Trung Quốc bị ghét nhất toàn cầu
Một cuộc thăm dò dư luận trên toàn cầu được tổ chức. Tin tốt cho Trung Quốc là họ đã được nhìn nhận như là một cường quốc đang nổi. Tin xấu là không ai thích thú với điều đó, đặc biệt là dân Mỹ.
Đó là kết quả của một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm nghiên cứu Pew. Bản thân Giám độc Bruce Stokes của dự án Thái độ toàn cầu do Pew đưa ra cũng tỏ ra ngạc nhiên. Ông Stokes cho rằng điều này không giống với bình thường và mâu thuẫn với chính Trung Quốc. Mọi người đều nhìn nhận Trung Quốc là một siêu cường, nhưng chẳng ai thích điều đó.
Các công nhân đi qua một tấm bảng tuyên truyền về “Giấc mơ Trung Hoa” ở Bắc Kinh.
Cuộc khảo sát cũng đưa ra một vấn đề mà Trung Quốc sẽ phải rất suy nghĩ. Họ có nền kinh tế lạc quan nhất thế giới, tự tin về tương lai phát triển, nhưng họ đang phải đối mặt với hàng loạt những lo lắng và mối bận tâm nhiều hơn sau này về việc cải thiện hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè thế giới cũng như chính người dân trong nước.
Danh sách các quốc gia tỏ ra “thoải mái, dễ chịu” hay nhìn nhận tiêu cực về Trung Quốc có vẻ khá liên quan đến các động thái chính trị của Bắc Kinh. Nga, Pakistan, Chile, Venezuela, Brazil và nhiều nước ở châu Phí đều đối xử khá tốt với Trung Quốc. Trong khi Mỹ dẫn đầu các quốc gia “ghét” Trung Quốc nhất, tiếp đó đến Đức, Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bản. Đặc biệt, chỉ có 5% người dân Nhật Bản tỏ ra thoải mái khi được hỏi về Trung Quốc.
Kinh tế là lời giải thích chính xác nhất cho những cái nhìn tích cực đối với Trung Quốc. Trung Quốc đã mua rất nhiều đồng từ Chile, đậu tương từ Brazil và dầu từ Venezuela. Nhưng việc này không giải thích tất cả mọi thứ. Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn của Đức, nhưng chỉ có 28% người Đức có ý kiện thuận lợi cho “ông lớn châu Á” này. Lý do, có thể là vì các quốc gia như Đức tin rằng Trung Quốc đã không tôn trọng chính người dân của họ.
Cuộc khảo sát đã phỏng vấn 37.000 người ở 39 quốc gia từ tháng Ba đến tháng Năm năm nay và ghi nhận một sự thay đổi đáng kể trong nhận thức về cán cân quyền lực do tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Một điều thú vị là 4 trong số các quốc gia lớn nhất châu Âu – Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh – tin rằng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ. Còn ở châu Á, mối quan tâm tập trung về sức mạnh quân sự của Trung Quốc và những tranh chấp lãnh thổ giữa nước này với Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines đã thúc đẩy những ý kiến tiêu cực.
Video đang HOT
Cuộc biểu tình của người dân Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc không tuyên bố đảo Senkaku/Điếu Ngư là của mình
20 quốc gia tham gia cuộc khảo sát năm nay cũng đã tham gia vào cuộc khảo sát năm 2008. So sánh số liệu từ hai cuộc khảo sát cho thấy số lượng những người xem Mỹ như là một siêu cường đã giảm từ 47% xuống còn 41%. Trong khi số lượng người cho rằng Trung Quốc là một siêu cường đã tăng từ 20% lên 34%.
Một phát hiện bất thường thú vị là thái độ đối với Trung Quốc tiết lộ một khoảng cách thế hệ lớn. Những người trẻ tuổi (18-29 tuổi) trên toàn thế giới có một cái nhìn tích cực hơn nhiều về Trung Quốc so với những người trên 50 tuổi.
