Trung Quốc bất ngờ giáng thêm đòn trừng phạt vào Triều Tiên
Trung Quốc vừa ra lệnh cấm xuất khẩu sang Triều Tiên một số mặt hàng dân sự nhưng có khả năng được sử dụng cho mục đích chế tạo vũ khí hủy diệt, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.
Trung Quốc đã cấm xuất khẩu sang Triều Tiên một số mặt hàng dân dụng có khả năng được sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Trên trang web của minh, Bộ Thương mại Trung Quốc đã liệt kê danh sách chi tiết 32 mặt hàng có thể được dùng cho các dự án vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên, theo Strait Times.
Danh sách cấm phản ánh nghị quyết được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hồi tháng 9 năm ngoái, nhằm đáp trả các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo do Bình Nhưỡng thực hiện, Reuters đưa tin.Các mặt hàng gồm vật liệu, công nghệ và thiết bị có thể giúp chế tạo cả vũ khí hủy diệt lẫn vũ khí thông thường. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang siết chặt việc xuất khẩu sang Triều Tiên. Xuất khẩu nhiên liệu từ Trung Quốc sang Triều Tiên đã rơi xuống mức thấp nhất trong tháng 2 năm nay.
Hồi tháng 7 năm ngoái, Triều Tiên công bố hình ảnh vụ thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-14, cho thấy Bình Nhưỡng dường như đã sử dụng xe tải chở gỗ nhập từ Trung Quốc để vận chuyển và dựng quả tên lửa trước khi phóng.
Video đang HOT
Liên Hợp Quốc từng cấm việc bán khí tài quân sự cho Triều Tiên từ năm 2006, nhưng việc kiểm soát phương tiện, trang bị phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự nhập khẩu vào Triều Tiên lỏng lẻo hơn nhiều lần. Báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2013 cho biết Triều Tiên đã nhập khẩu loại xe trên từ Trung Quốc, sau khi Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố chỉ dùng chúng cho mục đích dân sự.
Theo Danviet
Bất chấp trừng phạt, công ty Triều Tiên vẫn giao thương ở Trung Quốc
Theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc hồi năm ngoái, các công ty Triều Tiên ở Trung Quốc phải dừng hoạt động từ ngày 9/1. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp của Bình Nhưỡng chưa có dấu hiệu sẽ ngừng các việc giao thương, hoạt động mang lại ngoại tệ cho chính phủ Triều Tiên.
Nữ nhân viên Triều Tiên trong một cửa hàng Bình Nhưỡng trên đất Trung Quốc. (Ảnh: AFP)
Là đối tác thương mại chủ chốt của Bình Nhưỡng, Trung Quốc năm ngoái bất ngờ ủng hộ Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng. Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành văn bản yêu cầu các công ty có liên quan tới Triều Tiên hoạt động ở Trung Quốc đóng cửa trước hạn chót 9/1.
Một khách sạn Triều Tiên ở Thẩm Dương đã ngừng nhận đặt chỗ từ ngày 9/1 hay một nhà hàng Triều Tiên ở Bắc Kinh đã dán thông báo nghỉ bán. Tuy nhiên, ở khu vực đông bắc Trung Quốc, một số doanh nghiệp du lịch, hải sản, nhà hàng của Bình Nhưỡng vẫn hoạt động bình thường như chưa có gì xảy ra.
"Du lịch là để kết nối mọi người, đó là quyền của con người", ông Kim Yongil thuộc công ty lữ hành quốc tế Triều Tiên có trụ sở ở Đan Đông, nói đồng thời cho biết công ty ông không nhận được thông báo đóng cửa từ cơ quan chức năng.
Trong một gian hàng của tầng hầm đối diện với cơ quan hải quan của Trung Quốc, cô Meng Qingshu, người Triều Tiên, không có kế hoạch dừng việc buôn bán các loại thực phẩm và hải sản Triều Tiên. Nhập khẩu hải sản từ Bình Nhưỡng đã bị cấm từ tháng 8/2017 và cô Meng không lý giải vì sao hoạt động buôn bán của cô vẫn diễn ra bình thường.
Theo các chuyên gia, dù đã tới hạn chót, tuy nhiên giới chức Trung Quốc dường như vẫn khá chậm chạp trong việc thực thi các lệnh trừng phạt. Ông Lu Chao, giám đốc Viện Nghiên cứu Biên giới tại Học viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh, cho rằng lẽ ra từ ngày 9/1, mọi hoạt động của các doanh nghiệp Triều Tiên hoặc liên doanh với Triều Tiên nên ngừng lại.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định Bắc Kinh sẽ trừng phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ.
Tiền sảnh khách sạn Chilbosan, một liên doanh Triều Tiên và Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Khách sạn 14 tầng của Triều Tiên ở thành phố Thẩm Dương mang tên Chilbosan đã ngừng nhận khách từ 9/1, được coi là dự án đầu tư mang lại nguồn ngoại tệ lớn nhất cho Bình Nhưỡng. Theo ông Lục, Triều Tiên cũng đầu tư vào khách sạn này một khoản tiền không nhỏ, khoảng 25-30 triệu USD.
Triều Tiên đã phối hợp vận hành khách sạn với Công ty Máy công nghiệp Đan Đông Hongxiang, công ty mà Mỹ cho rằng từng mang lại tới 1/5 tổng kim ngạch thương mại Trung - Triều. Công ty này đã từng bị Mỹ áp lệnh trừng phạt năm 2016 sau khi Washington cáo buộc chủ của công ty, bà Ma Xiaohong, có liên quan tới chương trình vũ khí Bình Nhưỡng.
Tại Đan Đông, trụ sở của Hongxiang nằm gần sông Áp Lục cũng đã đóng cửa hôm qua. Các công ty con của Hongxiang liên kết với Bình Nhưỡng như nhà hàng Pyongyang, công ty du lịch Hongxiang cũng đã có thông báo đóng cửa.
Trên đường phố, các nữ phục vụ người Triều Tiên vẫn phục vụ món bia và hải sản của Bình Nhưỡng tại nhà hàng Songtao, nhà hàng liên doanh giữa Bình Nhưỡng và Trung Quốc. Để hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, phía Triều Tiên hồi tháng 11 đã chuyển lại toàn bộ cổ phần cho đối tác Trung Quốc.
Theo ông Chung Young-june, một học giả tại Đại học Yonsei ở Seoul, Hàn Quốc, mỗi năm hệ thống 100 nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc được cho là mang lại nguồn thu riêng 10 triệu USD cho Bình Nhưỡng. Việc đóng cửa các nhà hàng này sẽ "ảnh hưởng tiêu cực tới ban lãnh đạo Triều Tiên", ông Chung nhận định.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Trung Quốc hứa giảm cung cấp dầu cho Triều Tiên Trung Quốc cho biết sẽ hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm dầu và kim loại cho Triều Tiên sau khi bị Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo "bắt quả tang" vì tuồn dầu cho Bình Nhưỡng. Ảnh vệ tinh cho thấy tàu Trung Quốc và Triều Tiên đã mua bán dầu trái phép trên biển (Ảnh: Chosun) Bộ Thương mại...