Trung Quốc bất ngờ triệu Đại sứ Hàn – Mỹ – Triều Tiên đưa ra cảnh báo
Telegraph ngày 3/4 đưa tin cho biết,Trung Quốcđã triệu tập Đại sứ củaTriều Tiên,Hàn QuốcvàMỹnhư một phản ứng cảnh báo cần phải xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Tại cuộc hội đàm với 3 đại diện của 3 quốc gia trên, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại cho biết, Bắc Kinh bày tỏ “mối quan ngại đặc biệt về tình hình nghiêm trọng hiện nay” trên bán đảo Triều Tiên và nói thêm rằng các hành động làm leo thang căng thẳng phải chấm dứt.
Người lao động Hàn Quốc vẫn sang khu công nghiệp Kaesong làm việc bình thường, mặc dù Bình Nhưỡng siết chặt quản lý và hạn chế cấp phép
Tất cả các bên phải giữ bình tĩnh, kiềm chế, không có những hành động khiêu khích lẫn nhau và chắc chắn không có cả những hành động làm xấu tình hình thêm – Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm.
Video đang HOT
Động thái đột ngột trên của Bắc Kinh được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố đóng cửa mối liên hệ cuối cùng với Hàn Quốc bằng cách từ chối cho 500 công nhân Hàn Quốc tới làm việc tại khu công nghiệp Kaesong nằm ở biên giới giữa hai nước.
Hiện một số công nhân Hàn Quốc vẫn đang làm việc tại Kaesong, nằm trong lãnh thổ của Triều Tiên. Trước việc xuất hiện các lo ngại rằng công dân Hàn Quốc có thể bị bắt giữ làm con tin một khi xung đột xảy ra giữa hai bên, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin khẳng định Seoul sẽ xem xét hành động quân sự để giải thoát họ nếu điều đó xảy ra.
Quân đội Hàn Quốc cũng đã tiến hành diễn tập giải cứu con tin trong khuôn khổ cuộc diễn tập hàng năm mang tên Ulchi Freedom Guardian – theo Yonhap.
Xe tăng, pháo binh và F-22 Mỹ, Hàn áp sát biên giới với Triều Tiên
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, gần như không thể tưởng tượng rằng các binh sĩ Hàn Quốc sẽ ập sang biên giới bởi: “Nếu Bắc Triều Tiên đẩy công nhân Kaesong vào nguy hiểm, hoạt động quân sự nên được xem như một phương sách cuối cùng mà thay vào đó nên gây áp lực với Bắc Triều Tiên thông qua các phương tiện ngoại giao” – một quan chức chính phủ cấp cao Hàn Quốc nói với Yonhap.
Trong khi đó, các công nhân làm việc tại Kaesong 2/4 cho biết hoạt động sản xuất tại đây vẫn diễn ra bình thường.
“Dường như là không có gì khác thường diễn ra tại Kaesong mặc dù có sự xuất hiện của các cán bộ Hải quan và binh lính tại biên giới” – một công nhân dệt may tên là Roh nói.
Các quan chức cấp cao của Mỹ vẫn tỏ ra lạc quan về tình hình hiện nay khi đưa ra dự đoán rằng Bắc Triều Tiên sẽ trở lại “bình thường” sau khi cuộc tập chung năm nay của quân đội Mỹ-Hàn kết thúc.
Theo vietbao
Yêu sách biển: Trung quốc chuyển từ dùng dân sự sang quân sự
Từ việc thử nghiệm,Trung Quốcđã chính thức đưa ra lá bài quân sự trong tranh chấp chủ quyền biển với các nước trong khu vực.
Mới đây nhất, người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, quân đội nước này sẽ tăng cường hợp tác với các lực lượng thực thi pháp luật hàng hải trong động thái nhằm bảo vệ tốt hơn cái mà họ gọi là chủ quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc.
Người phát ngôn Yang Yujun đã đưa ra bình luận này trong một cuộc họp báo khi được hỏi về sự hợp tác của quân đội với cơ quan quản lý đại dương Trung Quốc (SOA). Theo ông này, quân đội Trung Quốc đã thiết lập những cơ chế phối hợp với cơ quan hải giám, quản lý ngư nghiệp và phòng vệ bờ biển.
Trước đây, Trung Quốc thiên về xu hướng sử dụng các tàu phi quân sự (tàu cá) hoặc bán quân sự (kiểu như tàu hải giám, ngư chính) để quấy nhiễu các tàu nước ngoài hoạt động ở các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc vùng biển tranh chấp.
