Trung Quốc bị cô lập trong vấn đề Biển Đông
Tham vọng độc chiếm Biển Đông và sự hung hăng trong việc thực hiện tham vọng này đã khiến Trung Quốc bị cô lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đang diễn ra tại Malaysia.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tìm cách né tránh vấn đề Biển Đông tại AMM 48
Trong các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 (AMM-48) với 10 nước đối tác, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Canada, Australia và New Zealand diễn ra ngày 5-8 tại Kuala Lumpur (Malaysia), vấn đề Biển Đông đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các đại biểu. Các bộ trưởng khẳng định, vấn đề Biển Đông không chỉ là mối quan tâm chung mà còn là lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực.
Các bộ trưởng đã bày tỏ lo ngại trước những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh và an toàn tự do hàng hải và hàng không thời gian qua ở Biển Đông. Trên cơ sở đó, các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982; thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Cho dù không nêu đích danh song tất cả những ai theo dõi những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua đều thấy rất rõ Trung Quốc chính là bên đã gây ra những căng thẳng này khi ráo riết hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” 9 đoạn nhằm độc chiếm vùng biển chiến lược trọng yếu này. Những tháng gần đây, Trung Quốc đã bất chấp mọi phản đối, chỉ trích để rầm rộ tiến hành cải tạo nhiều bãi đá, rạn san hô ngầm chiếm đóng trái phép ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nổi. Đây chính là hành động leo thang của Trung Quốc hòng thay đổi hiện trạng để yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.
Bất chấp phản đối của Bắc Kinh cho rằng Biển Đông không phải là vấn đề phù hợp để đề cập trong diễn đàn lần này, Ngoại trưởng Malaysia cho biết tranh chấp Biển Đông được “thảo luận rộng rãi” ngay từ trước thềm hội nghị. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói rằng “Đây là diễn đàn mà các vấn đề an ninh rất quan trọng cần phải được nêu lên và thảo luận”, còn Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam khẳng định vấn đề Biển Đông không thể bị bỏ qua và nhấn mạnh: “Biển Đông là một vấn đề. Chúng ta không thể giả vờ rằng đó không phải là một vấn đề”.
Có thể thấy rõ Trung Quốc muốn “né” vấn đề Biển Đông trong các diễn đàn đa phương bởi một mặt yêu sách chủ quyền và hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông vấp phải sự phản đối của quốc tế, mặt khác, nước này e ngại sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh “trỗi dậy hòa bình” và “cường quốc có trách nhiệm” mà họ đang cố công ngụy tạo. Như bình luận của chuyên gia địa chính trị Greg Poling của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế trên The Diplomat thì: “Trung Quốc có thể nhận ra nước này đang tự gây tổn hại đến hình ảnh của mình là một cường quốc đang lên có trách nhiệm”.
Video đang HOT
Tuy vậy, dù phía Trung Quốc tìm cách né tránh song tại các cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Trung Quốc nhân Hội nghị AMM-48, Ngoại trưởng nhiều nước đều bày tỏ lo ngại và yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay các hành động nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông, đe dọa an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Trong đó, khi gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ quan ngại về hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Bắc Kinh trên Biển Đông cũng như hành động quân sự hóa vùng biển này. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng nêu rõ, việc xử lý tốt vấn đề Biển Đông sẽ góp phần tăng cường quan hệ ASEAN-Trung Quốc, một đối tác hết sức quan trọng mà các nước ASEAN mong muốn phát triển quan hệ lành mạnh.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc lớn tiếng yêu cầu Nhật Bản không đối đầu Trung Quốc
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Kuala Lumpur, Malaysia, Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị đã cảnh báo Nhật Bản không nên đối đầu với Trung Quốc.
Tin tức từ Tân Hoa xã cho hay, trong cuộc gặp ngày 6/8, ông Vương Nghị đã cảnh báo Nhật Bản không nên đối đầu với Trung Quốc trên mọi phương diện. Thông tin do một nhà ngoại giao giấu tên tiết lộ.
Cụ thể, trong cuộc gặp, ông Vương Nghị cho rằng năm nay là năm kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ 2, do đó cũng có những ý nghĩa quan trọng.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị - Nguồn: Reuters
Ông Vương nói Nhật Bản nên giữ quan điểm nghiêm túc và có trách nhiệm thay vì cứ "cố tình làm rối tung mọi việc" như vừa qua.
