Trung Quốc bày tỏ quan ngại về xung đột Hamas – Israel
Ngày 12/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh “ quan ngại sâu sắc” về xung đột Israel – Hamas đang leo thang.
Các vụ tấn công bằng rocket của Phong trào Hamas từ Dải Gaza xuống lãnh thổ Israel, ngày 10/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo bộ trên, trong cuộc điện đàm với quan chức Bộ Ngoại giao Israel Rafael Harpaz, Đặc phái viên Trung Quốc tại Trung Đông, ông Trác Tuyển nhấn mạnh: “Trung Quốc quan ngại sâu sắc về căng thẳng và bạo lực leo thang giữa Israel và Palestine, đồng thời rất đau buồn trước việc dân thường thương vong do xung đột”.
Ông Trác Tuyển cũng khẳng định: “Bắc Kinh lên án hành động gây hại tới dân thường và kêu gọi ngừng bắn, chấm dứt bạo lực trong thời gian sớm nhất, cũng như nối lại các cuộc hòa đàm dựa trên giải pháp hai nhà nước nhằm tạo lòng tin của người dân hai bên vào nỗ lực kiến tạo hòa bình”. Ông cũng cho biết thêm rằng Trung Quốc hy vọng Israel và Palestine có thể chung sống hòa bình và sẵn sàng phối hợp với cộng đồng quốc tế để thúc đẩy các cuộc hòa đàm và tạo điều kiện để hiện thực hóa nền hòa bình.
Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov kêu gọi các bên (Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas) kiềm chế và giải quyết vấn đề trên cơ sở các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Phát biểu với báo giới, ông Peskov nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi cả hai bên thể hiện sự tự chủ; chúng tôi vô cùng lo ngại về thương vong dân sự ngày càng gia tăng do các cuộc tấn công bừa bãi. Chúng tôi vẫn cho rằng cả hai bên nên tìm sức mạnh để giải quyết vấn đề đã biết chủ yếu dựa trên cơ sở các nghị quyết liên quan của HĐBA LHQ”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố kêu gọi Israel chấp thuận ngừng bắn ở Gaza để cho phép hỗ trợ thực phẩm và thuốc men. Tuyên bố được đưa ra sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov điện đàm với Tổng thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), ông Hussein Al-Sheikh.
Theo bộ trên, hai bên đã nhất trí cần ngừng bắn và mở các hành lang để cung cấp thực phẩm, thuốc men cho người dân Gaza, và nguồn cung cấp nước và điện cho Gaza cần được khôi phục.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã lên án bạo lực nhằm vào dân thường tại Gaza. Hãng thông tấn chính thức Wafa của Palestine dẫn lời ông Abbas nói: “Chúng tôi phản đối các hành vi giết hại dân thường hoặc lạm dụng họ của cả hai bên vì những điều đó trái với đạo đức, tôn giáo và luật pháp quốc tế”.
Video đang HOT
Cuộc tấn công bất ngờ của Hamas làm lộ lỗ hổng về an ninh, tình báo của Israel
Israel đã trải qua "ngày đẫm máu nhất" trong 50 năm khi quân đội nước này dường như một lần nữa đã bất ngờ trước một cuộc tấn công của đối phương, làm lộ ra những lỗ hổng về an ninh, tình báo.
Loạt rocket của Phong trào Hồi giáo Hamas được phóng đi từ Dải Gaza xuống lãnh thổ Israel, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Khoảng 6 giờ 30 phút sáng 7/10 (theo giờ địa phương, tức 3 giờ 30 phút giờ GMT), Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine bắt đầu tấn công Israel bằng hàng nghìn quả rocket được phóng đi từ nhiều địa điểm ở dải Gaza.
Hàng trăm tay súng thuộc Phong trào Hồi giáo Hamas còn thâm nhập vào các thị trấn của Israel giết chết ít nhất 250 người, làm hơn 1.500 người bị thương và trốn thoát cùng các con tin, trong đó có thể có hàng chục binh sĩ.
Phó thủ lĩnh Phong trào Hồi giáo Hamas, ông Saleh al-Arouri, nói với kênh Al Jazeera rằng họ nắm trong tay một số lượng lớn tù nhân Israel, trong số đó có các sĩ quan cấp cao.
Lãnh đạo Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết thêm họ sẽ sử dụng những người bị bắt làm đòn bẩy để buộc phía Israel thả những người Palestine bị giam giữ ở Israel và số tù nhân Israel đủ để giải thoát tất cả tù nhân Palestine.
Bên cạnh đó, phương tiện truyền thông của Phong trào Hồi giáo Hamas còn phát những đoạn clip cho thấy các tay súng của họ băng qua các văn phòng bỏ hoang, chiếm giữ các chốt an ninh, bao gồm một đồn cảnh sát ở thị trấn phía Nam Sderot và tràn vào cửa khẩu Erez.
Hôm 7/10 vì thế được coi là ngày bạo lực đẫm máu nhất trong 50 năm qua và điều trùng hợp là nó diễn ra đúng một ngày sau lễ kỷ niệm 50 năm bắt đầu cuộc Chiến tranh Tháng 10 năm 1973.
