Trung Quốc bày binh bố trận trên cả Biển Đông và biển Hoa Đông
Giới chuyên gia ngày 8.8 đưa ra nhận định rằng Trung Quốc điều các tàu chính phủ và máy bay quân sự tới Biển Đông và biển Hoa Đông nhằm “đánh tiếng” rằng Bắc Kinh có thể “ra đòn” bất cứ thời điểm nào.
Hiện Trung Quốc đang tăng cường hiện diện trên các vùng biển tranh chấp, với việc tàu chính phủ nước này tuần tra gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông vài ngày qua. Còn tại Biển Đông, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng vừa tiến hành tuần tra trên không bằng máy bay chiến đấu.
Theo các nhà phân tích, hai chiến dịch trên nhằm mục đích phô trương năng lực của Bắc Kinh để duy trì sự hiện diện vững chắc ở cả hai vùng biển tranh chấp này.
Tàu Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát. Ảnh: Reuters
Tuần duyên Nhật Bản cho biết, 14 tàu công vụ của Trung Quốc, một số tàu có trang bị vũ khí, đã xuất hiện tại quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hôm 8/8. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Mỗi ngày, Trung Quốc lại tăng số lượng tàu và tần suất hiện diện trong khu vực. Hôm 7.8, Bắc Kinh cử 13 tàu. Hôm 6.8, con số này là 7 tàu. Chỉ trong cuối tuần qua, Trung Quốc đã đi vào gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư 14 lần.
Các tàu này hộ tống 230 tàu cá Trung Quốc hoạt động trong khu vực mà Nhật Bản coi là vùng biển tiếp giáp của họ (vùng biển trong khoảng 12 hải lý tới 24 hải lý tính từ nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư).
Thậm chí, một số tàu công vụ Trung Quốc còn đi vào vùng 12 hải lý của nhóm đảo đá này.
Video đang HOT
Cùng lúc, Trung Quốc thực hiện các đợt tuần tra trên không ở Biển Đông. Hôm 6.8, Trung Quốc cho biết đã điều máy bay ném bom H-6K, chiến cơ Su-30 và các máy bay khác bay quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời Đại tá Trung Quốc về hưu Yue Gang nói rằng, hầu hết các lực lượng Hải quân Trung Quốc tập trung vào Biển Hoa Đông, nhưng vẫn duy trì lực lượng nhất định ở Biển Đông.
Nhà bình luận quân sự Ni Xexiong tại Thượng Hải cắt nghĩa hành động của Trung Quốc, nói rằng các chiến dịch hải quân và không quân đều nhằm cho thấy Trung Quốc có thể xử lý hai cuộc xung đột khu vực cùng lúc (trên Biển Đông và Hoa Đông).
Hôm 8.8, Nhật Bản tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn. Hãng thông tấn Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên của Nhật cho hay, lực lượng tuần tra biển của Nhật đã tăng cường tuần tiễu trong khu vực, nhưng không công bố chi tiết.
Ngày 9.8, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã lần đầu tiên trực tiếp trao công hàm phản đối cho Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa liên quan tới việc các tàu Trung Quốc tái diễn hành động xâm nhập lãnh hải Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku. Trước đó hôm 6.8, Người phát ngôn Không quân Trung Quốc, Đại tá Thân Tiến Khoa cho biết các máy bay Không quân Trung Quốc, trong đó có máy bay ném bom H-6K và máy bay tiêm kích Su-30, đã hoàn thành chuyến tuần tra không phận trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Nham (Bãi cạn Scarborough) tại Biển Đông. (Văn Giang)
Theo Danviet
Tiêm kích Mỹ dùng răn đe Trung Quốc trên Biển Đông
Với khả năng tác chiến điện tử mạnh, tiêm kích EA-18G của Mỹ có thể là lời cảnh báo đanh thép tới ý đồ lập vùng phòng không của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tiêm kích tấn công điện tử EA-18G của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy
Trước việc Bắc Kinh ráo riết thực hiện các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo và tăng cường hành vi quân sự hóa trên Biển Đông, Washington đã phản ứng bằng cách liên tục điều thêm nhiều tàu chiến và chiến đấu cơ tới khu vực. Hiện tại, các tiêm kích tấn công điện tử EA-18G hiện đại của hải quân Mỹ đã có mặt tại Phillippines để tham gia nhiệm vụ huấn luyện, đồng thời phát đi một thông điệp răn đe mạnh mẽ tới Bắc Kinh, theo WarIsboring.
