Trung Quốc “bẽ bàng” vì bị Hàn Quốc từ chối
Trung Quốc đã đề nghị Hàn Quốc không bán máy bay chiến đấu FA-50 cho Philippines nhưng câu trả lời mà cường quốc hàng đầu Châu Á nhận được từ Seoul là họ không chấp nhận bất kỳ “ sự can thiệp” nào vào hoạt động xuất khẩu vũ khí của nước này.
Ảnh minh họa.
Tờ Yomiuri Shimbun hồi cuối tuần vừa rồi đưa tin, trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh ở thủ đô Seoul giữa nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Tổng thống Philippines Benigno Aquino vào ngày 17/10, Trung Quốc đã đề nghị Hàn Quốc không bán máy bay chiến đấu FA-50 cho Manila.
Tuy nhiên, Seoul đã ngay lập tức khước từ đề nghị của Bắc Kinh, nói rằng họ không thể chấp nhận bất kỳ “sự can thiệp” nào vào công việc xuất khẩu vũ khí của họ bởi đây là một vấn đề thuộc lợi ích quốc gia, nhật báo Yomiuri Shimbun cho biết.
Trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Philippines, Tổng thống Park còn cảm ơn người đồng cấp Aquino về quyết định của Manila trong việc lựa chọn mua máy bay chiến đấu FA-50 của họ đồng thời kêu gọi đẩy nhanh việc ký kết hợp đồng này.
Một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết: “Philippines đang có cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông và đó là lý do tại sao Bắc Kinh nhiều lần ngăn cản việc Hàn Quốc bán vũ khí cho Philippines thông qua Đại sứ quán Trung Quốc và các kênh khác”.
Chính phủ Hàn Quốc về mặt chính thức thì phủ nhận những thông tin mà tờ Yomiuri đưa ra nhưng các quan chức nước này lại bí mật thừa nhận điều đó.
“Mỗi lần báo chí Hàn Quốc và Philippines đưa tin về việc bán FA-50, Trung Quốc đều phản ứng một cách nhạy cảm bằng cách cố xác minh thông tin thông qua các kênh ngoại giao”, một nguồn tin chính phủ tiết lộ.
Tuy vậy, vị quan chức trên khẳng định, việc bán máy bay chiến đấu cho Philippines chắc chắn sẽ được tiến hành.
Video đang HOT
Trung Quốc đang có tranh chấp quyết liệt với Philippines ở Biển Đông. Trung Quốc đang phái các tàu hải quân ra Biển Đông để củng cố sự hiện diện của nước này ở vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên. Đáp lại, Philippines cũng đang tích cực tăng cường sức mạnh quân sự của mình để đối phó với Trung Quốc. Có nhiều nguồn tin tiết lộ, Philippines muốn mua các máy bay chiến đấu FA-50 để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.
FA-50 là một loại chiến đấu cơ tấn công hạng nhẹ. Nó có thể thực hiện các chiến dịch không đối không, đất đối không cũng như được triển khai trên các tàu chiến. Philippines được cho là cũng đang đàm phán với Hàn Quốc để chi 650 triệu USD mua các tàu khu trục do Hàn Quốc chế tạo.
Chính phủ Philippines được cho là đang rất hoan hỉ trước mối quan hệ mới mà họ đang thiết lập được với Hàn Quốc. Ngoài các hợp đồng vũ khí nói trên, báo chí Philippines mới đây vừa đưa tin, chính phủ nước họ đang nâng cấp quan hệ quân sự với Hàn Quốc thông qua một thỏa thuận mới.
Cụ thể, theo thỏa thuận nói trên, Hàn Quốc và Philippines sẽ tiến hành các cuộc trao đổi giữa binh lính hai nước với nhau trong các chương trình làm quen và tập huấn. Điều này cũng có nghĩa là hai bên sẽ trao đổi thông tin về cách thức quân đội hai bên thực hiện các chiến dịch gìn giữ hòa bình và cứu trợ thảm họa như thế nào. Một phần ít công khai hơn trong thỏa thuận mới giữa Philippines và Hàn Quốc là một kế hoạch hợp tác chi tiết hơn giữa hai nước nhằm chống lại sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trên những vùng biển của khu vực.
Kiệt Linh – (theo Cholsun Ibo)
Theo_VnMedia
3 thập kỷ, 10 cuộc chiến Kỳ cuối: Thế kỷ 21 ngập tiếng súng
Hoa Kỳ, cường quốc tự cho mình đảm nhận vai trò " cảnh sát quốc tế" ", chính vì thế mà trong vòng ba thập kỷ họ đã khởi động 10 cuộc can thiệp quân sự vào các quốc gia có chủ quyền trên thế giới
Nam Tư, năm 1999. Sự can thiệp của NATO mà không có sự phê chuẩn của LHQ
Với lý do, chính phủ Nam Tư phạm tội diệt chủng và chống lại nhân loại cũng như việc không thực hiện yêu cầu rút quân đội Serbia khỏi khu vực tự trị của Kosovo và Metohijia. Vì thế, tháng 3/1999 Mỹ đã phát động một chiến dịch quân sự mang tên "sức mạnh đồng minh". Mỹ tham gia vào chiến dịch này như một phần của chiến dịch "Anvil Noble".
Các cuộc không kích được mang danh "can thiệp nhân đạo", những chiếc máy bay của liên minh NATO đã trút bom xuống đất nước Serbia ròng rã suốt hai tháng rưỡi, không chỉ vào những mục đích cơ sở hạ tầng quân sự mà còn vào cả các thành phố của Serbia, cơ sở dân sự, các khu dân cư, cầu cống và các nhà máy công nghiệp khác của đất nước này.
