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo hướng:
(i) Định vị chính xác và lên kế hoạch cụ thể. Mặc dù hiện TQ rất coi trọng đường sắt cao tốc, tuy nhiên cần đánh giá đúng khả năng của phương liên giao thông này so với các phương tiện vận tải khác. Đáng chú ý, hiện việc xây dựng mạng lưới đường sắt dọc Vành đai kinh tế con đường tơ lụa từ TQ tới Châu Âu có ý nghĩa rất quan trọng, tuy nhiên thực tế khả năng vận tải của đường sắt không bao giờ sánh được so với vận tải đường biển. Do đó, hệ thống đường sắt dọc con đường tơ lụa trên đất liền chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho mạng lưới vận tải dọc con đường tơ lụa trên biển.
(ii) Chú trọng trách nhiệm quản lý và vận hành dự án đầu tư. Việc xuất khẩu thiết bị không mang lại nhiều lợi nhuận bằng các dự án vừa xây dựng và xuất khẩu thiết bị. Do đó, các công ty TQ có thể tối đa hóa lợi nhuận nếu đảm nhận việc quản lý vận hành cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định.
(iii) Chú trọng tới khả năng trả nợ của quốc gia tiếp nhận các dự án. Nhiều nước trong số các quốc gia quan tâm áp dụng công nghệ đường sắt của TQ hiện có vấn đề về khả năng trả nợ. Do đó, tùy trường hợp cụ thể, các doanh nghiệp cần quyết định việc kiên trì hợp tác cho tới khi quốc gia tiếp nhận có khả năng thanh toán, hoặc tự dùng nguồn lực tài chính để cấp vốn cho dự án.
(iv) Tuân thủ các chính sách và pháp luật về đầu tư nước ngoài tại nước sở tại, đồng thời tích cực trao đổi với đối tác tại các quốc gia này nhằm tạo dựng môi trường xuất khẩu thuận lợi hơn cho hàng hóa, dịch vụ và vốn của TQ.
Theo Bảo Bảo (tổng hợp)
Đất Việt
Cảnh tàu hỏa chạy giữa biển ở Châu Âu
Mỗi ngày có hơn 100 chuyến tàu hỏa chạy giữa biển trên tuyến đường sắt Hindenburg.
Chuyến tàu hỏa chạy giữa biển Hindenburg nối liền đảo Sylt với Schleswig-Holstein, bang xa nhất về phía bắc của Đức.
Trước khi tuyến đường sắt ra đời, việc di chuyển từ đất liền tới đảo Sylt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết trên biển. Sóng càng dữ, việc di chuyển càng khó khăn.
Hồi ấy hành khách mất tối thiểu 6 giờ để di chuyển từ đất liền tới đảo Sylt bằng tàu biển.
Vào mùa đông, băng trên Biển Wadden cản trở tàu và thuyền, khiến rất ít du khách có thể tới đảo Sylt.
Do khu nghỉ dưỡng Westerland trên bờ biển của đảo Sylt ngày càng trở nên nổi tiếng, vào đầu thập niên 20 của thế kỷ trước, giới cầm quyền Đức lên kế hoạch làm đường sắt tới đảo.
Ban đầu họ muốn làm tuyếnđường sắt chạy qua biển từ thành phố Hoyerschleuse tới đảo, nhưng sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Đức buộc phải nhường Hoyerschleuse cho Đan Mạch.
Do biên giới thay đổi, tuyến đường sắt trên bản vẽ tách thành hai phần - gồm một phần trên lãnh thổ Đức, còn phần kia thuộc Đan Mạch. Vì thế các kiến trúc sư, kỹ sư phải sửa bản thiết kế để tuyến đường nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Đức.
Quá trình làm đường sắt trên biển bắt đầu từ năm 1923. Trong 4 năm sau đó, công nhân và các phương tiện cơ giới đã đưa hơn 3 triệu m3 cát và đất sét, 120 tấn đá từ đất liền ra biển để tạo nên đập. Chiều dài của đập là 11 km.
Chính phủ Đức gọi tuyến đường theo tên của Tổng thống Đức hồi đó, ông Paul von Hindenburg. Ông chủ trì lễ khánh thành đường ray vào ngày 1/6/1927.
Trong 45 năm đầu tiên từ khi bắt đầu hoạt động, đập Hindenburg chỉ có một làn đường ray. Vào năm 1972, người ta mở rộng nó và đặt đường ray thứ hai. Ngày nay, hơn 100 chuyến tàu hỏa di chuyển trên đập mỗi ngày. Một nửa số chuyến tàu vận chuyển xe ô tô của hành khách.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc mở đường sắt cao tốc tới biên giới Triều Tiên Trung Quốc sẽ khánh thành một tuyến đường sắt cao tốc tới biên giới Triều Tiên vào hôm nay 1/9, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trong nỗ lực mới nhất nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế bât chấp các căng thẳng giữa hai nước. Một tuyến tàu cao tốc tại Bắc Kinh (Ảnh: Bloomberg) Tuyến đường sắt, được thi công kể...