Trung Quốc bắt hơn 110 người vì bán thịt lợn bẩn
Trung Quốc đã bắt giữ hơn 110 người bị nghi ngờ bán thịt của những con lợn đã chết vì dịch bệnh.
Theo Reuters, Trung Quốc đã bắt giữ hơn 110 người, bị nghi ngờ bán thịt của những con lợn đã chết vì dịch bệnh, và tịch thu hơn 1,000 tấn thịt lợn hỏng trong vụ truy quyết mới nhất về vị phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ Công An Trung Quốc cho biết hôm 11/1, những người trong mạng lưới tiêu thụ thịt lợn hỏng, nhiễm bệnh thuộc 11 nhóm khác nhau. Từ năm 2008, họ đã thu mua các loại lợn đã chết từ các nông dân với giá rẻ.
Thịt lợn hỏng được bán trên 11 tỉnh tại Trung Quốc, bao gồm tỉnh Hà Nam và Quảng Tây, hoặc được chế biến thành thịt xông khói hoặc là thành dầu ăn để mang đi tiêu thụ. Các cơ quan giám sát cũng bị cáo buộc nhận hối lộ vì đã cung cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho những sản phẩm này.
Cơ quan công an Trung Quốc đã bắt hơn 100 người bị buôn thịt lợn nhiễm độc.
Theo Bộ Công an, nơi đang điều tra mạng lưới này từ năm 2013, 75 đối tượng và một số nhân viên kiểm dịch đã bị khởi tố,
An toàn thực phẩm vẫn là mối quan tâm chính của Trung Quốc sau một loạt các vụ bê bối liên quan đến sữa nhiễm bẩn cũng như là thịt lừa bẩn. Các tập đoàn như Wal-Mart Stores Inc hay McDonald’s cũng có liên quan đến các vụ bê bối này.
Video đang HOT
Trong năm 2013, hơn 10,000 con lợn chết đã được tìm thấy đang trôi nổi trên sông Hoàng Phố ở Thượng Hải sau một cuộc truy quét các băng nhóm tội phạm về việc buôn bán xác động vật ở chợ đen.
Cơ quan giám sát thực phẩm hàng đầu Trung Quốc, cho biết hôm 7/1 vừa qua cho rằng, vệ sinh an toàn thực phẩm là một cuộc chiến ác liệt và cam kết sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo NTD
"Săn cáo" của Trung Quốc: 150 quan "tham" trốn ở Mỹ
Báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin hơn 150 nghi phạm và quan chức tham nhũng của nước này hiện "vẫn đang trốn ở Mỹ", nhưng do Mỹ-Trung không có hiệp ước dẫn độ, nên rất khó có thể đưa họ trở về để xét xử.
Lai Changxing đã bị dẫn độ về Trung Quốc năm 2011, sau khi trốn sang Canada những năm 1990.
Mỹ "đã trở thành điểm đến lý tưởng cho quan chức Trung Quốc trốn tránh pháp luật", tờ China Daily dẫn lời Liao Jinrong, giám đốc Cục hợp tác quốc tế, Bộ Công an, cho hay.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang quyết liệt thực hiện chiến dịch truy quét tham nhũng sau khi cảnh báo tham nhũng đe dọa đến sự sống còn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bắc Kinh từ lâu đã phải đối mặt với vấn nạn được gọi là quan chức "trần" - tức các quan chức chính phủ có vợ, hoặc chồng, con ở nước ngoài và họ dùng mối quan hệ gia đình ở nước ngoài để tẩu tán tài sản một cách bất hợp pháp và tránh bị điều tra.
Ước tính, nhiều quan chức Trung Quốc và gia đình họ chuyển hơn 1 triệu USD trong vòng 5 năm qua ra nước ngoài.
Nhưng đưa những người này trở về Trung Quốc không hề dễ dàng. Không có hiệp ước dẫn độ giữa Trung-Mỹ và các chính phủ nước ngoài không sẵn sàng giao nộp các nghi phạm Trung Quốc, do lo ngại họ có thể đối mặt với án tử hình ở Trung Quốc.
"Săn cáo" tham nhũng
Tờ China Daily cho hay Bộ Công an Trung Quốc hiện đang nỗ lực tổ chức một cuộc gặp cấp cao hàng năm với quan chức tư pháp Mỹ, trong đó có Bộ an ninh nội địa, để giải quyết khó khăn trên.
Tháng trước, Trung Quốc cũng đã phát động một chiến dịch được gọi là "Săn cáo" để tìm kiếm các quan chức tham nhũng, truy ra và trừng phạt họ dù họ ở đâu trên thế giới.
"Đây là một thông điệp mới mà chính quyền hiện nay đang gửi tới công chúng", Zhu Jiangnan, trợ giảng chính trị tại Đại học Hồng Kông, chuyên gia về tham nhũng ở Trung Quốc, cho hay. "Trong những năm qua, chính phủ không công khai việc họ sẽ đưa quan chức tham nhũng trở về Trung Quốc."
Ví dụ điển hình là vụ dẫn độ Lai Changxing, từng là nhân vật bị truy nã gắt gao nhất Trung Quốc, đã trốn sang Canada với gia đình vào năm 1999 và xin tị nạn chính trị ở đây, với lý do cáo buộc ông điều hành hoạt động buôn lậu trị giá nhiều triệu đô la ở thành phố Hạ Môn mang động cơ chính trị.
Vụ việc của ông này đã khiến Bắc Kinh và Ottawa căng thẳng. Nhưng cuối cùng Canada đã trục xuất Lai vào năm 2011 và ông ta bị tù chung thân vào năm sau.
Tờ China Daily dẫn số liệu Bộ Công an cho hay, chỉ có 2 người bị dẫn độ từ Mỹ về Trung Quốc để xét xử trong 10 năm qua. Tờ báo dẫn lời các chuyên gia cho rằng giới chức Mỹ "hiểu sai hệ thống và tiến trình pháp lý của Trung Quốc", rồi "luôn nghĩ các cơ quan tư pháp Trung Quốc vi phạm nhân quyền".
Trên khắp thế giới 320 nghi phạm tham nhũng đã "bị bắt và đưa về Trung Quốc" trong nửa đầu năm nay, Tân Hoa xã cho biết hồi tháng 7 vừa qua. Bộ công an Trung Quốc cũng cho biết 18 nghi phạm về tài chính đã bị bắt hoặc đầu thú kể từ 22/7, khi cuộc "săn cáo" bắt đầu.
Hồi tháng 3, một quan chức tư pháp Trung Quốc cho hay, năm ngoái, hơn 10 tỷ Tệ "tiền bẩn" và tài sản đã bị thu hồi và 762 nghi phạm tham nhũng đã bị bắt cả ở trong và ngoài nước.
Còn theo báo cáo chuẩn bị năm 2008 của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, kể từ giữa những năm 1990, ước tính 16.000-18.000 quan chức, doanh nhân và các cá nhân khác đã "biến mất" khỏi Trung Quốc, mang theo ước tính 800 tỷ Tệ.
Trung Anh
Theo SCMP
"Săn cáo" của Trung Quốc: 150 quan "tham" trốn ở Mỹ Báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin hơn 150 nghi phạm và quan chức tham nhũng của nước này hiện "vẫn đang trốn ở Mỹ", nhưng do Mỹ-Trung không có hiệp ước dẫn độ, nên rất khó có thể đưa họ trở về để xét xử. Lai Changxing đã bị dẫn độ về Trung Quốc năm 2011, sau khi trốn sang Canada...