Cuộc không kích Nam Tư năm 1999
Một loạt các cuộc không kích đã dẫn đến sự sụp đổ của Nam Tư. Tổng số thiệt hại từ cuộc tấn công quân sự được ước tính vào khoảng 1 tỷ USD. Nền kinh tế của đất nước này đã bị thiệt hại nặng nề. Những vụ ném bom đã phá hoàn toàn hoặc bị hư hỏng nặng: 89 nhà máy và xí nghiệp, 14 sân bay, 120 cơ sở năng lượng, 128 cơ sở dịch vụ công nghiệp và 48 nhà thương và bệnh viện, 82 cây cầu, 61 đường hầm và nút giao thông, 35 nhà thờ và 29 tu viện, 18 trường mầm non, 70 trường học, 9 tòa nhà của các giảng đường đại học và 4 ký túc xá. Khoảng 500 nghìn người không có việc làm. Thương vong của thường dân ít nhất là 500 người, trong đó có 88 trẻ em.
Kết quả của cuộc chiến là Kovsovo giành được độc lập. Thế nhưng hiện nay, nhà nước Kosovo độc lập chỉ được 103/193 quốc gia thành viên LHQ (53,4%) công nhận. Trong đó có hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (Nga và Trung Quốc), và hơn 1/3 các nước trong LHQ không công nhận độc lập của Kosovo. Cho đến hiện nay, quốc gia này vẫn chưa là thành viên của LHQ.
Lại Iraq, nhưng là năm 2003, sự can thiệp của Mỹ và một số đồng minh bất chấp LHQ
Washington sử dụng bằng chứng giả và thông tin tình báo sai đã cố thuyết phục thế giới rằng, Iraq đang tích cực phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và đang sở hữu một số vũ khí hóa học. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết, theo đề xuất của Hoa Kỳ, đã không diễn ra. Nga, Trung Quốc và Pháp đã thông báo rõ ràng rằng, sẽ phủ quyết bất cứ dự thảo nghị quyết nào mà trong đó có tối hậu thư cho khả năng sử dụng vũ lực chống lại Iraq.
Mặc dù vậy, tháng 3/2003, Mỹ và một số nước đồng minh đã phát động cuộc chiến tranh tổng lực vào Iraq với chiến dịch mang tên "Iraq tự do". Vào tháng 5 cùng năm, Tổng thống George W. Bush tuyên bố kết thúc giai đoạn hoạt động chiến tranh. Cũng giống như cuộc chiến 1991, quân đội Iraq đã nhanh chóng bị tiêu diệt và chế độ Saddam Hussein sụp đổ và sau đó ông bị hành quyết.
Tượng đài Saddam Hussen bị kéo sập
Thế nhưng cuộc can thiệp quân sự của Mỹ và một số đồng minh vào Iraq chỉ chính thức kết thúc vào năm 2011, khi đó người lính cuối cùng của quân đội Mỹ mới rút khỏi lãnh thổ Iraq. Cuộc chiến này đã lấy đi sinh mạng của 4.423 lính Mỹ, 31.935 người bị thương, còn thương vong của Iraq là rất khó ước tính, thế nhưng theo một số truyền thông, con số này vào khoảng 100.000 người.
Chỉ có điều, sau khi lật đổ chế độ Saddam Hussein, một làn sóng khủng bố trỗi dậy. Hiện nay các cuộc tấn công khủng bố diễn ra hàng ngày trên đất nước này.
Về giá trị kinh tế, ngoài việc chi rất nhiều trong chiến dịch lật đổ tổng thống Saddam Hussein mà Mỹ còn đầu tư rất nhiều trong việc tái thiết đất nước Iraq. Đến năm 2010, đầu tư của Mỹ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và công nghiệp của Iraq lên tới 44,6 tỷ USD.
Libya, năm 2011, sự can thiệp của NATO với sự ủy quyền của LHQ.
Tháng 2/2011, Libya bắt đầu có bạo loạn, các cuộc biểu tình ngày càng leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang toàn diện giữa các nhóm đối lập và lực lượng chính phủ của Muammar Gaddafi.
Lấy lý do là chính phủ Libya đã sử dụng máy bay để ngăn chặn các cuộc biểu tình hòa bình, vào cuối tháng 2/2011, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua một nghị quyết áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Tripoli.
Không kích Libya bằng tên lửa Tomahawk từ tàu khu trục
Tháng 3/2011, LHQ đã thông qua nghị quyết thành lập vùng cấp bay trên bầu trời Libya. Sau khi LHQ thông qua nghị quyết này, các máy bay của NATO bắt đầu ném bom vào các vị trí của quân đội chính phủ cũng như các căn cứ quân sự.
Cuộc nội chiến ở Libya kết thúc vào tháng 10/2011 với việc Muammar Gaddafi bị giết chết. Tuy nhiên, các cuộc đụng độ giữa các nhóm bán quân sự và lực lượng dân quân khác nhau vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Theo Báo Đất Việt
Trong nước Syria đang đánh nhau như thế nào? Bỏ qua những tranh luận liên quan tới việc sẽ có sự can thiệp quân sự từ nước ngoài đối với cuộc nội chiến, tình hình Syria vẫn rất căng thẳng... Trong những ngày qua, khi Mỹ cùng các quốc gia phương Tây đang nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận về một cuộc chiến có "khuôn khổ" đối với quân đội Chính...