Về chiến lược phát triển đất nước, nhân chuyện quá khứ, ngoại trưởng Trung Quốc cũng nói Nhật Bản nên theo đuổi chính sách hòa bình, tránh lặp lại số phận như đã từng trải qua trong Thế chiến thứ 2.
Ông Vương Nghị còn cảnh báo, thay vì "đối đầu với tham gia" trên nhiều phương diện, Nhật Bản nên thực thi cam kết đã có với Trung Quốc, theo đó hai nước là các đối tác hợp tác với nhau, không đe dọa lẫn nhau.
Cuộc gặp giữa ông Vương Nghị và ông Fumio Kishida diễn ra trong bối cảnh đang có những căng thẳng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Cũng tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry khẳng định Washington "chia sẻ mong muốn của các nước ASEAN là bảo vệ hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Chúng ta phải đảm bảo an ninh của các tuyến hàng hải và ngư trường trọng yếu. Chúng ta cần thấy các xung đột trong khu vực được giải quyết một cách hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế".
Trước cuộc họp, ngoại trưởng Mỹ đã gặp song phương người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ông Kerry mô tả đây là một cuộc gặp "tốt đẹp" và bày tỏ hi vọng các nỗ lực giải quyết căng thẳng trên Biển Đông sẽ đạt được những tiến bộ cụ thể trong những ngày tới.
Nhưng một quan chức phái đoàn Mỹ tiết lộ với các phóng viên có mặt ở Trung tâm thương mại quốc tế Putra (PWTC) rằng khi đối thoại với ông Vương Nghị, ông Kerry đã thể hiện rõ thái độ phản ứng mạnh mẽ của Mỹ đối với các hành vi đơn phương và gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Kerry cho biết Mỹ đặc biệt lo ngại về "tình trạng căng thẳng leo thang trên Biển Đông vì các tranh chấp chủ quyền và vì Trung Quốc bồi đắp, xây dựng quy mô lớn và quân sự hóa các cấu trúc trên Biển Đông".
Ông nói thẳng với ông Vương Nghị rằng Washington kêu gọi Bắc Kinh "lập tức dừng ngay các hành động gây rối để tạo không gian cho ngoại giao". Ngoài Mỹ, nhiều quan chức các nước đối tác của ASEAN cũng không ngần ngại thể hiện quan điểm phản đối Trung Quốc.
Phát biểu trước các ngoại trưởng ASEAN, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Minoru Kiuchi khẳng định Tokyo "vô cùng lo ngại về các hành vi đơn phương làm thay đổi hiện trạng và đẩy căng thẳng lên cao ở Biển Đông".
Thứ trưởng Nhật mô tả đó là "hành động bồi đắp quy mô lớn, xây dựng các tiền đồn (trái phép) và sử dụng chúng vì mục đích quân sự". Ông Kiuchi cam kết Nhật sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN để bảo vệ an ninh và tự do hàng hải khu vực.
Còn Ngoại trưởng Australia Julie Bishop dù giải thích Canberra không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng thẳng thừng chỉ trích Trung Quốc bồi đắp, xây đảo nhân tạo trái phép ồ ạt trên Biển Đông trong suốt 18 tháng qua.
"Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tôn trọng tự do hàng hải trên Biển Đông. Chúng ta cần phải chấm dứt những hành vi bắt nạt và đơn phương trên Biển Đông" - Ngoại trưởng Bishop dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ và quyết liệt.
Ngoại trưởng Thái Lan Tanasak Patimapragorn cho biết tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN - Trung Quốc, các đại diện Đông Nam Á "nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế".
Trong các hội nghị, nhiều ngoại trưởng tuyên bố rõ Biển Đông là "vấn đề quan tâm và lợi ích chung" của tất cả các nước trong và ngoài khu vực, và các diễn biến phức tạp trên Biển Đông ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không khu vực.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc đã ngừng xây dựng trên Biển Đông? Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc đã ngừng hoạt động xây dựng trên Biển Đông. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc đã ngừng hoạt động xây dựng trên Biển Đông. Ngày 5/8, tại Hội nghị...