Trung Quốc bắt hàng loạt lãnh đạo bệnh viện bị nghi tham nhũng trong dịch Covid-19
Hơn 160 lãnh đạo các bệnh viện tại Trung Quốc bị bắt trong chiến dịch điều tra tham nhũng thời đại dịch Covid-19.
Một điểm tiêm vắc xin Covid-19 tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong đại dịch. Ảnh REUTERS
Tờ South China Morning Post ngày 12.8 đưa tin các nhà điều tra chống tham nhũng Trung Quốc đã bắt giữ hơn 160 lãnh đạo các bệnh viện trong năm nay, khi Bắc Kinh nhằm vào lĩnh vực y tế vốn nhận ngân sách hàng tỉ USD thời đại dịch Covid-19.
Các nguồn tin và giới quan sát dự báo còn nhiều người khác sẽ bị bắt trong lĩnh vực vốn khiến người dân bất bình vì chi phí cao và tham nhũng tràn lan.
Truyền thông nhà nước đưa tin hơn 150 lãnh đạo các bệnh viện bị điều tra trong chiến dịch triển khai vào năm nay, nhưng số liệu của South China Morning Post cho thấy con số này có thể lên đến 168 người.
Ngoài ra, ít nhất 2 lãnh đạo cấp cao của các công ty dược đang bị điều tra về nghi vấn tham nhũng, gồm các công ty Winning Health Technology Group và Shanghai Serum Bio-Technology.
Video đang HOT
Chiến dịch chống tham nhũng trong lĩnh vực này được tiến hành sau khi Trung Quốc từ bỏ chính sách zero Covid. Chiến dịch được đẩy mạnh gần đây do ngày 30.7 là hết thời hạn tự thú để được khoan hồng.
Dữ liệu do Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc đưa ra hồi tháng 3 cho thấy các cơ sở y tế trên cả nước nhận tổng cộng 110 tỉ nhân dân tệ (361.165 tỉ đồng) kể từ năm 2020. Một nguồn tin cho hay chiến dịch nhằm loại bỏ tham nhũng trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2024.
“Chiến dịch sẽ tiếp tục thêm 10 tháng và các nhà điều tra sẽ báo cáo lên lãnh đạo vào tháng 6.2024. Những quy định mới sẽ được ban hành dựa trên kết quả điều tra”, theo nguồn tin trên.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) cho biết chiến dịch truy quét tham nhũng trong lĩnh vực y tế là “cần thiết trong việc thúc đẩy chiến lược Trung Quốc lành mạnh của Tổng bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình”.
Trung Quốc điều tra 168 lãnh đạo bệnh viện bị nghi tham nhũng thời COVID-19
Trung Quốc đã bắt 168 lãnh đạo bệnh viện trong năm nay trong cuộc điều tra chống tham nhũng nhằm vào lĩnh vực y tế vốn nhận được tài trợ công trị giá hàng tỷ đô la Mỹ khi đại dịch COVID-19 hoành hành.
Theo tờ South China Morning Post ngày 12/8, các nguồn tin và các nhà quan sát dự báo sẽ có nhiều quan chức nữa trong lĩnh vực y tế bị bắt. Y tế vốn là một trong những khu vực gây bất bình lớn nhất trong người dân Trung Quốc do chi phí cao và tham nhũng tràn lan.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết các điều tra viên nhằm vào trên 150 giám đốc và bí thư đảng ủy tại các bệnh viện trong chiến dịch chống tham nhũng từ đầu năm nay, nhưng các số liệu của South China Morning Post cho thấy, tổng số người bị điều tra có thể đã lên tới 168 trong tuần này.
Nỗ lực loại bỏ nạn tham nhũng trong hệ thống y tế của Trung Quốc đã làm rúng động lĩnh vực dược phẩm, xóa sạch 67,5 tỷ nhân dân tệ giá trị thị trường trong hai tuần qua.
Chỉ số y tế CSI 300, chuyên theo dõi cổ phiếu của các nhà sản xuất thuốc và thiết bị y tế lớn nhất Trung Quốc, đã giảm gần 5% trong hai tuần qua.