Theo giới phân tích, cách tiếp cận này của Trung Quốc ít có khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang và tạo sự dễ dàng khi Bắc Kinh muốn tuyên bố họ là "nạn nhân". Bắc Kinh không muốn hay ít nhất là tránh việc sử dụng quân đội tại vùng biển tranh chấp để củng cố cho cái mà họ luôn rêu rao "phát triển hòa bình, không đe dọa bất kỳ ai".
Hải quân TQ tập trận ở Biển Đông. Ảnh: Navaltoday
Thế nhưng, giờ đây Trung Quốc đã chính thức đưa ra lá bài quân sự trong tranh chấp chủ quyền biển với các nước trong khu vực.
Đe Philippiness
Tháng 7/2012, khi vụ bế tắc giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough chưa qua, thì một sự kiện khác lại tới, xảy ra ở khu vực thậm chí còn gần Philiippines hơn. Một tàu khu trục Trung Quốc trên đường tuần tra đã mắc cạn ở bãi cạn chỉ cách tỉnh Palawan của Philippines khoảng 110km.
Con tàu này có tên Đông Quan, là một trong số 20 tàu tàu hộ vệ tên lửa thuộc hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Nó được trang bị các loại tên lửa mới có tầm bắn 225km (nghĩa là đặt hầu hết các thành phố lớn của Philippines vào tầm ngắm).
Ông Rory Medcalf, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy cho hay, việc Trung Quốc sử dụng tàu hải quân điều tra khu vực tranh chấp là động thái bất ngờ. "Điều đó có nghĩa là không sớm thì muộn chúng ta sẽ chứng kiến các vụ đụng độ liên quan tới tàu hải quân thay vì tàu của các cơ quan dân sự", ông nói.
Người ta hiểu, giờ đây Trung Quốc đang cố gắng đe dọa tất cả mọi người tránh xa một khu vực mà Trung Quốc không có tuyên bố chủ quyền hợp pháp nhưng quả quyết muốn nắm giữ nó.
Nắn gân Nhật Bản
Nửa đầu tháng 12/2012, một máy bay Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào khu vực mà Nhật coi là không phận của họ ở quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông. Nhật đã phải gấp rút điều 8 máy bay chiến đấu ứng phó. Trong đó, một máy bay tiêm kích chặn một máy bay quân sự Trung Quốc ở Hoa Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cũng cho hay tàu khu trục nhỏ Trung Quốc đã ít nhất một lần hướng rađa điều khiển hỏa lực vào một tàu hải quân Nhật Bản.
Trung Quốc dĩ nhiên khăng khăng phủ nhận. Tuy vậy, hơn một tháng sau đó, các quan chức quân đội Trung Quốc thừa nhận việc này.
Đặc nhiệm đổ bộ sát Malaysia
Hôm 26/3, một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ của hải quân Trung Quốc được trang bị đầy đủ đã tới bãi đá James - cách Malaysia khoảng 80km, cách Brunei chưa đầy 200km và cách bờ biển Trung Quốc tới 1.800km, vượt ra cả ngoài giới hạn "bản đồ 9 đoạn" mà Trung Quốc tự đưa ra với yêu sách bao trùm hầu hết Biển Đông.
"Đây là một thông điệp mạnh mẽ bất ngờ mà lực lượng này gửi đi trong vai trò mới khác hẳn trước đây là tuần tra khu vực", Gary Li, nhà phân tích cao cấp tại IHS Fairplay ở London bình luận. "Nó không chỉ là số ít tàu bình thường mà là tàu đổ bộ mang theo lực lượng đặc nhiệm và có cả máy bay, tàu hộ tống tốt nhất của hải quân Trung Quốc", ông nhấn mạnh.
Các diễn biến trên cho thấy, Trung Quốc đang ngày càng lấn lướt và mưu toan độc chiếm Biển Đông, một vùng biển quốc tế mà trước nay luôn được đảm bảo nguyên tắc tự do hàng hải. Bắc Kinh dường như cho thấy chẳng còn phải ngại ngần che giấu mưu toan ấy khi Tân Hoa xã mô tả lực lượng đặc nhiệm cùng thủy thủ đoàn tàu của Trung Quốc đổ bộ sát Malaysia, tập trung trên boong tàu thề "bảo vệ Biển Đông, duy trì chủ quyền quốc gia, hướng tới giấc mơ một Trung Quốc mạnh mẽ".
Theo vietbao
Giật mình về tuyên bố hạt nhân của Triều Tiên Một cơ quan ra quyết sách hàng đầu của Triều Tiên hôm qua (31/3) đã đưa ra một lời cảnh báo sắc nhọn rằng, vũ khí hạt nhân là "lẽ sống của quốc gia" này và sẽ không được trao đổi thậm chí cả "hàng tỉ USD". Khu vực biên giới đang trong tình trạng "căng như dây đàn" giữa Triều Tiên và...