Trung Quốc bắt 1.300 người sản xuất, bán thuốc giả
Báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin, cảnh sát nước này đã bắt giữ hơn 1.300 người bị tình nghi sản xuất và bán thuốc giả trong đợt truy quét mạnh hiện nay của chính phủ.
Tân Hoa xã dẫn lời Bộ Công an Trung Quốc vào hôm qua 15/12 cho biết giới chức trách đã thu giữ thuốc giả và 9 tấn nguyên liệu thô, trị giá 2,2 tỷ Tệ
Cảnh sát cũng đóng cửa 140 trang web và các cửa hàng dược online trái phép ở 29 tỉnh và thành phố lớn của nước này từ tháng 6 tới nay. Tuy nhiên, chi tiết về các cửa hàng và trang web này không được nêu rõ.
Các vụ bắt giữ trên nằm trong đợt truy quét kéo dài 6 tháng của Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc, sau vụ điều tra nhận hối lộ của công ty dược phẩm GlaxoSmithKline, Anh quốc.
Vấn đề thuốc giả và quảng cáo sai từ lâu đã là vấn đề nhức nhối với giới chức Trung Quốc.
Các vụ khởi tố về sản xuất hoặc bán thuốc giả, thực phẩm độc hại đã lên tới hơn 8.000 vụ vào năm 2012, gấp 5 lần năm trước.
Video đang HOT
Bắc Kinh đã cam kết làm trong sạch ngành dược sau vụ ít nhất 149 người Mỹ thiệt mạng vì uống thuốc “bẩn” của các nhà cung cấp thuốc Trung Quốc năm 2008.
Theo Dantri
Những kiểu kiếm tiền man rợ chỉ có ở Trung Quốc
Mắt, gan, thận của những người ăn mày bị lấy đi, còn thi thể của họ bị ném xuống nước... Nạn giết người lấy cắp nội tạng đã trở thành nỗi ô nhục của Trung Quốc.
Một cuộc biểu tình phản đối nạn buôn bán nội tạng phi pháp ở Trung Quốc
Mắt, gan, thận... đều bị lấy đi
Tờ The Epoch Times dẫn nguồn tin từ tạp chí Kinh tế và Tài chính Caijing (Bắc Kinh) năm 2009 cho biết, cái chết của một người vô gia cư 35 tuổi, thường được gọi là Laoda đã khiến thành phố Weishe (Quý Châu, Trung Quốc) rúng động. Thi thể của anh này được tìm thấy dưới một đập chứa nước của thành phố, tất cả nội tạng đều bị lấy đi.
Một vài người dân địa phương cho biết, vài ngày trước khi chết, Laoda bỗng trở nên vô cùng sáng sủa, gọn gàng - tóc cắt ngắn, mặt mũi nhẵn nhụi. Họ nghi ngờ rằng rất có thể, anh này đã bị đưa tới bệnh viện để kiểm tra nhóm máu.
Vụ việc đã khiến những người vô gia cư và ăn mày trong vùng quá sợ hãi tới mức phải bỏ đi. Cư dân tại thành phố này nói rằng những trường hợp như vậy đã xảy ra vài lần trước đó.
"Vẫn thường có khoảng 4 - 5 người ăn mày ở đây nhưng giờ họ đã đi cả rồi. Việc này cũng xảy ra khoảng 3 - 4 lần. Mắt, gan, thận của những người ăn mày đều bị lấy đi, còn thi thể của họ bị ném xuống nước hoặc bị chôn", tờ The Epoch Times dẫn lời ông Li, một người đã từng gặp nạn nhân cho biết.
Ba bác sĩ tại Bệnh viện số 3 thuộc Đại học Tôn Trung Sơn (Quảng Châu, Quảng Đông), sau đó bị bắt giữ vì bị phát hiện có liên quan tới vụ việc.
Trung Quốc đe dọa cả thế giới
Hàng loạt những vụ bê bối liên quan tới an toàn thực phẩm xảy ra hàng năm ở Trung Quốc đang ngày càng làm lung lay lòng tin của những người dân nước này đối với các loại thực phẩm. Nhiều người thậm chí đã đặt câu hỏi, làm thế nào mà một người, với đầy đủ nhận thức, có thể dám sản xuất ra những loại thực phẩn có độc và liệu họ có còn lương tâm.
Năm 2008, sữa bột cho trẻ sơ sinh của tập đoàn Sanlu tại Hà Bắc bị phát hiện chứa chất melamine. Giới chức Trung Quốc cho biết, hãng này đã bắt đầu bỏ thêm melamine vào sữa chất lượng thấp từ năm 2005, nhằm tăng hàm lượng protein. Tính tới tháng 11/2008, ước tính có khoảng 300.000 nạn nhân, trong đó có 6 trẻ sơ sinh đã tử vong vì sỏi thận và các bệnh khác liên quan tới thận, 860 trẻ khác phải nhập viện. Tian Wenhua, chủ tịch hãng Sanlu bị kết án tù chung thân.
Quan chức Trung Quốc tiêu hủy sữa có melamine.
Ngày 17/8/2010, Ủy ban Dược và Thực phẩm quốc gia Trung Quốc công bố danh sách 33 loại thuốc giả. Các loại thuốc giả liên tiếp bị phát hiện ở Trung Quốc khiến cảnh sát nước này phải khởi động chiến dịch tại 29 tỉnh vào ngày 17/11/2011 nhằm "đấu tranh quyết liệt chống lại dược phẩm giả".
Theo tờ Nafang Weekend, "cảnh sát đã tịch thu hơn 100 loại dược phẩm giả, từ thuốc kê theo đơn tới thuốc bổ, thuốc dạng uống tới dạng tiêm, thuốc Trung Quốc đến thuốc Tây, thuốc sản xuất trong nước tới thuốc nhập khẩu...".
Việc sản phẩm tiêu dùng gây chết người và tình trạng công nhân tay nghề kém, điều kiện lao động không an toàn ở Trung Quốc xảy ra phổ biến tới mức Nghị sĩ Mỹ Frank Wolf đã từng không ngần ngại mà khẳng định ngay tại Hạ Viện Mỹ: "Lần sau bạn khi đi mua đồ và bạn thấy dòng chữ "Sản xuất tại Trung Quốc", hãy nghĩ tới kem đánh răng chứa độc, thực phẩm mất vệ sinh, không khí và nước sông ô nhiễm, lốp xe bị nổ, pháo hoa gặp trục trặc... Hãy nhớ rằng Trung Quốc không chỉ là mối đe dọa tới người dân của chúng ta mà tới toàn thế giới... Chính phủ và người tiêu dùng Mỹ phải thận trọng để bảo vệ những giá trị mà chúng ta đang gìn giữ".
Theo Xahoi
Lo thuốc rẻ tiền, kém chất lượng tràn vào bệnh viện Bệnh viện Việt Đức lần đầu tiên tổ chức đấu thầu công khai theo cơ chế mới của Bộ Y tế và mời báo chí chứng kiến với mong muốn tránh mua phải thuốc giá rẻ, chất lượng kém. Gói thầu trị giá hơn 200 tỷ đồng, cung cấp tất cả các loại thuốc cho Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) năm 2013-2014,...