Trung Quốc bắt giữ 2.000 can phạm trong chiến dịch an toàn thực phẩm
Chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ hơn 2.000 can phạm, tịch thu nhiều tấn thực phẩm hư thối và đóng cửa hơn 5.000 công ty trong chiến dịch an toàn thực phẩm kéo dài từ 5 tháng qua – Cơ quan Kiểm tra An toàn Thực phẩm Trung Quốc hôm cho biết.
Nhân viên siêu thị loại sữa nhiễm melamine khỏi kệ hàng ở tỉnh An Huy năm 2008
“Chiến dịch vừa qua là một thành công, nhưng chỉ là bước đầu, con đường còn dài và gian nan”, một quan chức thuộc Cơ quan Kiểm tra An toàn Thực phẩm Trung Quốc nói.
Video đang HOT
Từ tháng 7 năm nay, chính phủ Trung Quốc đã bỏ tù hàng chục người với cáo buộc sản xuất thực phẩm không an toàn, kể cả 1 người bị án tử hình.
Trong vụ việc mới nhất, có 32 người bị bắt vì “tái chế dầu ăn đã đổ xuống cống rãnh”.
Mặc dù có nhiều luật lệ phạt gắt gao cũng như các án tù nặng nề, khu vực sản xuất thực phẩm của Trung Quốc rất “nhộn nhịp trong sự cẩu thả và tắc trách”, nhất là nền công nghiệp làm thịt heo “cực tươi” bằng các hoá chất rất độc hại cho người ăn.
Trong năm 2008, có ít nhất 6 trẻ Trung Quốc đã chết và gần 300.000 em bị bệnh vì uống nhầm sữa bột có pha chất melamine, một chất dùng trong công nghiệp, được “bổ sung” nhằm đánh lừa giới tiêu thụ về hàm lượng protein cao trong sữa giả.
Theo Dân Trí
Trung Quốc bắt hai nghi phạm trong vụ phóng viên bị giết
Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt hai nghi phạm liên quan tới cái chết của phóng viên điều tra vụ bê bối sản xuất và bán "dầu cống rãnh" đang khiến dư luận nước này đặc biệt quan tâm.
Phóng viên Li Xiang. Ảnh: Weibo
Sở Cảnh sát thành phố Lạc Dương thuộc tỉnh miền trung Hà Nam thông báo về vụ bắt giữ hai nghi phạm trên trang blog của cơ quan này. AFP dẫn lời người phát ngôn của cảnh sát cho biết động cơ của vụ giết người vẫn đang được điều tra.
Li Xiang, 30 tuổi, phóng viên của đài truyền hình Lạc Dương, bị đâm 10 nhát dao gây tử vong vào sáng sớm hôm 19/9. Khi đó, Li, sẽ kết hôn trong tháng 10, đang trên đường về nhà sau khi đi hát karaoke cùng bạn bè, Zhengzhou Evening News đưa tin. Cảnh sát điều tra theo hướng đây là một vụ giết người cướp của, sau khi không tìm thấy chiếc máy tính xách tay mà Li mang theo. Tuy nhiên, họ không loại trừ bất cứ động cơ nào khác.
Trong khi đó, các cư dân mạng Trung Quốc cho rằng Li bị sát hại vì anh dành nhiều sự quan tâm đối với vụ "dầu cống rãnh", bê bối thực phẩm mới nhất tại nước này. 32 người đã bị bắt giữa tuần trước vì buôn bán loại thực phẩm được cho là có thể gây bệnh ung thư này.
Bài viết cuối cùng trên blog của Li hôm 15/9 có đoạn: "Các cư dân mạng kêu ca rằng huyện Loan Xuyên ở tỉnh Hà Nam có những ổ sản xuất "dầu cống rãnh", nhưng ủy ban an toàn thực phẩm lại nói rằng họ không tìm thấy gì cả." Các blogger Trung Quốc cho biết họ nghi ngờ các chết của Li có liên quan tới các bài báo trước đó của anh về vụ "dầu cống rãnh".
Bộ Công an Trung Quốc tuần trước cho hay cảnh sát các tỉnh Hà Nam, Chiết Giang và Sơn Đông đã tìm thấy hơn 100 tấn dầu tái chế trái phép được làm từ dầu phế thải lấy từ các cống rãnh tại các nhà hàng. Vụ bắt giữ 32 người liên quan và cái chết của phóng viên Li càng khiến bê bối "dầu cống rãnh" được dư luận Trung Quốc quan tâm đặc biệt.
Theo VNExpress
Phóng viên điều tra vụ dầu ăn "bẩn" bị sát hại Một phóng viên Trung Quốc hiện đang điều tra vụ scandal liên quan đến dầu ăn "cống rãnh", đã bị sát hại, giới chức địa phương hôm qua 20-9 cho biết. Dầu ăn "bẩn" được sản xuất từ dầu thừa tại các nhà hàng ở Trung Quốc Lý Tường, 30 tuổi, phóng viên của đài truyền hình Lạc Dương tại tỉnh Hà Nam,...