Giới đầu tư đã tăng cường bán tháo cổ phiếu dược phẩm trong tuần này sau khi một loạt vụ việc tham nhũng trong ngành vỡ lở.
Theo truyền thông địa phương, số lượng giám đốc và bí thư đảng ủy của các bệnh viện địa phương trên cả nước Trung Quốc bị chính quyền điều tra trong năm nay nhiều gấp đôi con số của năm trước.
Các nhà đầu tư như Huichen Asset Management cho biết, điều này sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Các công ty y tế đã hoãn giao hàng cho bệnh viện trong bối cảnh cuộc điều tra đang diễn ra.
Ông Dai Ming, một nhà quản lý quỹ tại Huichen Asset ở Thượng Hải, nhận định: "Tham nhũng từ lâu đã là một căn bệnh ảnh hưởng đến hệ thống y tế Trung Quốc và giờ đây, chiến dịch này là một yếu tố thay đổi cuộc chơi, sẽ định hình lại các quy tắc của ngành này. Trong thời gian diễn ra chiến dịch, sẽ có những khó khăn ngắn hạn cho ngành vì chúng ta có thể thấy doanh số bán hàng tại một số công ty dược phẩm đang chậm lại".
Chiến dịch này cho thấy nỗ lực diệt trừ tham nhũng của Trung Quốc đã lan rộng ra ngoài lĩnh vực tài chính và thể thao - hai lĩnh vực mà chính phủ đã chấn chỉnh những sai phạm kinh tế trong những năm gần đây.
Chính phủ Trung Quốc đã chuyển hướng sang điều tra lĩnh vực y tế sau khi xuất hiện một loạt thông tin về việc các công ty y tế hối lộ quan chức các bệnh viện công. Vào tháng 5, cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc đã vạch trần một giám đốc bệnh viện ở phía Nam tỉnh Vân Nam vì đã nhận hối lộ 16 triệu nhân dân tệ để mua một thiết bị y tế trị giá 15 triệu nhân dân tệ.
Bộ Y tế Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào tháng 7 để thực thi một đợt chấn chỉnh kéo dài một năm nhằm xử lý nạn tham nhũng trong ngành y tế. Chính quyền địa phương ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Giang Tô và Quảng Đông cũng cam kết tăng cường kiểm tra lĩnh vực y tế.
Chiến dịch này đã tràn sang các công ty dược phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán. Hồi tháng 7, Win Health Technology Group, một nhà phát triển phần mềm y tế niêm yết tại Thâm Quyến, cho biết Chủ tịch Zhou Wei đã bị điều tra vì cáo buộc đưa hối lộ mà không nói rõ chi tiết.
Ông Zhou Chaoze, nhà phân tích tại công ty chứng khoán Founder Securities, cho biết: "Mục đích của chống tham nhũng là loại bỏ sự cạnh tranh không lành mạnh trong chuỗi ngành y tế. Đó là con đường nên đi. Trong ngắn hạn, việc bán thiết bị y tế và thuốc cho các bệnh viện có thể bị ảnh hưởng".
Ông Du Xiangyang, nhà phân tích tại công ty chứng khoán Southwest Securities, nói: "Chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến các công ty dược phẩm vừa và nhỏ, thường không tuân thủ luật trong bán hàng. Tốc độ bán sản phẩm mới cũng sẽ bị chậm lại trong một số quý, đặc biệt là những sản phẩm có lợi nhuận lớn".
Trung Quốc: Cựu Bí thư Thành ủy Hàng Châu bị tuyên án tử hình vì tội tham nhũng Theo Tân Hoa xã, ngày 25/7, tòa án Trung Quốc đã tuyên án tử hình hoãn thi hành án 2 năm đối với Chu Giang Dũng - cựu Bí thư Thành ủy Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, miền Đông nước này, vì tội nhận hối lộ hơn 182 triệu Nhân dân tệ (khoảng 25,49 triệu USD). Ông Chu Giang Dũng, cựu Bí...