Trung Quốc “bật đèn xanh” chống Nhật?
Tokyo kêu gọi Bắc Kinh áp dụng “tất cả những biện pháp có thể” để bảo vệ các công dân và công ty của Nhật Bản đang hoạt động ở Trung Quốc
Chính phủ Nhật Bản hôm 20-8 thúc giục Bắc Kinh bảo vệ công dân nước mình sau khi nổ ra các cuộc biểu tình chống Tokyo ở nhiều thành phố tại Trung Quốc vào cuối tuần rồi. Phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo, chánh văn phòng nội các Osamu Fujimura cho biết: “Cả hai nước đều không muốn vấn đề Senkaku ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương nói chung…
Về những cuộc biểu tình mới diễn ra ở Trung Quốc, chúng tôi yêu cầu Bắc Kinh bảo đảm an toàn cho công dân Nhật Bản ở nước này”.
Nhật Bản bác bỏ “phản đối” của Trung Quốc
Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi hàng ngàn người xuống đường tại nhiều thành phố ở Trung Quốc để lên án việc Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Điều đáng lo là một số cuộc biểu tình bài Nhật đã nhuốm màu bạo lực.
Chẳng hạn tại Thâm Quyến, các đám đông quá khích đã đập phá một số nhà hàng Nhật và xe cộ do nước này sản xuất. Theo hãng tin Kyodo, đám đông còn hô vang những khẩu hiệu kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản và đốt quốc kỳ của nước này.
Video đang HOT
Ngay lập tức, Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa đã bày tỏ “rất lấy làm tiếc” về những hành động đập phá nói trên. Trong cuộc điện đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh, đại sứ Niwa đã yêu cầu Bắc Kinh áp dụng “tất cả những biện pháp có thể” để bảo vệ các công dân và công ty của Nhật Bản đang hoạt động ở Trung Quốc.
Xe hơi Nhật Bản bị lật trong một cuộc biểu tình chống Nhật Bản ở Thâm Quyến hôm 19-8. Ảnh: AP
Mặt khác, ông Niwa đã bác bỏ “phản đối mạnh mẽ” của Trung Quốc đối với việc 10 người Nhật Bản lên đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku vào rạng sáng 19-8. Đại sứ Nhật Bản cũng yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn các vụ việc giống như việc đổ bộ lên quần đảo Senkaku của 14 nhà hoạt động Trung Quốc hồi tuần trước.
Đây được xem là làn sóng biểu tình chống Nhật lớn nhất ở Trung Quốc kể từ năm 2005. Đài BBC nhận định rằng nhà chức trách Trung Quốc chắc chắn đã bật đèn xanh cho các cuộc biểu tình, do lực lượng an ninh không làm gì để ngăn các cuộc biểu tình cho dù đã có bạo lực xảy ra. Trong quá khứ, Bắc Kinh từng lợi dụng tâm lý chống Nhật để chuyển hướng sự chỉ trích của người dân đối với chính phủ.
Lại lên giọng hiếu chiến
Căng thẳng gia tăng giữa lúc cả Chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản đang đối mặt với sức ép trong nước về việc có lập trường cứng rắn hơn đối với vấn đề quần đảo tranh chấp. Thời báo Hoàn Cầu, phu ban cua Nhân dân Nhât bao, tiếp tục giọng điệu hiếu chiến của mình bằng bài xa luân hôm 20-8, trong đó đe dọa Nhât Ban răng viêc Trung Quôc không muôn dung biên phap quân sư đê giai quyêt tranh châp “không co nghia la nước này sơ chiên tranh”.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Yohishiko Noda đang bị các đảng đối lập chỉ trích vì xử lý nhẹ tay vụ 14 nhà hoạt động Trung Quốc nói trên. Ngay cả một số thành viên trong nội bộ Đảng Dân chủ Nhật Bản cầm quyền cũng kêu gọi những biện pháp cứng rắn hơn để bảo vệ chủ quyền quần đảo Senkaku.
Ông Akihisa Nagashima, một cố vấn đặc biệt của ông Noda về các vấn đề đối ngoại và an ninh, hôm 19-8, kêu gọi sử dụng nhiều lực lượng khác nhau, kể cả Lực lượng Phòng vệ, để bảo vệ chủ quyền Senkaku và áp dụng những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những người thâm nhập lãnh thổ Nhật Bản bất hợp pháp. Ông Jeffrey Kingston, Giám đốc chương trình nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple ở Tokyo, nhận định: “Cả 2 bên sẽ mất nhiều thứ nếu để căng thẳng leo thang”.
Theo NLD
Báo Trung Quốc: biểu tình quá khích chống Nhật Bản là "ngu xuẩn"
Việc đập phá xe hơi, tài sản cá nhân của người khác chỉ vì nó xuất xứ từ Nhật Bản là một hành vi "ngu xuẩn" làm ảnh hưởng xấu đến "hình ảnh người Trung Quốc
Hoạt động lên đảo Senkaku của 9 Nghị sĩ và gần 150 người Nhật Bản ngày hôm qua 19/8 đã khiến nhiều người dân Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan phẫn nộ. Sáng hôm qua 19/8 đã xảy ra biểu tình chống Nhật Bản ở hơn 10 thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Tế Nam, Thanh Đảo, Quảng Châu, Thâm Quyến, Thái Nguyên và Hàng Châu.
Những cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản xảy ra nhiều nơi ở Trung Quốc ngày hôm qua
Theo Tân Hoa Xã, tại những địa điểm người Trung Quốc biểu tình đều có cảnh sát Trung Quốc có mặt duy trì trật tự. Tuy nhiên nhiều người khác trực tiếp quan sát và ghi nhận những hành vi quá khích của những người biểu tình Trung Quốc.Nhóm người này đập phá xe hơi có xuất xứ từ Nhật Bản, hô to khẩu hiệu tẩy chay hàng Nhật Bản. Tờ Nhật báo Thanh niên Trung Quốc xuất bản sáng hôm nay 20/8 gọi đó là những "hành động kiểu Bắc Triều Tiên".
Nhật báo Thanh niên Trung Quốc hôm nay đã sử dụng những từ rất gay gắt để chỉ trích hành vi quá khích của một bộ phận người biểu tình Trung Quốc. Theo tờ báo này, việc đập phá xe hơi, tài sản cá nhân của người khác chỉ vì nó xuất xứ từ Nhật Bản là một hành vi "ngu xuẩn" làm ảnh hưởng xấu đến "hình ảnh người Trung Quốc".
Những thanh niên Trung Quốc quá khích đập phá xe hơi, cửa hàng "có dính đến Nhật Bản" khiến tờ Nhật báo Thanh niên Trung Quốc phải lên tiếng gọi đó là "hành vi ngu xuẩn, hại nước"
Một số kẻ quá khích đã xông vào đập phá các cửa hàng bán đồ Nhật Bản khiến tờ Nhật báo Thanh niên Trung Quốc cảm thấy "hối tiếc" và cho đây là hành vi hại nước chứ không phải yêu nước, một cách thể hiện chính kiến khiến "kẻ thù khoái trá, người dân đau lòng".Tháng 4 năm 2008 cũng đã xảy ra tình trạng người biểu tình Trung Quốc quá khích đập phá, ném gạch đá vào các cửa hàng Nhật Bản và những đồ đạc, xe cộ có xuất xứ Nhật Bản.
Theo GDVN