Trung Quốc bắt ổ sản xuất bia chứa chất gây ung thư
Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ sáu người làm bia giả bằng chất hóa học công nghiệp gây ung thư, tiêu thụ ở phía bắc, thu hơn 2 triệu USD.
Hình minh họa (Alamy)
Báo Shanghai Daily đưa tin ngày 4-7 cho biết các nghi phạm này đã thêm các chất hóa học độc hại và formaldehyde vào 13 loại bia có nhãn hiệu giả, trong đó có nhãn hiệu bia Tsingtao nổi tiếng và bán chúng ở các tỉnh Cát Lâm, Liêu Ninh, Hắc Long Giang và khu vực tự trị Nội Mông.
Tờ Legal Daily hôm 3-7 đưa tin cảnh sát ở thành phố Tứ Bình thuộc tỉnh Cát Lâm còn tịch thu 18.000 thùng bia, 120 chai chứa formaldehyde và 20 thùng chứa axít clohiđric, 130.000 nhãn có thương hiệu giả, 80.000 nắp chai và sáu thẻ ngân hàng.
Các hoạt động sản xuất bia giả và độc hại nói trên bắt đầu hồi tháng 2-2012 sau khi một người đàn ông họ Gia nhận hợp đồng sản xuất bia từ một nhà máy đồ uống ở thành phố Song Liêu, Cát Lâm hồi tháng 10-2011.
Cảnh sát cho biết chính người đàn ông họ Gia đã chế dung dịch axít clohiđric và formaldehyde để tạo ra bia có thời hạn sử dụng lâu hơn và có vị ngon hơn.
Video đang HOT
Những người trong gia đình ông Gia mua nguyên liệu, giám sát quá trình sản xuất và liên lạc với những người bán. Đồng thời ông chủ họ Gia còn thuê 30 công nhân làm việc trong dây chuyền nhưng những người này không hề hay biết về “công thức đặc biệt” của ông chủ.
Cảnh sát đã được thông tin về vụ việc hồi tháng 5-2012 và tiến hành kiểm tra bất ngờ hôm 13-6, bắt quả tang gia đình này đang thực hiện hành động phi pháp nói trên.
Theo NLD
Tố thực phẩm bẩn, nhà báo gặp nguy hiểm
Người tiêu dùng Trung Quốc liên tục mất niềm tin vào thực phẩm được sản xuất trong nước. Phát hiện được những việc này phải kể đến những vất vả, thậm chí cả sự xả thân vì nghề nghiệp của không ít phóng viên.
Thực phẩm bẩn - đếm không xuể
Khởi đầu và gây ồn ào nhất là vụ phát hiện bánh bao (món ăn ưa thích và quen thuộc vào các bữa sáng của người dân Trung Quốc) nhân bìa các tông từ năm 2007. Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc khi đó cho biết, cánh phóng viên đã rất vất vả mới có thể phục kích thành công công nghệ sản xuất loại bánh bao này:
Bánh bao nhân bìa các tông gây xôn xao và phẫn nộ vào năm 2007.
Trên bàn nặn bánh, dưới sàn nhà tràn ngập bìa các tông. Những miếng bìa sau khi được ngâm vào một cái chậu nhựa chứa soda - loại dung môi dùng trong công nghiệp giấy và xà phòng - được băm rồi trộn với mỡ lợn, nhào cùng gia vị rồi cho vào vỏ bánh, nặn thành hình, hấp chín rồi bán cho các cửa hàng trên đường phố Bắc Kinh và các tỉnh lân cận.
Năm 2008 có vụ sữa nhiễm melamine. Sang năm 2011, cơ quan chức năng Đài Loan (Trung Quốc) phát hiện thạch rau câu khoai môn mang nhãn hiệu Taro chứa chất phụ gia tạo đục có chứa DEHP có khả năng gây ung thư. Ngay sau đó là lệnh thu hồi các sản phẩm này. Đến tháng 9.2011, lực lượng công an nước này ra quân và phá vỡ một mạng lưới chuyên "sản xuất" dầu ăn từ nước cống và rác thải để cung cấp cho các nhà hàng ở 14 tỉnh, thành khiến người dân Trung Quốc kinh hãi và phẫn nộ.
