Trung Quốc “bắt ép” Triều Tiên đàm phán hạt nhân
Truyền thông nhà nước Trung Quốc khẳng định việc đại sứ Triều Tiên thông báo chủ tịch Kim Jung Un quyết định nối lại các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân là do Chủ tịch nước Trung Quốc đã gửi tới Bình Nhưỡng một thông điệp thẳng thừng yêu cầu quay trở lại bàn đối thoại.
Khả năng Triều Tiên quyết định nối lại bàn đàm phán giải trừ hạt nhân do yêu cầu từ Trung Quốc
Đại sứ cấp cao của chủ tịch Kim – Choe Ryong-hae đã có chuyến thăm tới Trung Quốc trong 3 ngày. Trong cuộc gặp mặt trước khi về nước hôm 24/5, ông Choe đã gửi tới chủ tịch Tập Cận Bình một bức thư viết tay của nhà lãnh đạo Kim.
Theo tờ China Daily, mặc dù nội dung bức thư không được Chính phủ Trung Quốc tiết lộ, song giới quan chức nước này nhận định Triều Tiên đã sẵn sàng “thực hiện những hành động tích cực nhằm giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại”.
Video đang HOT
Ông Choe cũng không đề cập chi tiết về thời gian và cung cách khởi động vòng đàm phán 6 bên. Trong đó, các cuộc đối thoại với sự góp mặt của Mỹ và Trung Quốc đã bị gián đoạn vào năm 2008 khi Bình Nhưỡng từ chối cho phép các quan sát viên hạt nhân quốc tế tới quốc gia cô lập làm việc.
Theo phân tích của giới quan sát, thực tế, Bình Nhưỡng không muốn quay trở lại bàn đàm phán bởi quốc gia này không muốn từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Mặc dù, một số người cho rằng hiện tại, năng lực chế tạo tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên chỉ có hạn song vẫn cần cảnh giác và “không nên coi thường”.
Theo Tân Hoa Xã, mục đích nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim gửi bức thư tới Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm “cải thiện, củng cố và phát triển” các mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc.
Trong khi đó, đài truyền hình trung ương CCTV và tờ China Daily thông báo trong suốt buổi gặp, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với đại sứ Choe rằng Triều Tiên cần “giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và đàm phán”.
Yêu cầu của Chủ tịch nước Trung Quốc được đưa ra chỉ trước 2 tuần thực hiện lịch trình gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại California.
Ngoài ra, trong một cuộc gặp khác, Thượng tướng quân đội Trung Quốc – Phạm Trường Long đã nói với đại sứ Choe rằng những căng thẳng quân sự gần đây “đang hủy hoại hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên”.
Tình trạng đối đầu căng thẳng giữa Bình Nhưỡng, Bắc Kinh và Washington đã bất ngờ gia tăng trong năm nay sau khi Triều Tiên đe dọa tấn công quân sự nhằm vào Mỹ và quốc gia đồng minh – Hàn Quốc.
Đỉnh điểm của sự căng thẳng là khi Liên Hiệp Quốc thông qua các lệnh trừng phạt tăng cường với quốc gia cô lập sau vụ thử hạt nhân lần thứ 3 hồi tháng Hai của Triều Tiên cũng như các cuộc tập trận chung thường niên giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, trong vài tuần gần đây, những lời đe dọa tấn công của Triều Tiên đang có dấu hiệu lắng xuống và quân đội Mỹ – Hàn Quốc cũng đã kết thúc các cuộc tập trận chung vào cuối tháng Tư.
Ngay trong tháng Năm, Bình Nhưỡng đã cho phóng thử nghiệm 6 tên lửa tầm ngắn sau khi lên án mạnh mẽ sự xuất hiện của tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ tại một khu cảng Hàn Quốc và tham gia các cuộc tập trận chung hải quân.
Theo vietbao
Triều Tiên lại "ngoảnh mặt" đàm phán với Hàn Quốc về Kaesong
Triều Tiên tiếp tục cự tuyệt lời đề nghị mở các cuộc đàm phán của Hàn Quốcnhằm lấy lại số hàng hóa và vật liệu từ khu công nghiệp chung Kaesong, vốn bị đóng cửa do căng thẳng quân sự leo thang.
