Trung Quốc bắt giữ 102 tội phạm kinh tế trốn ra nước ngoài
Hãng Tân Hoa xã đưa tin, Công an Trung Quốc đã dẫn độ 4 tội phạm kinh tế nghiêm trọng của nước này từ Thủ đô Bangkok (Thái Lan) về nước vào chiều 27-9.
Trong số những đối tượng này, một đối tượng đã trốn ra nước ngoài được 10 năm, một đối tượng làm giả hợp đồng kinh tế “ôm” theo 67 triệu NDT của ngân hàng, một đối tượng làm giả hợp kinh doanh viễn thông chiếm đoạt hơn 4 triệu NDT và đối tượng còn lại cũng phạm tội làm giả hợp đồng chiếm đoạt tiền bất hợp pháp.
Đây là 4 trong số 102 đối tượng bị bắt giữ trong chiến dịch “Săn cáo 2014″, được phát động từ tháng 7-2014 đến nay của Bộ Công an Trung Quốc. Chiến dịch này dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm nay.
Cùng ngày, Công an thành phố Bắc Kinh đã tổ chức diễn tập chống khủng bố quy mô lớn tại 22 địa điểm khác nhau trên toàn thành phố. Tham gia diễn tập có hơn 1.000 cảnh sát thuộc 20 đơn vị. Đây là cuộc diễn tập chống khủng bố lần thứ 10 của Công an Bắc Kinh kể từ đầu năm nay.
Theo ANTD
Video đang HOT
RFI: Trung Quốc "truy nã đỏ" các quan chức đào tẩu ra nước ngoài
Thời gian gần đây, Bộ Công an Trung Quốc đã tiết lộ, Trung Quốc phát lệnh hàng loạt lệnh truy nã toàn cầu đối với các tội phạm kinh tế.
Được biết, Mỹ đang là "bến đỗ mơ ước" của các tội phạm kinh tế Trung Quốc, có ít nhất 150 tội phạm Trung Quốc đã đào tẩu sang nước này, trong đó hầu hết lại là các tội phạm tham nhũng.
Trung Quốc liên tục phát lệnh truy nã đỏ đối với các quan chức đào tẩu ra nước ngoài
Cảnh sát Quảng Tây xác nhận rằng, cơ quan Tư pháp Trung Quốc đã thông qua Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã đỏ đối với Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Chính Lãng ở Liễu Châu, Quảng Tây - Liệu Vinh Nạp.
Trang China Times cũng đưa tin, ngoài Liệu Vinh Nạp, một quý bà của tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) Du Ưu Tĩnh, bị khởi tố về tội gian lận và biển thủ hơn 100 triệu NDT hồi tháng 06/2014, cũng bị phát lệnh truy nã đỏ. Đến ngày 02/07/2014 bà Giang đã bị bắt tại Uganda và được dẫn độ về nước, các cơ quan công an Trung Quốc đã hợp tác với cảnh sát nước ngoài bắt giữ thành công nghi phạm này.
Tuy nhiên, quá trình bắt giữ các nghi phạm bị truy nã không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế của Bộ Công an Trung Quốc - Liệu Tiến Vinh cho biết, trong 10 năm qua, mới chỉ có hai tội phạm bị dẫn độ từ Mỹ về Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu là do hai nước không có hiệp ước dẫn độ và do thủ tục dẫn độ tương đối phức tạp và kéo dài.
Một quan chức cấp cao của Cục Hợp tác Quốc tế Trung Quốc - Vương Cương cũng cho biết, Washington đã hiểu lầm sự tồn tại của hệ thống tư pháp Trung Quốc, Mỹ luôn cho rằng cơ cấu tư pháp của Trung Quốc vi phạm nhân quyền của các nghi phạm.
Tỉ phú Trung Quốc Liệu Vinh Nạp hiện đang bị lệnh truy nã đỏ.
Mặc dù hiệu quả dẫn độ tội phạm tham nhũng rất thấp, nhưng có thông tin cho biết, Trung Quốc và Mỹ vừa ký một thỏa thuận mà trong đó, hai bên sẽ cung cấp cho nhau tài khoản tài chính tại địa phương của các công dân của mỗi nước, nhằm tấn công vào các tội phạm đào tẩu.
Căn cứ theo thống kê của Bộ Công an Trung Quốc, từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã bắt giữ và dẫn độ về nước hơn 730 tội phạm kinh tế từ 54 quốc gia và khu vực.
Lệnh truy nã đỏ là một trong 7 thông báo quốc tế do Tổ chức Hình sự Quốc tế ban hành nhằm yêu cầu một quốc gia hỗ trợ điều tra tội phạm. Do ở góc trên bên trái của thông báo có biểu tượng màu đỏ nên gọi là lệnh truy nã đỏ. Đây là lệnh truy nã ở mức nghiêm trọng nhất.
Lệnh truy nã bao gồm tên, ảnh, dấu vân tay, hành vi phạm tội của tội phạm; có hiệu lực là 5 năm, có thể được gia hạn cho đến khi tội phạm được bắt giữ.
Lệnh truy nã có 6 màu: xanh biển, xanh lá cây, vàng, đen, cam và tím.
Mai Thanh (dịch từ RFI)
Theo NTD
"Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế ở công an cấp huyện" Đó là chủ đề buổi hội thảo giữa Khoa Nghiệp vụ Cảnh sát kinh tế, thuộc Học viện CSND với CAQ Long Biên (Hà Nội), vừa được tổ chức tại hội trường CAQ Long Biên. Buổi hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận những vấn đề về công tác nghiệp vụ cơ bản; mối quan hệ giữa lực lượng CSKT với các...