Tiêm kích tấn công điện tử EA-18G là đợt triển khai lực lượng thứ hai của Lầu Năm Góc trong kế hoạch đồn trú luân phiên ở căn cứ Clark, Philippines theo thỏa thuận quân sự ký kết với Manila hồi tháng 4. Trước đó, không quân Mỹ đã điều cường kích tấn công mặt đất A-10 Warthog, các trực thăng cứu hộ HH-60 và một vận tải cơ chuyên chở lính biệt kích MC-130 đến căn cứ này trong đợt triển khai đầu tiên.
"Đây là một minh chứng nữa cho thấy quyết tâm điều các trang bị tối tân và mạnh nhất của chúng tôi đến châu Á - Thái Bình Dương nhằm thực hiện cam kết với đồng minh trong việc duy trì an ninh và ổn định khu vực", trung úy Clint Ramsden, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ ở Hawaii, nhấn mạnh.
Theo chuyên gia phân tích quân sự Josheph Trevithick, ngoài mục đích phối hợp huấn luyện với tiêm kích FA-50PH của Philippines, sự hiện diện của tiêm kích EA-18G ở căn cứ Clark ngay sát Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh phải lo ngại và do dự hơn trong các hoạt động phi pháp trên vùng biển này.
Tiêm kích tấn công điện tử EA-18G được trang bị một loạt hệ thống radar và cảm biến hiện đại, như radar AESA AN/APG-79, các hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-218 và AN/ALQ-99, giúp máy bay phát hiện và gây nhiễu, vô hiệu hóa các hệ thống phòng không của đối phương.
Ngay sau khi vừa triển khai, các tiêm kích EA-18G đã bay tuần tra quanh bãi cạn Scarborough, cách thủ đô Manila chưa đến 402 km về phía tây. Bắc Kinh đã nổi giận và tuyên bố sẽ "sử dụng mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ cái mà họ mô tả là "không phận" của nước này tại bãi cạn trên.
Hồi tháng 9/2015, chiến đấu cơ Trung Quốc đã quấy nhiễu trinh sát cơ Mỹ trên Thái Bình Dương ít nhất ba lần. Khi ấy, Lầu Năm Góc mô tả sự cố này là "không an toàn".
Sau đó, Trung Quốc đẩy nhanh việc xây dựng các công trình trên những hòn đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông, như trạm radar cao tần và các đường băng có thể sử dụng để tiêm kích và oanh tạc cơ cất hạ cánh.
Trung Quốc xây đường băng trái phép trên đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Hồi đầu tháng 6, South China Moring Post đưa tin giới chức Trung Quốc có thể đang lên kế hoạch lập vùng AIDZ trên Biển Đông, buộc máy bay nước ngoài phải thông báo trước và tuân thủ sự hướng dẫn của Bắc Kinh khi bay qua khu vực.
Theo Trevithick, khi hoạt động ở Biển Đông, tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Growler có thể đáp trả bất kỳ sự can thiệp nào của Trung Quốc bằng cách thay đổi tần số mạng lưới thông tin liên lạc hoặc gây nhiễu màn hình radar. Trong trường hợp xung đột nổ ra, nhiệm vụ chính của loại tiêm kích này là vô hiệu hóa các hệ thống phòng không của đối phương.
Nếu một sự cố nghiêm trọng xảy ra ở thời điểm này, các phi công của hải quân Mỹ sẽ nhận được sự hỗ trợ của hai cụm tàu sân bay chiến đấu USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan đang tập trận trên biển Philippines.
Trevithick cho rằng sự hiện diện của hai tàu sân bay ở trên biển Philippines cùng các tiêm kích EA-18G ở căn cứ Clark là tín hiệu rất mạnh mẽ mà Mỹ phát đi trên Biển Đông, đặc biệt là trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sắp ra phán quyết về "đường lưỡi bò" Bắc Kinh đơn phương vẽ ra trên vùng biển này.
"Với năng lực tác chiến điện tử cao, khả năng vô hiệu hóa các hệ thống radar phòng không hiệu quả, tiêm kích EA-18G của Mỹ có thể là lời cảnh báo đanh thép đến ý đồ thành lập ADIZ của Bắc Kinh trên Biển Đông", chuyên gia này nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
EU kêu gọi tự do đi lại ở Biển Đông Ủy ban Châu âu tuyên bố các quốc gia phải được tự do đi qua Biển Đông, sau khi chiến đấu cơ Trung Quốc chặn một máy bay quân sự Mỹ hồi tháng trước. Tàu Mỹ tuần tra ở Biển Đông tháng 5 năm ngoái. Ảnh: US Navy Ủy ban châu Âu tránh chỉ trích trực tiếp Bắc Kinh - đối tác thương...