Trung Quốc: Bê bối y tế chấn động, thuốc chữa bệnh bị phát hiện nhiễm HIV
Trung Quốc đang đối mặt với bê bối y tế mới sau khi một đợt điều trị huyết tương người vừa bị phát hiện nhiễm HIV.
Lô thuốc Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch (IVIG) nói trên – một phương pháp điều trị miễn dịch được tạo ra bằng kháng thể từ huyết tương – do công ty dược phẩm Shanghai Xinxing sản xuất. Đây là công ty thuộc tập đoàn lớn thứ 2 của Trung Quốc chuyên sản xuất các sản phẩm y tế từ huyết tương.
Giới chức y tế ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc phát hiện dấu vết HIV trong sản phẩm huyết tương người. Ảnh: Alamy
Tuyên bố đưa ra hôm 5-2 từ Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) của Trung Quốc đã cảnh báo các bệnh viện lập tức ngưng sử dụnglô sản phẩm nói trên sau khi Ủy ban Y tế và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật của tỉnh Giang Tây – phía Đông Trung Quốc phát hiện dấu vết HIV trong sản phẩm.
Hôm 6-2, một đại diện của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Giang Tây nói với trang The Beijing News rằng lô sản phẩm “gặp sự cố” đã được thông báo lên NHC và hiện vẫn chưa phát hiện bất cứ trường hợp bệnh nhân nào bị lây nhiễm HIV liên quan tới bê bối này.
Một nguồn tin từ cơ quan kiểm soát dược phẩm và thực phẩm nhà nước nói với trang China Business Journal rằng lô thuốc “lỗi” nói trên bao gồm 12.229 chai huyết tương (50ml/chai) với hạn sử dụng tới tháng 6-2021.
Immunoglobulin là kháng thể được tạo ra bởi các tế bào bạch cầu sử dụng trong điều trị thiếu hụt miễn dịch do cách bệnh như bạch cầu, viêm gan và bệnh dại.
Tuyên bố từ NHC khuyến cáo các bệnh viện báo cáo về sản phẩm và giám sát chặt chẽ tình hình của các bệnh nhân đã được điều trị bằng sản phẩm này.
Ủy ban Y tế của tỉnh Thiểm Tây – phía Tây Bắc Trung Quốc hôm 5-2 cũng phát tuyên bố xác nhận đã nhận được thông báo từ NHC. Một thành viên của cơ quan này nói với The Beijing News rằng 10 bệnh viện trong tỉnh đã báo cáo xác nhận chưa phát hiện bất cứ bệnh nhân nào nhiễm HIV.
Video đang HOT
Các nhân viên ở các bệnh viện ở tỉnh Hà Nam và TP Thượng Hải của Trung Quốc cũng xác nhận về việc tiếp nhận thông báo từ NHC trong ngày 5-2, theo Daily Economic News.
Tuy nhiên, trưởng khoa huyết học tại một bệnh viện tại Thượng Hải nói với Daily Economic News rằng họ chưa nhận được thông báo.
“Nếu chuyện này là thật, đó sẽ là một lỗi cực kỳ mạt hạng”- một bác sĩ giấu tên chia sẻ. “Ngay lúc này, điểm mấu chốt là phải làm rõ lỗi này do người hiến máu hay vấn đề với sản phẩm”.
Vị bác sĩ nói thêm: “Chúng ta cần tìm ra liệu lô thuốc bị lỗi đã được phân phối tới đâu và tiến hành thu hồi, kiểm tra lại”.
Cũng theo bác sĩ, những bệnh nhân nhận điều trị với huyết tương lỗi này có thể không nhiễm HIV bởi vì điều trị chống virus đã được tiến hành trong tiến trình chuẩn bị.
Thành lập năm 2000, Shanghai Xinxing là công ty công nghệ sinh học chuyên sản xuất và buôn bán các sản phẩm y tế từ máu. Công ty này thuộc kiểm soát của Tập đoàn Meheco – một trong những công ty dược phẩm lớn nhất của Trung Quốc, thuộc sở hữu của Tập đoàn Công nghệ Tổng hợp Trung Quốc, một doanh nghiệp nhà nước.
Vụ bê bối này xảy ra chưa đầy 1 tháng sau khi vỡ lở trường hợp 145 trẻ ở tỉnh Giang Tô bị tiêm vắc-xin bại liệt hết hạn sử dụng gây bất bình mạnh mẽ và một cuộc điều tra đã được tiến hành với 17 quan chức địa phương.
Trước đó không lâu, vào tháng 7-2018, một bê bối y tế chấn động hơn xảy ra, trong đó 252.600 liều vắc-xin bệnh dại của công ty công nghệ sinh học Changchun Changsheng bị phát hiện làm giả giấy tờ.
Tháng 11-2018, Chính phủ Trung Quốc đã tham khảo dự thảo đầu tiên của luật quản lý vắc-xin cho phép người dân kiện các nhà sản xuất thuốc về các thiệt hại trong trường hợp tử vong hoặc bệnh nghiêm trọng do vắc-xin bị lỗi.
Đỗ Quyên
Theo NLD
Cặp vợ chồng Hải Phòng nhiễm HIV, con sinh ra khỏe mạnh
Chị Đoàn Thị Khuyên 36 tuổi, không chỉ sống tốt, sinh con an toàn khỏe mạnh mà còn trở thành thủ lĩnh nhóm hỗ trợ người có HIV.
15 năm trước, người chồng đầu ấp tay kề của chị Khuyên ngày một ốm yếu, gầy gò. Kiểm tra sức khỏe, kết luận mắc HIV. Anh nghiện ma túy. Ít lâu sau, chồng chị qua đời. Lo hậu sự cho chồng xong, chị đi xét nghiệm thì phát hiện nhiễm HIV do lây nhiễm từ chồng. Đau xót là đứa con trai mới 5 tháng tuổi của chị cũng mang căn bệnh thế kỷ này.