Giám đốc dự án Bruce Stokes đã đưa ra 2 hướng giải thích cho sự bất thường nói trên. Đầu tiên là người dưới 30 tuổi đã và đang được lớn lên trong một thế giới toàn cầu và cởi mở hơn, ít để tâm đến các vấn đề của quốc gia khác. Thứ hai là những người trẻ tuổi khá vô tư, ngây thơ và chỉ thấy hoài nghi khi tuổi đời chính chắn hơn.
Sự lạc quan nổi trội của Trung Quốc đem lại niềm tin về một nền kinh tế đang làm rất tốt và tiếp tục được cải thiện, rằng thế hệ con cái sẽ có cuộc sống tốt hơn so với cha mẹ. Tuy nhiên, triển vọng lạc quan đó đi đôi với một số mối quan tâm rất thực tế về lạm phát, sự bất bình đẳng giàu nghèo, những lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm và y học cũng như ô nhiễm không khí và nước.
Stokes cho rằng những quan ngại này là một dấu hiệu phát triển của tầng lớp trung lưu không còn chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ, nhưng họ có thể khơi gợi về những khó khăn phía trước. “Có thể đơn giản là vì họ cảm thấy thoải mái hơn khi bày tỏ những lo ngại về Trung Quốc. Đó là điều tốt, và họ là những người thẳng thắn. Tuy vậy, đây cũng có thể là những vấn đề tồi tệ thực sự”.
Một thắc mắc đặt ra là liệu những nghiên cứu như của Pew liệu có ảnh hưởng nhiều đến các quyết định chính sách ở Trung Quốc hay không. Trong khảo sát lần đầu tiên được thực hiện vào năm 2002, Pew từng kỳ vọng sẽ tìm thấy những tác động của toàn cầu hóa tới người dân. Tuy nhiên, kết quả đã đem lại một cú sốc lớn khi được công bố năm 2003 cho thấy tư tưởng chống Mỹ gia tăng mạnh mẽ, do năm đó Washington đã tham chiến ở Iraq. Chính phủ Mỹ đã phản ứng bằng cách thiết lập một bộ phận mới tập trung vào xử lý các khủng hoảng truyền thông trong công chúng.
Trung Quốc có thể quan tâm hơn và có nhiều cách để cải thiện hình ảnh toàn cầu của mình, chẳng hạn như ít tranh chấp với các quốc gia láng giềng và cải thiện nhân quyền của họ.
Theo Infonet
Châu Á Muốn thành siêu cường phải có tàu sân bay
Các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đang sôi sục tham gia cuộc đua tàu sân bay, nhằm giành vị thế siêu cường tại khu vực này.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ - INS Vikrant
Điển hình, trong năm 2011, Trung Quốc đã công khai thông tin đóng Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của quốc gia này, vốn được sửa chữa, nâng cấp từ tàu sân bay mua lại của Ukrainia. Trong khi đó, hồi tháng Tám, Ấn Độ cho ra mắt tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên INS Vikrant - một phần trong kế hoạch triển khai hoạt động nhóm tác chiến 3 tàu sân bay vào năm 2020.
Cũng trong tháng Tám, Nhật Bản đã trình làng tàu sân bay trực thăng Izumo có khả năng chuyên chở 14 trực thăng chống tàu ngầm SH-60K cùng lúc khi tham chiến.
Bên cạnh việc trang bị các thiết bị phần mềm quân sự hiện đại, máy bay không người lái và tàu ngầm, theo hãng tin CNN, tàu sân bay vẫn được xem là một trong những dự án lớn nhất với mọi cường quốc quân sự. Ngoài ra, cuộc đua tàu sân bay đang diễn ra trong bối cảnh các cường quốc quân sự châu Á quyết tâm thể hiện vị thế và tình hình trong khu vực không ngừng biến đổi.
Với Nhật Bản, mối đe dọa an ninh quốc gia ngày càng hiện hữu từ phía Trung Quốc và Triều Tiên. Với Ấn Độ, sự hiện diện của tàu sân bay là phương thức dằn mặt Pakistan cũng như ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên các tuyến đường thương mại và mở rộng lợi ích trong khu vực.