Một lượng hàng hóa lớn của Hàn Quốc vẫn còn nằm lại tại Kaesong
Tuyên bố trên của Bình Nhưỡng được đưa ra hôm 15/5 - sau đúng 1 ngày Seoul chính thức đề nghị mở một cuộc đàm phán tại làng đình chiến Panmunjom thuộc khu phi quân sự (DMZ) nằm giữa hai miền Triều Tiên.
Trước đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc từng hối thúc Triều Tiên nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho lời đề nghị trên, đồng thời khẳng định việc đóng cửa tổ hợp công nghiệp chung Kaesong đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới "sự tồn vong" của 120 công ty Hàn Quốc hoạt động tại đây.
Tuy nhiên, phía Triều Tiên khẳng định trước hết Hàn Quốc phải ngừng ngay hành động "thiếu suy nghĩ" dẫn tới sự đối đầu và khiêu chiến nếu muốn bình thường hóa hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong. Ngoài ra, Bình Nhưỡng phản đối mạnh mẽ cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ - Hàn trong tuần này và cáo buộc tổng thống Park Geun-Hye đã đưa ra những lời tuyên bố "phi lý" về Kaesong.
"Nếu Hàn Quốc muốn thực hiện các cuộc đàm phán, họ nên tỏ thái độ đúng mực. Triều Tiên hiện đang suy xét nghiêm túc về việc liệu có thể đàm phán hay giải quyết vấn đề với Hàn Quốc", Cơ quan giám sát khu công nghiệp chung Kaesong của Triều Tiên phát biểu trên hãng thông tấn trung ương KCNA.
"Nếu Hàn Quốc 'thực lòng' muốn bình thường hóa hoạt động tại Kaesong, họ không nên nhắc tới 'những vấn đề không cần thiết' thay vào đó đưa ra 'những vấn đề cơ bản và ngừng ngay các hành động khiêu chiến và mưu đồ đối đầu' chống lại Triều Tiên. Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa với chính phủ Hàn Quốc rằng tương lai của Kaesong và mối quan hệ giữa 2 nước hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của họ", KCNA thông báo.
Được thành lập vào năm 2004, khu công nghiệp chung Kaesong từng là biểu tượng về tinh thần hợp tác giữa 2 miền Triều Tiên. Tổ hợp công nghiệp này nằm sâu trong lãnh thổ Triều tiên khoảng 10 km.
Việc Kaesong bị đóng cửa hoạt động xuất phát từ những căng thẳng quân sự leo thang giữa 2 nước trong 2 tháng qua kể từ sau cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 hồi tháng 2 của quốc gia cô lập.
Ngay đầu tháng 4, Triều Tiên đã chặn đường di chuyển của Hàn Quốc vào Kaesong, đồng thời rút toàn bộ 53.000 công nhân nước này về nước. Trong khi đó, những công dân cuối cùng của Hàn Quốc dời khỏi Kaesong mới chỉ cách đây hơn 10 ngày.
Mặc dù, các công ty Hàn Quốc đã dùng ô tô vận chuyển hàng hóa về nước song một lượng hàng trong kho vẫn còn ở lại Kaesong. Nhóm nhân viên Hàn Quốc cuối cùng dời khỏi Kaesong hôm 3/5 sau khi Seoul thanh toán 13 triệu USD cho các khoản tiền công và thuế chưa trả cho Bình Nhưỡng.
Cả 2 nước chưa đưa ra thông báo chính thức về việc đóng cửa vĩnh viễn khu công nghiệp chung Kaesong song Hàn Quốc vẫn tiếp tục cung cấp điện thắp sáng cho khu vực này. Bình Nhưỡng khẳng định việc tái khởi động khu công nghiệp Kaesong đòi hỏi Seoul ngừng tất cả "hành động thù địch và khiêu chiến quân sự" bao gồm tham gia các cuộc tập trận chung với Washington.
Theo 24h
Khủng hoảng Syria đang trở nên phức tạp Việc phe nổi dậy kêu gọi một sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria sẽ đẩy nước này ngày càng xa những giải pháp chính trị, mà thay vào đó sẽ là một cuộc xung đột vũ trang khó kiểm soát hơn. Đó là đánh giá của ông Hmaidi al-Abdullah, môt chuyên gia phân tích chính trị về tình hình...