Trung Quốc bất ngờ ngừng bán dầu cho Triều Tiên?
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc được cho là đã ngừng mọi hoạt động bán nhiên liệu như xăng, dầu diesel cho Triều Tiên vì lo ngại “rủi ro”, Reuters đưa tin.
Triều Tiên cần một lượng lớn nhiên liệu cho hoạt động quân sự và chế tạo vũ khí.
Theo Reuters, lý do được đưa ra là vì Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) lo ngại các khoản tiền sẽ không được đại lý ở Triều Tiên thanh toán.
Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh Mỹ kêu gọi Trung Quốc tăng cường gây sức ép lên chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của Triều Tiên.
Hiện chưa rõ quyết định ngừng bán nhiên liệu cho Triều Tiên sẽ kéo dài trong bao lâu, theo nguồn tin riêng của Reuters. Việc Trung Quốc ngừng cung cấp nhiên liệu kéo dài ảnh hưởng mạnh đến Triều Tiên và buộc Bình Nhưỡng phải tìm kiếm các nguồn cung cấp khác.
CNPC, Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh đều từ chối trả lời phóng viên Reuters về thông tin này.
Video đang HOT
Theo nguồn tin, CNPC sẽ ngừng bán nhiên liệu cho Triều Tiên “trong một hoặc hai tháng”, và đây quyết định hoàn toàn mang tính “thương mại”.
“Hoạt động bán dầu sang Triều Tiên không còn mang lại lợi nhuận so với những rủi ro ngày càng tăng”, nguồn tin nói. Ngân hàng Trung Quốc và quốc tế đang tăng cường kiểm tra các công ty và tổ chức hợp tác với Triều Tiên, theo lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nguồn tin cho biết, các đại lý Triều Tiên đã không thể thanh toán hóa đơn mua nhiên liệu trong khi CNPC thường yêu cầu trả tiền trước. Phía Triều Tiên có thể đang gặp khó khăn về tín dụng.
Logo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC).
Trung Quốc năm 2016 chuyển hơn 96.000 tấn xăng và gần 45.000 tấn dầu diesel trị giá 64 triệu USD cho Triều Tiên. Hầu hết lượng hàng này là từ CNPC.
3 người tiết lộ thông tin đều từ chối cung cấp danh tính với lý do họ không được phép phát biểu trên truyền thông.
Trung Quốc năm 2016 xuất khẩu hơn 96.000 tấn xăng và gần 45.000 tấn dầu diesel trị giá 64 triệu USD cho Triều Tiên. Hầu hết lượng hàng này có nguồn gốc từ CNPC.
Dữ liệu công bố hồi tháng 5 cho thấy lượng nhiên liệu Trung Quốc xuất khẩu sang Triều Tiên đã giảm mạnh. Giá xăng ở Bình Nhưỡng cũng tăng vọt, dấu hiệu cho thấy nguồn cung khan hiếm.
Hồi tháng 2, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên cho đến hết năm nay, cắt đứt một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Bình Nhưỡng.
Theo Danviet
Ở nơi nước ngọt đắt hơn xăng
Cư dân ở một khu vực hẻo lánh tại Canada phải trả tới 13 USD một lon Coca, đắt hơn cả giá xăng hiện hành.
Nunavut nằm ở miền bắc Canada, rất hẻo lánh và chỉ được tiếp tế lương thực nhờ tàu hoặc máy bay.
Vì nguồn thực phẩm được cung ứng bằng tàu hoặc máy bay qua vịnh Bắc Cực nên vùng lãnh thổ Nunavut thuộc miền bắc Canada rất khó tiếp cận nhu yếu phẩm cần thiết. Với những người nghiện đồ ngọt, sinh sống ở Nunavut là một cực hình thực sự.
Giá Coca và Pepsi trong những tháng ấm áp là khoảng 4,5 USD (95 nghìn đồng) một lon. Nhiều người đã đầu cơ nước ngọt để bán lại trong mùa đông khắc nghiệt với lợi nhuận gấp 3.
Cách đây ít hôm, một lon Coca và 2 chai Sprite đã được bán với giá 40 USD (khoảng 820 nghìn đồng). Phillip Tatatuapik, một cư dân ở đây trả lời NBC: "Cũng đáng mà. Chẳng có cửa hàng nào ở đây cả. Tôi thích uống nước có gas"
3 chai nước ngọt có giá 12 USD.
Những đồ uống có gas bị hạn chế chuyên chở tới Nunavut theo một nội dung quy định trong chương trình mang tên Dinh dưỡng Miền Bắc Canada.
Lionel Willie, người chứng kiến 12 lon Coca được bán với giá 115 USD nói: "Tôi chắc chắn là họ nghiện đồ ngọt lắm. Tôi ngạc nhiên là giá lại cao tới vậy. Đắt quá. Nó còn đắt hơn cả xăng".
Theo Danviet
Vì sao vé máy bay lại đắt? Không chỉ bởi mỗi tiền xăng đâu Đi máy bay thật đắt đỏ phải không? Có nhiều người cho rằng đó là vì chi phí xăng cho máy bay rất tốn kém. Tuy nhiên sự thật có phải vậy? *Những số liệu trong bài chỉ có tính chất tham khảo, nó có thể thay đổi tùy vào mỗi quốc gia Một chiếc máy bay Airbus A320 có thể chứa gần...