Hiện nay, chỉ có 20 tàu sân bay đang hoạt động trên khắp thế giới với 10 tàu thuộc quyền điều hành của Mỹ. Song theo giới phân tích quân sự, hiện nay, giá trị của các tàu sân bay thể hiện ở mặt hình ảnh nhiều hơn là hoạt động.
Nhà phân tích tại Viện Chính sách quốc tế Lowy - ông Ashley Townshend cho rằng tồn tại sự khác biệt giữa mục đích thực hiện dự án xây dựng tàu sân bay với thực tế triển khai hoạt động.
"Việc cần một tàu sân bay và muốn một tàu sân bay là hai điều hoàn toàn khác nhau. Khác với Trung Quốc, trước đây, Ấn Độ từng triển khai hoạt động của nhiều tàu sân bay, song Bắc Kinh lại tạo nên bước đột phá mới trong cuộc đua và điều hành tàu sân bay hải quân. Trong khi đó, Nhật Bản từng sở hữu tàu sân bay đầu tiên trên thế giới, ông Townshend nói.
Theo ông Townshend, lực lượng tàu ngầm, tên lửa đạn đạo phóng từ chiến hạm và trong đất liền đều là mối nguy hại với hoạt động của các tàu sân bay.
"Rõ ràng, Trung Quốc sở hữu tàu sân bay nhằm chặn đường hoạt động của Mỹ tại Eo biển Đài Loan cũng như nâng cao vị thế năng lực hải quân trước các quốc gia Đông Nam Á", ông Townshend nhận định.
Trong khi, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản hiện đang dư giả nguồn ngân sách cũng như công nghệ và cơ sở hạ tầng quân sự cần thiết để triển khai hoạt động của các tàu sân bay. Song, trong cuốn sách mang tên "The Diffusion of Military Power", nhà phân tích quân sự Michael Horowitz tại Đại học Pennsylvania nhận định quá trình học hỏi triển khai một tàu sân bay thường vô cùng khó khăn và mất thời gian.
"Cuộc đua tàu sân bay là một trong những cải tiến quân sự lớn đòi hỏi độ hùng mạnh tài chính và tổ chức cấp cao. Việc triển khai một tàu sân bay cần kết hợp với lực lượng tàu hỗ trợ khó khăn hơn rất nhiều so với việc đưa hàng loạt đại bác lên một chiến hạm và khai hỏa", ông Horowitz chia sẻ.
Tiêu hao lớn
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Liêu Ninh
Phương án triển khai hoạt động tàu sân bay là một trong những lựa chọn rủi ro lớn với mọi quốc gia quân sự. Giáo sư Robert Rubel tại trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết giữa năm 1949 - 1988, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ chịu tổn thất 12.000 máy bay và 8.500 phi hành đoàn.
Giới phân tích cho rằng việc Trung Quốc đào tạo dưới 100 phi công điều khiển máy bay cánh cứng hoạt động trên tàu sân bay, sẽ giúp quốc gia này giảm tỷ lệ tổn hao nhân lực.
Trong cuộc chiến đọ quy mô tàu sân bay giữa Ấn Độ và Trung Quốc, các nhà phân tích nhận định cả hai quốc gia này mới chỉ sở hữu lực lượng tàu bằng 1/3 quy mô đội tàu lớp Nimitz của Mỹ.
Theo Infonet
"Nghĩa địa" hàng nghìn máy bay Mỹ khiến nhiều nước ngẩn ngơ Mỹ là một siêu cường quân sự với số lượng vũ khí, trang bị khổng lồ. Hàng năm họ thải loại rất nhiều loại vũ khí với niên hạn sử dụng vẻn vẹn 25 - 30 năm. Có nhiều nước đã mua sắm các máy bay, chiến hạm cũ của Hoa Kỳ, nhưng hàng năm vẫn còn một số lượng máy bay rất...