"Ngày lần lượt nhận được tin mình và con đều mang HIV, tôi như chết đứng. Không biết bao nhiêu lần tôi nghĩ đến cái chết. Chết đi còn dễ dàng hơn tiếp tục sống", chị Khuyên chia sẻ.
Thế nhưng, trách nhiệm của một người mẹ không cho phép chị nghĩ đến cái chết. Chị Khuyên phải tiếp tục sống để làm chỗ dựa cho con trai bé nhỏ. Chị Khuyên nhớ lại những ngày tháng tăm tối nhất cuộc đời mình. Một mình chị vừa phải chăm con vừa chiến đấu với HIV, ngày ngày phải uống thuốc đều đặn.
Tháng 7/2009, tham dự hội thảo về tuân thủ điều trị ARV cho người có HIV tại Hải Phòng, chị Khuyên quen anh Đỗ Văn Hải, người đàn ông có cùng hoàn cảnh với chị. Đồng cảm, hai người đã kết duyên, về chung một mái nhà.
Chị Khuyên không có ý định sinh thêm con. Anh Hải muốn có đứa con làm sợi dây kết nối tình cảm vợ chồng. Cân nhắc về ước muốn của chồng, 3 năm sau ngày cưới chị quyết định mang bầu lần nữa.
Chị Khuyên sống khỏe mạnh nhờ tuân thủ dùng thuốc điều trị HIV mỗi ngày. Ảnh: Đ.K.
Nhờ tham gia các lớp tập huấn hỗ trợ người có "H", chị Khuyên được trang bị khá nhiều kiến thức khi mang thai, nhất là việc tuân thủ mọi quy định chặt chẽ khi dùng thuốc ARV. Năm 2013, vợ chồng chị vui mừng chào đón cậu con trai chào đời. Càng hạnh phúc hơn khi kết quả xét nghiệm cho thấy bé không bị nhiễm HIV.
"Cuộc sống của mình giờ tạm ổn nhờ điều trị bằng thuốc ARV. Hiện, gia đình 4 người thì có 3 nhiễm H, sức khỏe vẫn duy trì ổn định, mọi vất vả đã tạm gác lại phía sau", chị Khuyên chia sẻ.
Chia sẻ câu chuyện của mình tại một hội thảo về HIV ở Hà Nội, chị Khuyên nói bệnh tật không phải là điều đáng sợ mà nỗi đáng sợ nhất là bị xã hội kỳ thị. Với người lớn, đối mặt với sự kỳ thị ấy vô cùng khó khăn, thì những đứa trẻ như cậu con trai 15 tuổi của chị, việc ấy thật sự đáng sợ.
"Ngày đem đứa con thơ đến bệnh viện làm xét nghiệm và biết có H, ngay khi trở về nhà tôi đã suy nghĩ rất nhiều, từ việc nuôi dạy chăm sóc đến nhận thức của con. Để con hiểu và chấp nhận sự thật này, tôi đã mất rất nhiều thời gian", chị Khuyên nhớ lại.
Chị Khuyên cho biết ngay từ khi con còn nhỏ chị đã cho con đi giao lưu tiếp cận với cộng đồng, vào những nhóm đồng đẳng để chia sẻ. Chị dành nhiều thời gian đưa con ra ngoài để tránh bị trầm cảm, nghĩ quẩn. Chị tập trung nói với con nhiều hơn về thuốc ARV.
"Ngay từ những ngày đầu tiên con uống thuốc ARV, lúc đó con mới 5 tuổi nhưng tôi đã nói chuyện về căn bệnh HIV. Tôi muốn cho con hiểu dần về căn bệnh này ngay từ lúc bé, tránh việc con bị sốc, không thừa nhận bệnh sau này", chị Khuyên nói.
Chị Khuyên cho biết thêm, đến nay con chị đã chấp nhận sống chung với HIV và uống thuốc đều đặn hằng ngày.
15 năm qua, mẹ con chị Khuyên sống chung với thuốc và gạt bỏ sự kỳ thị của mọi người xung quanh để tiếp tục sống khỏe, sống tốt. Chị Khuyên còn tích cực tham gia vào các câu lạc bộ đồng đẳng. Giờ đây chị trở thành thủ lĩnh trong nhóm điều hành hỗ trợ tuân thủ điều trị cho người có HIV.
Phó Cục trưởng Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, Hoàng Đình Cảnh cho biết ngành y tế đang quản lý được 175.000 người nhiễm bệnh, trong đó 130.000 người điều trị bằng thuốc ARV. Còn 45.000 người nhiễm HIV đang được quản lý mà chưa tiếp cận được với thuốc điều trị ARV. Những người này có thể không kiểm soát được tải lượng virus sẽ làm lây lan ra cộng đồng qua các hành vi tình dục hoặc tiêm chích không an toàn.
Người nhiễm HIV cần phải điều trị ARV để ngăn ngừa lây truyền. Khi điều trị ARV đạt đến mức ức chế virus, nghĩa là tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml, còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện, sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.
Lê Nga
Theo VNE
Nhiễm HIV không còn là án tử Nhiễm HIV hiện nay không phải là án tử vì với việc ức chế virus HIV trong máu, người nhiễm không có khả năng truyền bệnh cho bạn tình hay từ mẹ sang con Hiện Việt Nam có hơn 250.000 người nhiễm HIV/AIDS và mỗi năm ghi nhận thêm khoảng 10.000 người nhiễm mới. Điều trị ARV, khỏe mạnh tới cuối đời Phát...