Khi đó, quân đội Ai Cập và quân đội Syria đồng loạt tấn công Israel trong ngày lễ Yom Kippur, ngày lễ thiêng liêng của người Do Thái và các lực lượng Israel cũng mất cảnh giác trước đoàn xe tăng của Syria và Ai Cập.
Khói lửa bốc lên trong các cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza nhằm đáp trả loạt rocket của Phong trào Hồi giáo Hamas nhằm vào lãnh thổ nhà nước Do Thái, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Và lần này, theo cựu lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Israel, tướng nghỉ hưu Giora Eiland, những gì diễn ra trông khá giống với thời điểm xảy ra Chiến tranh Tháng 10 và "Israel đã hoàn toàn bị bất ngờ trước một cuộc tấn công được phối hợp rất tốt".
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Israel, ông Eyal Hulata cũng cho rằng cuộc tấn công của Phong trào Hồi giáo Hamas có sự phối hợp chặt chẽ và "thật không may là họ đã có thể gây bất ngờ về mặt chiến thuật cũng như gây ra thiệt hại nặng nề cho chúng tôi".
Về phần mình, ông Jonathan Panikoff, cựu phó quan chức tình báo quốc gia của chính phủ Mỹ về Trung Đông, hiện đang làm việc tại tổ chức nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương, nhấn mạnh: "Đây là một thất bại tình báo, không thể nào khác được".
Theo ông Panikoff, "đó là một thất bại về an ninh, làm suy yếu những gì được cho là cách tiếp cận mạnh mẽ và thành công đối với Gaza của Israel".
Loạt rocket của Phong trào Hồi giáo Hamas được phóng đi từ Dải Gaza xuống lãnh thổ Israel, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước khi xung đột xảy ra hôm 7/10, hãng tin Reuters của Anh cho biết kể từ khi gây thiệt hại nặng nề cho Gaza trong cuộc chiến kéo dài 10 ngày vào năm 2021, Israel đã áp dụng phương pháp kết hợp giữa "cây gậy" và "củ cà rốt" để duy trì sự ổn định trong vùng đất bị phong tỏa.
Bên cạnh việc đưa ra các khuyến khích về kinh tế, bao gồm cấp hàng nghìn giấy phép lao động cho phép người Gaza làm việc ở Israel hoặc Bờ Tây, Israel duy trì sự phong tỏa chặt chẽ và cũng như mối đe dọa từ hoạt động không kích liên tục.
Trong 18 tháng qua khi bạo lực hoành hành khắp Bờ Tây, Dải Gaza tương đối yên tĩnh, ngoại trừ các cuộc đụng độ xuyên biên giới lẻ tẻ, chủ yếu liên quan đến Phong tràoThánh chiến Hồi giáo nhỏ hơn và Phong trào Hồi giáo Hamas phần lớn vẫn đứng bên lề.
Nhưng rốt cuộc, như phát biểu hôm 7/10 của lãnh đạo Phong trào Hồi giáo Hamas, ông Ismail Haniyeh, những gì xảy ra đã cho thấy "điểm yếu của Israel và cuộc tấn công bắt đầu ở Gaza sẽ lan sang Bờ Tây cũng như Jerusalem.
Chuyển người Palestine thiệt mạng trong vụ không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Để đáp trả, Israel đã triển khai "Chiến dịch Những thanh kiếm sắt" (Operation Iron Swords). Cuối giờ sáng 7/10, máy bay chiến đấu của Isarel bắt đầu tấn công các địa điểm ở Gaza.
Tờ The Times of Israel dẫn một nguồn tin quân sự cho biết các máy bay Israel đã thả hơn 16 tấn đạn dược xuống các vị trí của Phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza.
Ngoài ra, theo người phát ngôn quân đội Israel, ông Richard Hecht, chiến sự trên mặt đất đang diễn ra ở một số khu vực xung quanh là người Palestine.
Quân đội Israel cũng đang gọi tái ngũ hàng chục nghìn binh sĩ trong lực lượng dự bị và tổ chức các chuyến tàu đặc biệt để đưa binh sĩ từ miền Bắc vào khu vực chiến sự ở miền Nam.
Israel cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trên cả nước sau, đồng thời ra lệnh huy động tất cả các nhân viên cảnh sát tình nguyện và yêu cầu trang bị đầy đủ vũ khí cho tất cả lực lượng an ninh.
Theo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, đất nước ông "đang trong tình trạng chiến tranh".
Các quốc gia Arab kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Dải Gaza Ngày 7/10, Saudi Arabia đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức tình trạng leo thang xung đột giữa người Palestine và Israel sau khi Phong trào Hamas bắn hàng nghìn quả rocket từ Dải Gaza vào các thành phố Israel rạng sáng cùng ngày. Loạt rocket của Phong trào Hồi giáo Hamas được phóng đi từ Dải Gaza xuống lãnh thổ Israel,...