Tiếp đến nửa đầu năm nay là những vụ phát hiện trứng gà giả, lòng đỏ sau khi luộc có mùi nhựa, cầm thấy dẻo và nẩy như bóng cao su; thuốc kháng sinh làm từ thức ăn chăn nuôi; thịt heo chứa clenbuterol; tai lợn giả nghi làm từ gelatin; thực phẩm chức năng làm từ thi thể hài nhi; bắp cải, cải thảo bị phát hiện nhiễm formaldehyde (chất gây ung thư, thường dùng để ướp xác)...
Gặp hiểm nguy khi phanh phui thực phẩm bẩn
Một trong những lực lượng góp công không nhỏ cho các chiến dịch phát hiện hàng loạt vụ thực phẩm ở Trung Quốc chính là nhà báo, tuy nhiên để phanh phui được công nghệ sản xuất thực phẩm này, các phóng viên đã chịu nhiều hy sinh, vất vả, chấp nhận lời đe doạ đến với mình và cả gia đình, thậm chí có người phải bỏ mạng.
Điển hình nhất và vẫn còn ám ảnh đến bây giờ chính là cái chết của phóng viên theo đuổi vụ bê bối dầu bẩn tái chế. Báo chí Trung Quốc tháng 9.2011 đều đồng loạt đưa tin, ngay sau khi vụ việc bị phanh phui, 32 người liên quan bị bắt giữ thì Li Xiang - một trong những phóng viên có công đầu phát hiện "dầu cống rãnh", 30 tuổi, thuộc Đài Truyền hình Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, bị đâm hơn 10 nhát ngày 19.9 khi anh trở về sau một chầu karaoke với bạn bè, máy tính xách tay mà anh mang theo cũng biến mất.
Báo chí tại tỉnh Hà Nam và nhiều công dân mạng khi đó cho rằng Li bị sát hại do tải lên blog cá nhân bài viết về một nhà máy bị nghi ngờ hoạt động chui, chuyên chế biến từ dầu phế thải từ ống cống nhà hàng.
Một vụ khác hồi tháng 3 vừa qua, vài phóng viên tìm đến nhà máy sản xuất thực phẩm ăn liền tại thị trấn Tháp Hà, tỉnh Hà Nam để điều tra sau khi nhận được thông báo từ quần chúng về xả nước thải ô nhiễm, quá trình đóng gói mất vệ sinh: Sàn nhà nhầy nhụa, nhân viên không đeo găng tay... đã bị đe doạ và ngăn cản khi tác nghiệp. Thậm chí còn cho người phong toả nhà máy, bao vây phóng viên, cho người gây hấn. Chỉ đến khi có người bên ngoài báo với chính quyền địa phương, các phóng viên mới được giải vây.
Theo thống kê của một trang web Trung Quốc mới đây, tính từ năm 2004 đến nay, thị trường nước này đã ghi nhận 2.300 vụ bê bối lớn nhỏ về an toàn thực phẩm, trong đó Bắc Kinh chiếm đầu bảng nơi có nhiều thực phẩm bẩn nhất, Thượng Hải đứng hạng 4.
Một quan chức về thực phẩm ở Thượng Hải bày tỏ, chắc chắn còn rất nhiều cơ sở, nhà máy hoạt động chui, sử dụng công nghệ chế biến thực phẩm bẩn, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chỉ có một cách lấy lại niềm tin ở người tiêu dùng cũng như bảo vệ được cánh nhà báo khi tác nghiệp đó là Chính phủ cần mạnh tay hơn nữa.
Các cơ quan chức năng cần liên kết với nhau lại để tăng cường giám sát và xử lý mạnh mẽ những hành vi vi phạm pháp luật, cũng như có thêm nhiều quy định bảo vệ nhà báo, quy định về tính minh bạch các thông tin quảng cáo thực phẩm trên các kênh sóng phát thanh, truyền hình... Ngoài ra, cần nhiều bản án thật nặng với những quan chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 2007, cựu Cục trưởng cục Dược và Thực phẩm Trung Quốc Trịnh Hiểu Du bị xử tử vì nhận hối lộ 850.000USD từ các công ty để cấp phép cho hàng trăm loại thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Theo Dân Việt
Hãi hùng quy trình sản xuất gelatin Quy trình sản xuất gelatin công nghiệp cho thấy mức độ liều lĩnh của một số doanh nghiệp và yếu kém của các cơ quan chức năng Vụ xì-căng-đan bao con nhộng đang diễn biến phức tạp. Theo hãng tin Tân Hoa Xã (THX), ngày 21-4, công an và nhân viên Cục Giám sát Dược phẩm thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh...