Trung Quốc bất ngờ công bố một quy định mới liên quan đến giống cây trồng
Trung Quốc vừa công bố các quy định mới hướng dẫn đánh giá an toàn đối với cây trồng chỉnh sửa gen trong bối cảnh quốc gia này đang thực hiện một loạt chính sách nhằm cải tổ ngành giống cây trồng.
Ngày 24/1, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã công bố các quy định mới hướng dẫn đánh giá an toàn đối với cây trồng chỉnh sửa gen, tiếp tục tạo đà đẩy nhanh triến trình cải tiến giống cây trồng.
Các quy định này được đưa ra trong bối cảnh quốc gia này đang thực hiện một loạt chính sách nhằm cải tổ ngành giống cây trồng – vốn đang được xem là một mắt xích yếu trong nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực của Trung Quốc.
Chỉnh sửa gen là một công nghệ cải tiến giống cây trồng mới mà theo nhiều nhà khoa học được xem là ít rủi ro vì nó không thêm bất kỳ gen ngoại lai nào vào cây trồng.
Thay vào đó, các nhà khoa học chỉ chỉnh sửa hoặc thay đổi các gen đã có trong cây trồng để cải thiện hoặc thay đổi một số tính trạng, nhằm tạo ra các giống cây có sản lượng tốt hơn hay hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.
Công nghệ này cho phép việc nhân giống và tạo ra các tính trạng mong muốn trên cây trồng diễn ra nhanh, chính xác hơn hơn đồng thời tiết kiệm chi phí hơn so với các biện pháp nhân giống thông thường và công nghệ biến đổi gen.
Nhiều quốc gia đã đưa ra các quy định, hướng dẫn đăng ký và phê duyệt cởi mở và đơn giản, ví dụ như Mỹ.
Ngày 24/1, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã công bố các quy định mới hướng dẫn đánh giá an toàn đối với cây trồng chỉnh sửa gen. Nguồn: Reuters.
Theo dự thảo lần này của Trung Quốc, những cây trồng chỉnh sửa gen khi đã hoàn thành các thử nghiệm đồng ruộng diện hẹp, thì có thể xin cấp phép công nhận sản xuất luôn mà không cần phải trải qua các cuộc thử nghiệm đồng ruộng diện rộng kéo dài – vốn là một yêu cầu bắt buộc để phê duyệt cây trồng biến đổi gen.
Điều này có nghĩa là các giống cây chỉnh sửa gen sẽ chỉ mất 1 tới 2 năm để được phê duyệt, trong khi quy trình này đối với các giống cây biến đổi gen là 6 năm.
Video đang HOT
Ông Han Gengchen, Chủ tịch Công ty hạt giống Origin Agritech (SEED.O) cho biết: “Điều này thực sự mở ra cánh cửa cho cho các phương pháp chọn tạo giống cây trồng hiện đại. Đó là cơ hội vô hạn để cải thiện cây trồng chính xác hơn và hiệu quả hơn nhiều”.
Vào cuối năm 2020, giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết quốc gia này cần sử dụng khoa học và công nghệ để “xoay chuyển” cấp bách ngành công nghiệp hạt giống, vốn từ lâu đã phải vật lộn với tình trạng thừa năng lực nhưng ít đổi mới.
Theo một báo cáo xuất bản vào tháng 12 năm ngoái của Rabobank, Chính phủ Trung Quốc hiện đang đầu tư rất lớn vào công nghệ chỉnh sửa gen.
Số lượng các sản phẩm cây trồng chính sửa gen theo thị hiếu thị trường từ các viện nghiên cứu tại Trung Quốc nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.
Theo một báo cáo khác của Global Times, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen để tạo ra hạt giống rau diếp với giàu hàm lượng vitamin C, các giống lúa chống chịu thuốc trừ cỏ…
Cùng thời điểm, Chính phủ Trung Quốc cũng vừa chính thức thông qua và công bố các quy định chỉnh sửa liên quan tới đánh giá an toàn và cấp phép canh tác cây trồng biến đổi gen – bản dự thảo được đệ trình lấy ý kiến vào tháng 11 năm ngoái.
Đây được xem là động thái mở cửa của chính phủ nước này đối với các giống cây biến đổi gen. Dự kiến trong năm nay, một số các giống ngô biến đổi gen sẽ được phép canh tác tại Trung Quốc.
Bất chấp chỉ đạo, giống lúa chưa được phép lưu hành vẫn công nhiên bán ra thị trường Quảng Bình
Dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã thành lập đoàn thanh tra, tiến hành thu hồi toàn bộ lượng lúa giống chưa được cấp phép, thế nhưng, Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình vẫn cung ứng ra thị trường lúa giống chưa được cấp phép.
Liên quan đến vụ việc Một công ty ở Quảng Bình ngang nhiên bán cả tấn lúa giống chưa được cấp phép cho nông dân, ông Mai Văn Minh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, xác nhận: "Sở đã thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra làm việc và yêu cầu Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình cùng các địa phương dừng ngay việc cung ứng và sử dụng các giống chưa được công nhận lưu hành trong sản xuất".
Tuy nhiên, phản ánh tới báo Dân Việt, bà con nông dân ở huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) cho biết, nhiều cửa hàng trên địa bàn huyện này vẫn đang cung cấp các loại giống: QC03, QS447, PN99, KH336... của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình, đây là những giống lúa chưa được công nhận lưu hành giống cây trồng.
Để xác thực, trong vai người mua hàng, PV đã liên hệ với hộ gia đình có treo biển bán lúa giống tên là Nhà Quân - Hoàn (ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Tìm hiểu của PV, điểm bán này là của 2 vợ chồng đang là người của Trại giống An Ninh thuộc Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình.
Dù cấm lưu hành các giống lúa chưa được cấp phép, nhưng một cửa hàng nông nghiệp ở xã An Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) vẫn ngang nhiên bán. Ảnh: Trần Anh
Qua trò chuyện, một người tên Quân cho biết: "Tôi đang bán giống QC03 đây, 26.000 đồng/kg, anh cần lấy bao nhiêu cũng có".
Sau đó, PV đã vào hỏi mua giống lúa QC03 và mua được 1 bao lúa giống QC03 của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình với giá 260.000 đồng/bao/10kg một cách dễ dàng.
Bao lúa giống QC03 có giá 260.000/bao/10kg mà PV Dân Việt mua được ở một cửa hàng nông nghiệp tại xã An Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ảnh: Trần Anh
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Bình vẫn đang mua lúa giống chưa được công nhận lưu hành của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình giao cho bà con nông dân sản xuất vụ đông - xuân.
Bà Nguyễn Thị Cẩm (ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) mở bao lúa giống QC03 đang ngâm ủ cho PV xem. Ảnh: Trần Anh
Tại huyện Lệ Thủy, nơi được xem là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình, thời điểm này, nhiều địa phương ở huyện này đã bắt đầu xuống giống vụ đông - xuân. Trong cơ cấu lúa giống của nhiều xã ở huyện này, có các giống chưa được công nhận lưu hành giống cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trò chuyện với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Cẩm (SN 1951, ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho hay: "Năm nay, tôi sản xuất vụ đông - xuân bằng giống QC03 của Hợp tác xã Văn Xá cấp. Tôi ngâm ủ giống này được 2 ngày rồi và ngày kia sẽ xuống giống".
Bà Nguyễn Thị Hòa (ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) cầm trên tay lúa giống QC03 mà bà chuẩn bị gieo trồng trên 1 sào ruộng. Ảnh: Trần Anh
Bắt gặp trên cánh đồng, bà Nguyễn Thị Hòa (SN 1958, ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) cho biết: "Tôi đang làm đất để chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông - xuân. Năm nay tôi gieo 4kg giống QC03 trên 1 sào ruộng, giống này do HTX Văn Xá cấp".
Cạnh đó, bà Trần Thị Lý (SN 1958, ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đang cặm cụi tát nước trong ruộng ra để chuẩn bị xuống giống. Trò chuyện với PV, bà Lý nói: "Nhà tôi năm nay làm 1 sào, được HTX Văn Xá cấp cho 3kg giống QC03. Đây là năm đầu tiên tôi làm giống này, chính quyền họ cấp cho thì làm thôi".
Bà Trần Thị Lý (trái) cùng nhiều bà con ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) sử dụng lúa giống QC03 để gieo trồng vụ đông - xuân. Ảnh: Trần Anh
Ông Nguyễn Văn Bắc - Chủ nhiệm HTX Văn Xá (xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Nhiều bà con nông dân trên địa bàn thôn năm nay sản xuất vụ đông - xuân bằng giống QC03, nhà tôi cũng làm giống này. Giống QC03 do xã Phú Thủy hỗ trợ theo nghị định 62 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa".
Còn ông Lê Qúy Tùng - Chủ nhiệm HTX Quy Hậu (ở xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho hay: "Gần tuần nữa bà con xuống giống, năm nay bà con nơi đây dùng gần 1 tấn QC03, chúng tôi mua với giá 27.000 đồng/kg. Giờ anh nói chúng tôi mới biết giống này chưa được phép lưu hành".
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Thanh Hạnh - Chủ tịch UBND xã Phú Thủy, cho hay: "Chúng tôi có hỗ trợ bà con giống QC03 theo nghị định 62 của Chính Phủ để gieo trồng vụ này, nhưng chỉ một phần diện tích nào đó thôi. Cái này chúng tôi chưa quyết toán".
Công ty cung ứng lúa giống: Khó thu hồi vì bà con vẫn giữ lại... giống
Lý giải về sự việc trên, ông Nguyễn Xuân Kỳ - Giám đốc Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình, cho biết: "Sau khi báo nêu, tỉnh vào cuộc, chúng tôi chấp hành, phát công văn đến các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để thu hồi giống lúa chưa được công nhận lưu hành nhưng nhiều bà con thấy giống lúa có năng suất tốt nên cứ giữ lại để sản xuất khiến công tác thu hồi khó khăn (?)".
Trước đó, báo điện tử Dân Việt đã đăng tải "Một công ty ở Quảng Bình ngang nhiên bán cả tấn lúa giống chưa được cấp phép cho nông dân", phản ánh về việc nhiều giống lúa của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình chưa được công nhận lưu hành giống cây trồng đã cho bán nông dân gieo trồng trong nhiều mùa vụ.
Sau đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra làm việc với Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình.
Lý do nhiều người Trung Quốc không thể nghỉ hưu Dù đã bước sang tuổi 56, nhưng bà Chen Qingling và chồng vẫn phải làm công việc dọn dẹp tại một tòa nhà văn phòng ở Bắc Kinh suốt cả tuần để nuôi sống bản thân và gia đình. Đối với nhiều người cao tuổi sống ở nông thôn Trung Quốc, nghỉ hưu vẫn là một điều viển vông. Ảnh: SCMP Theo báo...